Chuyển đổi số

Thanh niên là nòng cốt, đi đầu về chuyển đổi số, bảo đảm an toàn an ninh mạng

Ánh Dương 26/03/2024 14:41

Với chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia", tại buổi đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp trả lời nhiều câu hỏi của thanh niên về chuyển đổi số (CĐS), an toàn an ninh mạng, kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia…

Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh. Tham dự đối thoại có lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và đại biểu đại diện cho thanh niên cả nước.

418-202403261347131.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Thanh niên - lực lượng giương cao ngọn cờ CĐS

Phát biểu khai mạc chương trình, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, bày tỏ: Chương trình Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm nay được tổ chức đúng vào dịp Tháng Thanh niên và kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thể hiện sự quan tâm, chăm lo, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và phát huy vai trò, tinh thần tiên phong, xung kích của thanh niên trong tham gia vào công cuộc CĐS quốc gia nói riêng.

Bí thư Bùi Quang Huy cho biết: Chương trình Thủ tướng gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024 là chương trình đối thoại được tổ chức lần thứ 2 sau khi có Luật Thanh niên năm 2020. Ngay sau đối thoại năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Thủ tướng Chính phủ đã kết luận về việc giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương sau chương trình đối thoại. Các vấn đề được thanh niên quan tâm, kiến nghị cơ bản đã được giải quyết và thông báo rộng rãi theo quy định.

Mỗi một năm, Thủ tướng quyết định chương trình đối thoại với những chủ đề khác nhau. Năm nay, chủ đề được xác định: "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong CĐS quốc gia".

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Bí thư Bùi Quang Huy khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta xác định CĐS là nhiệm vụ trọng tâm và phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, góp phần phát huy sức mạnh dân tộc và thời đại, nguồn lực bên trong và bên ngoài giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”.

“Với sứ mệnh là chủ nhân tương lai, là rường cột của nước nhà, thanh niên chính là lực lượng giương cao ngọn cờ CĐS Việt Nam, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và phát triển”, Bí thư Bùi Quang Huy nhấn mạnh.

418-202403261347133.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc đối thoại với thanh niên năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trước phát biểu của Bí thư Trung ương Đoàn và các đại biểu thanh niên đặt ra tại đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: "Tôi đã từng chia sẻ rằng phong trào thanh niên muốn "sống" được thì phải gắn lợi ích giữa cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích của đất nước. Tại sao phong trào "Ba sẵn sàng" ngày xưa lại có sức sống như thế? Vì phong trào này mang lại lợi ích hòa bình, thống nhất cho mỗi cá nhân và cho cả nước”.

Thủ tướng đã đề nghị Trung ương Đoàn tập trung triển khai 3 phong trào thanh niên: Phong trào học tập công nghệ thông tin (CNTT); phong trào học tập ngoại ngữ (để vừa là công dân Việt Nam, vừa trở thành công dân toàn cầu); phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường.

“Ba phong trào này vừa gắn bó với lợi ích của mỗi người, vừa gắn bó với lợi ích của cả quốc gia, tất nhiên chúng ta đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết và trong lợi ích chung thì có lợi ích riêng”, Thủ tướng nói.

418-202403261347134.jpg

Bạn trẻ làm nòng cốt, đi đầu về bảo đảm an toàn an ninh mạng (ATANM)

Với chủ đề CĐS, bạn Nguyễn Thành Trung, Học sinh Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm đặt câu hỏi tại đối thoại về vấn đề bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng hiện vẫn là thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt. Theo thống kê, ước tính có đến 35% người dùng Internet của Việt Nam có nguy cơ đối diện với các nguy cơ mất an ninh mạng, cao thứ 6 trên thế giới. Trong thời gian tới, Chính phủ có giải pháp như thế nào về vấn đề này để đảm bảo an toàn không gian mạng?

Tham dự đối thoại, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ ATANM được coi là chiếc phanh của chiếc xe CĐS, không phải dừng chiếc xe này lại mà để chúng ta yên tâm đi nhanh và an toàn hơn. Con số thống kê và bạn nêu ra là con số từ năm 2017, trong 3 năm vừa qua Việt Nam đã có những thay đổi và bước chuyển biến trong công tác đảm bảo ATANM. Cụ thể, Liên Hợp Quốc đã xếp chúng ta vào 25 nước dẫn đầu trong số 193 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tuy nhiên việc phải làm rất nhiều, các giải pháp Thủ tướng đã chỉ ra rất rõ trong Chiến lược về an toàn an ninh mạng quốc gia.

Trong đó có 2 điểm nổi bật, thứ nhất là 3 lực lượng chủ chốt để đảm bảo ATANM là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ TT&TT. Ba nhóm mục tiêu bảo vệ an ninh mạng là các hệ thống thông tin (HTTT) trọng yếu của các cơ quan Đảng, Nhà nước; các HTTT của các cơ quan doanh nghiệp (DN) và người dân.

Thứ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ đối với người dân, chiến lược đã chỉ ra 2 giải pháp quan trọng là: Chúng ta bảo vệ từ sớm, từ xa, từ lớp mạng, tức là ở đây là trách nhiệm của nhà mạng và các đơn vị cung cấp viễn thông, Internet phải có trách nhiệm bảo vệ cơ bản cho người dùng.

418-202403261347135.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng: ATANM được coi là chiếc phanh của chiếc xe CĐS, không phải dừng chiếc xe này lại mà để chúng ta yên tâm đi nhanh và an toàn hơn.

Lớp thứ hai là bảo vệ thiết bị đầu cuối ở thiết bị, mỗi người chúng ta ngồi đây sử dụng cùng lúc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau từ máy tính, iPad, điện thoại. Trên mỗi thiết bị như vậy sẽ có những công cụ bảo vệ trực tiếp cho thiết bị, chúng tôi gọi đó là bảo vệ lớp 2, lớp cơ bản.

Bộ TT&TT đã cung cấp những tri thức thông tin về lớp bảo vệ này để người dân tự bảo vệ mình, chúng ta có thể truy cập vào địa chỉ www.khonggianmang.vn, tại đây chúng tôi tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc của người dân về an ninh mạng, đồng thời chúng tôi cũng cung cấp các công cụ miễn phí để người dân tự bảo vệ mình.

“Đây là hai nhóm giải pháp chính, chúng tôi cũng hy vọng thanh niên sẽ là lực lượng xung kích trên không gian mạng. Trước hết là chúng ta tự bảo vệ mình, sau đó là hướng dẫn bạn bè, người thân cùng được an toàn trên không gian mạng”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

Tiếp phần trả lời của Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, bình luận thêm về tư duy và phương pháp luận giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: Cái gì cũng có hai mặt, tích cực và hạn chế, một tiến bộ có thể đi đôi với những cản trở.

"Trong cuộc sống và tư duy, tôi mong các bạn trẻ luôn giữ được thăng bằng trong bất cứ trường hợp nào, dù thắng lợi hay thất bại, thắng không kiêu, bại không nản. Chúng ta phải luôn đặt con người và sự vật trong sự vận động và phát triển; phải xem là việc bình thường khi có thuận lợi này thì sẽ kèm theo khó khăn khác, quan trọng nhất là phải vững tâm để xử lý các vấn đề đặt ra một cách có hiệu quả, trong cuộc sống cũng như công việc”, Thủ tướng nhấn mạnh.

418-202403261347136.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phong trào thanh niên muốn "sống" được thì phải gắn lợi ích giữa cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích của đất nước. (Ảnh VGP).

Cụ thể hơn về câu hỏi của bạn thanh niên, Thủ tướng cho biết: Thứ nhất, Chính phủ phải hoàn thiện thể chế để bảo đảm an ninh mạng; thứ hai là phân công các bộ ngành xử lý các vấn đề nếu có sự cố, như hôm qua có sự cố liên quan tới chứng khoán. Thứ ba là phải nâng cao năng lực xử lý các vấn đề an ninh mạng bằng nhiều biện pháp khác nhau. Thứ tư là đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân để nâng cao cảnh giác và có các biện pháp phòng ngừa, trong đó các bạn trẻ phải làm nòng cốt, đi đầu về vấn đề này.

418-202403261347137.jpg
Cac đại biểu dự chương trình đối thoại. (Ảnh VGP)

Đột phá của kết nối, chia sẻ dữ liệu là CSDL quốc gia về dân cư

Doanh nhân trẻ Lê Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH In Nhật Hàn đặt câu hỏi vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu (TTDL) quốc gia nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các CSDL quốc gia. Vậy trong thời gian tới, Chính phủ có giải pháp gì để kết nối liên thông các dịch vụ từ dữ liệu này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trẻ khai thác, sử dụng trong quá trình vận hành DN?

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ người dân và DN nói chung đã là việc được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai rất quyết liệt trong 3 năm qua, chứ không phải việc thời gian tới định làm gì nữa.

Ở đây chúng ta có điểm đột phá là CSDL quốc gia về dân cư là một trong 6 CSDL quốc gia ưu tiên triển khai cho giai đoạn vừa rồi. Nhờ kết nối, chia sẻ dữ liệu thời gian vừa qua, người dân nói chung và các bạn trẻ nói riêng đã được thụ hưởng rất nhiều lợi ích, ví dụ số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ với Ủy ban quốc gia là trong mùa tuyển sinh vừa rồi có hơn 97% thực hiện đăng ký tuyển sinh trực tuyến thay vì trực tiếp bằng bản giấy. Có được như vậy là nhờ kết nối, chia sẻ dữ liệu, là nhờ xác thực CSDL quốc gia về dân cư.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: “Mỗi bạn trẻ ngồi đây đều có một tài khoản ngân hàng, có được tài khoản ngân hàng bây giờ rất dễ dàng, hơn hồi xưa rất nhiều. Thời xưa, có được tài khoản ngân hàng, thủ tục rất nhiều, phải ra tận nơi, có khi mất nửa buổi sáng, nhưng hiện nay, gần nhất tôi mở tài khoản ngân hàng chỉ mất 3 phút bằng điện thoại di động, không phải hiện diện. Đây là thành của nỗ lực mà chúng ta đã kết nối, chia sẻ dữ liệu trong thời gian vừa qua”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã thiết lập và vận hành nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia. Hiện nay, có khoảng hơn 200 tổ chức Nhà nước và DN đã kết nối chia sẻ dữ liệu với nền tảng này, trung bình, nền tảng này có 3 triệu giao dịch một ngày.

Vì vậy, các DN trẻ muốn tìm hiểu về kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể liên hệ trực tiếp với Cục CĐS quốc gia hoặc lên trang Thông tin điện tử của Cục CĐS quốc gia để tìm hiểu quy định, quy trình thủ tục để thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, để kết nối, chia sẻ dữ liệu, các bạn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện nhất định ví dụ về bảo đảm an toàn an ninh mạng khi kết nối, hay câu chuyện bảo đảm dữ liệu cá nhân, bảo vệ quyền riêng tư của người sử dụng.

Khi chưa tìm hiểu quy định, quy trình mà các bạn vẫn muốn kết nối dữ liệu thì thời gian vừa qua Bộ TT&TT cũng đã cùng các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy dữ liệu mở. Hiện nay, rất nhiều tỉnh đã cung cấp dữ liệu mở trên trang dữ liệu mở của địa phương mình, trong đó hai địa phương làm đặc biệt tốt là Đà Nẵng và TP. HCM.

Các DN trẻ trước hết có thể lên khai thác ngay dữ liệu mở được các bộ, ngành, địa phương cung cấp mà không cần đáp ứng điều kiện gì.

Trao đổi thêm, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết ngày 6/01/2021, Thủ tướng đã có Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Đến ngày 21/12/2023, Thủ tướng đã chủ trì, sơ kết 2 năm thực hiện Đề án 06 và ngày 11/2/2024, Thủ tướng đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về thực hiện Đề án 06 cho năm 2024 và nhiệm vụ đến năm 2025 với 23 nhiệm vụ rất cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương.

“Chúng tôi phấn đấu theo chỉ tiêu Thủ tướng đề ra là đến năm 2025 đứng trong 70 nước nhóm đầu chính phủ điện tử (CPĐT) trên thế giới và đến năm 2030 chúng ta sẽ là top 50 nước khai thác hiệu quả CPĐT”, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc chia sẻ.

Phải hoàn thiện, bổ sung những quy định về thủ tục hành chính (TTHC) và CĐS cho đồng bộ

Trước câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Quỳnh Thư, công chức xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội về cải cách TTHC luôn gắn chặt chẽ với CĐS. Vậy, ngoài yếu tố con người thì Việt Nam có giải pháp như thế nào về thể chế, công nghệ để thực hiện đồng bộ cải cách TTHC và CĐS?

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho biết Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2021-2030 được phê chuẩn tại Nghị quyết 76 của Chính phủ, trong đó cải cách TTHC là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cùng với đó là việc xây dựng CPĐT, Chính phủ số quốc gia.

Để góp phần đẩy nhanh CCHC, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân, trên thực tế việc cải cách TTHC chưa được như ý muốn, còn nhiều tồn tại, việc kết nối cải cách TTHC với CSDL chưa đồng bộ, do vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc khắc phục tồn tại này.

Song song với các giải pháp như trên, bên cạnh thái độ, tinh thần trách nhiệm của người tiếp nhận hồ sơ tại các cơ quan hành chính thì giải pháp về thể chế và đổi mới công nghệ cũng là giải pháp cực kỳ quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao đổi thêm hai nội dung. Thứ nhất, CSDL rất quan trọng với CĐS, có CSDL lớn thì mới có trí tuệ nhân tạo (AI).

Chính phủ đang thúc đẩy việc này rất tích cực. Chính phủ đã lấy năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia; đang xây dựng CSDL quốc gia (về dân cư, đất đai, môi trường…) và chỉ đạo việc hoàn thành CSDL các bộ ngành, địa phương, đồng thời phát động phong trào xây dựng CSDL của các DN và các chủ thể khác trong xã hội. Các CSDL này phải kết nối với nhau; tạo thuận lợi cho các chủ thể trong việc khai thác.

Vấn đề thứ hai, cải cách TTHC nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và DN. Để cải cách thủ tục thì có nhiều giải pháp, nhưng hai giải pháp rất cơ bản gồm: Một là cắt giảm tối đa TTHC; hai là ứng dụng CNTT để người dân và DN đỡ phải tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ, cơ quan giải quyết thủ tục.

Giải pháp thứ ba là riêng với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Những khu vực này bao giờ cũng có thiệt thòi, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và khi có chính sách nào mới thì luôn có các chính sách riêng với các khu vực này.

Cũng theo Thủ tướng, muốn CĐS thì phải có sóng và điện, nên Chính phủ tập trung lấp điểm lõm về sóng và điện, dù có tốn kém nhưng cũng phải làm với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Có những cụm dân cư chỉ 3, 4 hộ dân cheo leo trên núi, thì Viettel, VNPT, EVN… và các cơ quan phải kéo điện và sóng. Cùng với đó, phải có ưu tiên về chính sách, đào tạo nhân lực… với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. /.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • AI 2024: Bước nhảy vọt công nghệ và dự báo xu hướng định hình tương lai năm 2025
    Trong thập kỷ qua, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trải qua sự phát triển vượt bậc, trở thành một trong những công nghệ then chốt định hình tương lai kinh tế, xã hội và công nghệ toàn cầu. Từ những ứng dụng ban đầu trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận dạng hình ảnh, AI đã mở rộng ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, từ y tế, giáo dục đến tài chính và giải trí.
  • Lãnh đạo Bộ TT&TT chúc mừng năm mới Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhân dịp mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT trân trọng gửi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành TT&TT lời chúc mừng năm mới.
  • 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực TT&TT do Tạp chí TT&TT bình chọn
    Năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế cho lĩnh vực TT&TT đã được chú trọng đẩy mạnh. Đảng, Nhà nước và Bộ TT&TT đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển Ngành.
  • Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo
    Ngân hàng mở (Open Banking) là một mô hình trong có các ngân hàng chia sẻ dữ liệu khách hàng với bên thứ ba thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (API), nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo, cá nhân hóa và hiệu quả hơn. Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của mô hình này.
  • Báo cáo xu hướng truyền thông 2025: Sự nổi lên của Tổ chức sự kiện và GenAI
    Tổ chức sự kiện trở thành mối quan tâm lớn của các cơ quan báo chí thế giới để đa dạng hóa nguồn thu, trong khi mối quan hệ với nền tảng AI tạo sinh trở thành xu hướng chính trong mối quan hệ media-tech.
  • Lan tỏa văn hóa đọc dịp đầu xuân từ không gian sách Hồ Văn - Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Những ngày này, đến thăm không gian vừa nên thơ, vừa cổ kính của Hồ Văn thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), công chúng và du khách không chỉ được tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa của Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025, mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa đọc, nơi mỗi người có thể tìm kiếm những phút giây sâu lắng, thư thái khi làm bạn cùng sách.
  • Làm thế nào “tái cấu trúc” chính phủ, sử dụng AI trong thời đại trí tuệ nhân tạo?
    Trong một thế giới ngày càng số hóa, các chính phủ phải theo kịp những đổi mới công nghệ mới nhất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ công dân về các dịch vụ chính phủ nhanh chóng, hiệu quả và trực quan hơn.
  • Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đã gửi thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Chuyển đổi số cần tầm nhìn xa để thực hiện
    Chuyển đổi số chính là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, là một quá trình cần thiết để hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu quả phục vụ công dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đất nước.
  • Một hành trình đầy tiềm năng được thúc đẩy
    Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa đang tạo ra một môi trường văn hóa mới cho con người - môi trường số, với sự thay đổi trong phương thức phát triển và khả năng tiếp nhận, cùng rất nhiều đòi hỏi. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, để làm rõ hơn nội hàm các nội dung có tác động lớn đến sự phát triển của đời sống văn hóa-xã hội này.
Thanh niên là nòng cốt, đi đầu về chuyển đổi số, bảo đảm an toàn an ninh mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO