Chuyển đổi số

Thành phố của Trung Quốc chuyển đổi để phát triển bền vững

Ngọc Diệp 07/10/2023 06:32

Thành phố Hoàng Thạch của Trung Quốc là một mô hình thành công về kiểm soát ô nhiễm và phục hồi sinh thái hồ tại các thành phố vừa và nhỏ. Đây cũng là mô hình chuyển đổi điển hình cho các thành phố dựa trên tài nguyên của Trung Quốc.

transforming-an-industrial-city-into-an-eco-friendly-tourist-city.jpeg

Thành phố Hoàng Thạch cách thành phố Vũ Hán - thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc 80km về phía Đông Nam. Thành phố trải rộng trên vùng đồng bằng ngập nước ở bờ nam sông Dương Tử và có 3 hồ lớn là Cihu, Qingshan và Qinggang.

Khai thác mỏ và các ngành công nghiệp thứ cấp liên quan đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, sự cạn kiệt tài nguyên và sự gia tăng dân số không ngừng đã dẫn đến hàng loạt vấn đề môi trường tại Hoàng Thạch cùng với đó là nhu cầu phát triển cân bằng và bền vững hơn. Tất cả đã thúc đẩy chính quyền thành phố xây dựng chiến lược đổi mới đô thị, bao gồm nâng cấp các ngành công nghiệp của thành phố và phát triển các ngành mới.

Đến nay, Hoàng Thạch đã trở thành một thành phố du lịch đang phát triển nhanh chóng với nhiều điểm đến hấp dẫn cho du khách. Hoàng Thạch có nhiều điểm tham quan độc đáo, bao gồm cả các công viên và khu vực sinh thái.

Thách thức chuyển đổi đối với Hoàng Thạch

Sự phụ thuộc vào công nghiệp nặng và đầu tư không thỏa đáng vào cơ sở hạ tầng đô thị trong những năm qua đã dẫn tới những thách thức về môi trường và phát triển đô thị ở Hoàng Thạch. Việc chính quyền địa phương chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua vấn đề ô nhiễm môi trường đã khiến nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lý chảy vào các hồ nước lớn tại Hoàng Thạch.

Mặt khác, hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố còn yếu kém và bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải cũng không được xử lý.

Chất lượng nước tại các hồ Cihu, Qingshan và Qinggang cực kỳ thấp, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và sự an toàn của những người sống gần các tuyến đường thủy nội địa bị ô nhiễm cũng như những khu vực đô thị thiếu hụt các dịch vụ và tiện ích xã hội.

Đầu tư cơ sở hạ tầng không tương xứng đã hạn chế sự phát triển đô thị bền vững tại Hoàng Thạch, thành phố phải đối mặt với những thách thức chính chính là: ô nhiễm nguồn nước, ngập lụt đô thị, môi trường suy thoái, suy thoái kinh tế, cơ sở hạ tầng lạc hậu. Để phát triển bền vững, Chính quyền thành phố Hoàng Thạch xác định 3 lĩnh vực cần tăng cường: kiến trúc và cơ sở hạ tầng, kinh tế đô thị và hệ sinh thái.

Giải pháp

Một dự án do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ đã giúp Hoàng Thạch chuyển đổi từ một thành phố công nghiệp thành một điểm đến du lịch thân thiện với môi trường thông qua các giải pháp đổi mới. Phương pháp tiếp cận tổng thể và toàn diện của dự án bao gồm thu gom và xử lý nước thải, cải tạo hồ, xây dựng vùng đất ngập nước, xử lý bùn, thu gom và xử lý chất thải rắn và nâng cao năng lực. Đây là một mô hình kiểm soát ô nhiễm và phục hồi sinh thái các hồ đô thị bị ô nhiễm điển hình đối với các thành phố có quy mô vừa và nhỏ.

Hơn nữa, dự án đã thí điểm việc phân loại chất thải rắn dựa vào cộng đồng và mô hình thành phố bọt biển - một ý tưởng này cho phép lượng nước dư thừa thấm xuống đất và chảy ra ngoài qua các thiết kế tập trung vào môi trường như vườn, mái nhà xanh, vùng ngập và vỉa hè thấm nước nhằm nhằm đối phó với nguy cơ lũ lụt trong đô thị.

Tất cả các giải pháp này đã góp phần tạo ra sự phát triển bền vững về mặt môi trường và kinh tế xã hội của thành phố Hoàng Thạch.

Quản lý chất thải rắn

Cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề này đã thuê một công ty tư vấn để thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn dựa vào cộng đồng với phương pháp tiếp cận giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, công ty tư vấn đã thiết lập phân loại dựa trên kinh nghiệm quốc tế và trong nước, mua thùng rác phân loại và tiến hành đào tạo cộng đồng.

Dự án đã xây dựng mới 16 trạm và nâng cấp 3 trạm thu gom, trung chuyển chất thải rắn hiện có; mua sắm phương tiện để thu gom, vận chuyển và nén chặt chất thải rắn.

Kế hoạch thí điểm phân loại và tái chế chất thải rắn với sự tham gia của cộng đồng tại Hoàng Thạch được phê duyệt vào năm 2012 - 5 năm trước khi Trung Quốc bắt đầu phân loại chất thải rắn. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Kế hoạch hành động về hệ thống phân loại chất thải rắn đô thị vào tháng 3/2017.

Cải tạo hồ và xây dựng vùng đất ngập nước

Cách tiếp cận thông minh và bền vững của thành phố bọt biển của dự án đã tăng cường khả năng giữ nước của các hồ lên 2,46 triệu m3 thông qua việc nạo vét bùn và xây dựng vùng đất ngập nước, đồng thời xây dựng những con đường thấm nước, vườn trên mái nhà, vườn thu gom nước mưa, mương sinh thái và kè sinh thái. Thời điểm triển khai tại Hoàng Thạch là 3 năm trước khi chính quyền trung ương lựa chọn các thành phố thí điểm mô hình bọt biển đầu tiên.

Dự án đã loại bỏ 1,25 triệu m3 trầm tích bị ô nhiễm khỏi ba hồ, thiết lập 21,66 km kè sinh thái và xây dựng 115,8 ha vùng đất ngập nước. Tổng cộng mỗi ngày có 80.000 m3 nước thải đã qua xử lý từ các nhà máy xử lý nước thải đã được tái sử dụng và tiếp tục xử lý tại vùng đất ngập nước được xây dựng.

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

Dự án đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 30.000 (m3)/ngày đêm; lắp đặt 79,2 km cống thoát nước, gồm 3 trạm bơm liên kết và mua một gói thiết bị bảo trì hệ thống thoát nước, phương tiện và thiết bị giám sát. Để tăng cường quản lý tài sản, dự án đã phát triển một hệ thống thông minh tích hợp cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống giám sát trực tuyến, khảo sát 812 km mạng lưới nước thải đô thị.

Xử lý bùn

Các cơ sở xử lý bùn được xây dựng với công suất 179 tấn/ngày. "Tuổi thọ" của các cơ sở chôn lấp hiện tại đã được kéo dài do bùn đã xử lý được tái sử dụng làm nguyên liệu thô cho các nhà máy xi măng.

Lồng ghép giới trong phát triển năng lực

Trong số 264 cán bộ chính quyền thành phố, 119 phụ nữ đã được đào tạo thông qua 15 hội thảo tập huấn về huy động, hướng dẫn phân loại chất thải rắn, phân loại thường xuyên, nâng cao nhận thức và phân phát tài liệu tuyên truyền. Tương tự, 3.720 phụ nữ trong tổng số 8.080 người tham gia đã tham gia 22 chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Kết quả và bài học

Hoàng Thạch đã trải qua quá trình chuyển đổi từ một thành phố công nghiệp thành một thành phố du lịch thân thiện với môi trường. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của các hộ gia đình đô thị đã tăng, bao gồm cả du lịch, khoảng 9,5%/năm từ năm 2010 - 2021. Dự án mang lại lợi ích cho khoảng 849.200 người, trong đó có 399.200 phụ nữ.

Việc cải thiện cơ sở hạ tầng môi trường địa phương đã giúp Hoàng Thạch trở nên xanh và sạch hơn, đồng thời giảm thiểu sự tiếp xúc của cộng đồng với nước thải và chất thải rắn chưa qua xử lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc cộng đồng. Điều này dẫn đến môi trường đầu tư của thành phố được cải thiện, thu hút các dự án bất động sản dọc theo các hồ Cihu, Qingshan và Qinggang đã được cải tạo cũng như vùng đất ngập nước mới được xây dựng.

Vùng thu gom nước thải tăng lên 100% từ 71%, trong khi tỷ lệ thu gom tăng lên 98% từ 44%. Tỷ lệ xử lý bùn thải tăng lên 100% từ 0% và tỷ lệ thu gom chất thải rắn tăng lên 100% từ 79%.

Chất lượng nước ở ba hồ được cải thiện lên cấp IV và cấp III ở một số đoạn của hồ Cihu. Tháng 10/2022, đàn thiên nga lần đầu tiên đã bay đến hồ Cihu sau hơn 10 năm.

Người dân vui vẻ trở về nhà dọc theo vùng đất ngập nước được xây dựng với điều kiện sống được cải thiện sau khi dự án triển khai.

Có thể thấy môi trường đô thị có thể được cải thiện thông qua cách tiếp cận thông minh, bền vững và toàn diện. Dự án tại Hoàng Thạch là một minh chứng, dự án đã giúp thành phố chuyển đổi sang phát triển bền vững về môi trường và toàn diện về mặt kinh tế - xã hội.

Một vấn đề quan trọng nữa là đảm bảo tính bền vững tài chính cho việc vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng môi trường sau khi xây dựng. Tại Hoàng Thạch, hoạt động xử lý nước thải, xử lý bùn, thu gom và xử lý chất thải rắn được hỗ trợ bằng biểu giá dựa trên chi phí. Đơn vị vận hành có thể nộp đơn xin điều chỉnh giá với chính quyền địa phương khi không còn đủ khả năng trang trải chi phí vận hành. Sau đó, chính quyền sẽ tham khảo ý kiến công chúng và tiến hành điều trần công khai trước khi quyết định điều chỉnh giá theo đề xuất./.

Theo adb, atlantis-press
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
  • Sự gia tăng của ứng dụng AI tạo sinh: Những rủi ro tiềm ẩn cho xã hội và con người
    AI tạo sinh là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của con người trong thập niên 20 của thế kỷ XXI. Cho đến nay, sự ứng dụng của AI tạo sinh đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng trong các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học. AI tạo sinh đã thách thức nhiều khái niệm và định kiến của chúng ta về bản thân mình, đặc biệt là về cách chúng ta hiểu về tư duy và bản chất của tư duy con người.
Thành phố của Trung Quốc chuyển đổi để phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO