Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi”

Trần Mạnh| 19/11/2021 20:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, tập trung, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo “an toàn, minh bạch và tiện lợi”.

Ba trụ cột tiến tới "quốc gia không dùng tiền mặt"

Sáng 19/11, dưới sự chỉ đạo nội dung từ Ngân hàng Nhà nước, Báo Tuổi trẻ tổ chức Hội thảo "Tiến tới quốc gia không dùng tiền mặt". Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tham dự và phát biểu tại sự kiện.

Theo ông Lê Thế Chữ, Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, để tiến đến một quốc gia không tiền mặt, chúng ta phải xác định làm tốt ba trụ cột đó hành lang pháp lý, hạ tầng công nghệ và truyền thông.


Trong đó công tác truyền thông giữ vai trò quan trọng trong việc giúp người dân hiểu về các lợi ích của việc thanh toán không sử dụng tiền mặt, đặc biệt trong bối cảnh phòng chống dịch như hiện nay, từ đó thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng.

Ông Lê Thế Chữ cho biết, một điều rất thuận lợi về mặt chính sách là ngày 28/10 vừa qua Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có đề ra các mục tiêu và rất nhiều giải pháp cụ thể.

"Đây sẽ là cơ sở để của các cơ quan triển khai thực hiện, trong đó có vai trò trách nhiệm của các cơ quan báo chí", ông Lê Thế Chữ nhấn mạnh.  

Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi” - Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Người dân có thể thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm giao dịch hàng ngày cả trực tiếp lẫn trực tuyến như: Thanh toán học phí, viện phí, đi chợ,siêu thị trực tuyến, gọi xe - giao hàng, đặt mua vé máy bay, tour du lịch, vé tàu xe,...

Người dân đi chợ, mua vé máy bay, tàu xe,… online

Tại hội thảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhằm tạo thuận lợi cho thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nghiên cứu, xây dựng quy định pháp lý tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ thanh toán dựa trên ứng dụng công nghệ.

Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán nghiên cứu, đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, tích hợp kết nối với các dịch vụ khác trong nền kinh tế, thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao sự trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng.

Đến nay, trên ứng dụng Mobile banking, Ví điện tử và tạo lập hệ sinh thái số của các ngân hàng, trung gian thanh toán, người dân không chỉ đơn thuần chuyển tiền mà còn có thể thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm giao dịch hàng ngày cả trực tiếp lẫn trực tuyến như: Thanh toán học phí, viện phí, đi chợ,siêu thị trực tuyến, gọi xe - giao hàng, đặt mua vé máy bay, tour du lịch, vé tàu xe,...

Nhờ đó, thanh toán qua thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm 90% về số lượng và 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch trên kênh số. Chỉ từ tháng 3 đến nay, đã có thêm hơn 1,8 triệu tài khoản được mở bằng phương thức điện tử eKYC trong số 110 tài khoản thanh toán đang hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, thời gian qua, ngành ngân hàng đã miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể giảm 50% phí hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; giảm 70-100% phí chuyển mạch, bù trừ điện tử; miễn, giảm phí dịch vụ... tổng số tiền giảm phí năm nay khoảng 1.557 tỷ đồng, còn tính cả năm 2020 thì con số này hơn 2.000 tỷ đồng…

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở ứng dụng công nghệ, tạo thuận lợi cho người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được dịch vụ,...

Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi” - Ảnh 2.

Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Lê Thế Chữ: Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt. Đây sẽ là cơ sở để của các cơ quan triển khai thực hiện, trong đó có vai trò trách nhiệm của các cơ quan báo chí.

Hướng tới xã hội không tiền mặt là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài

Tại hội thảo, sau khi nghe ý kiến phát biểu, thảo luận của các diễn giả, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng hướng tới xã hội không tiền mặt là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài, có ý nghĩa trong bối cảnh tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, khiến nhu cầu, hành vi tiêu dùng của người dân có xu hướng thay đổi từ giao dịch gặp trực tiếp sang tương tác chủ yếu qua các kênh số đối với hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội.

Hội thảo ngày hôm nay với 2 chủ đề lớn: Đại dịch COVID-19 đã thay đổi thói quen thanh toán như thế nào? Và chuyển đổi số để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Theo Phó Thủ tướng, đây là chủ đề có ý nghĩa rất thiết thực trong công cuộc tiến hành chuyển đổi số quốc gia đã được Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện trong thời gian qua.

Tại hội thảo, các diễn giả hoạt động ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực gồm các nhà khoa học; nhà hoạch định chính sách; nhà quản trị; thông tin truyền thông…. đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, một trong những nội dung quan trọng của chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Các diễn giả đã trao đổi nhiều nội dung liên quan đến xây dựng và hoàn thiện thể chế; xây dựng hệ thống công cụ, ứng dụng; hành vi, thói quen của người tiêu dùng,… trên cơ sở đó, đánh giá các mặt đã làm được, những tồn tại, hạn chế, qua đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia (Quyết định 709, ngày 3/6/2020) với 3 định hướng lớn là xây dựng chính phủ số; nền kinh tế số và xã hội số. Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt là nội dung rất quan trọng.

Thực tế thời gian qua, hoạt động chuyển đổi số ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là hoạt động thanh toán đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Với sự vào cuộc đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan, các ngân hàng, doanh nghiệp,… "định hướng chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới", Phó Thủ tướng nhìn nhận.

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước đã chủ động nghiên cứu, ban hành kịp thời các cơ chế chính sách về chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các bộ ngành liên quan, nhất là sự đóng góp tích cực của các đơn vị truyền thông, báo chí, trong đó có Báo Tuổi Trẻ đã giúp cho người dân hiểu và trải nghiệm nhiều hơn các giao dịch không dụng tiền mặt trong sinh hoạt hàng ngày.

Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi” - Ảnh 3.

Hướng tới xã hội không tiền mặt là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài, có ý nghĩa trong bối cảnh tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.

Phải bảo đảm "an toàn, minh bạch, tiện lợi"

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1813 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2015. Đề án đặt mục tiêu đưa thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị, từng bước phát triển ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ thanh toán... với các chỉ tiêu cụ thể như: Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch;…

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với và các bộ, ngành liên quan, tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là việc triển khai các mô hình cung ứng dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ mới.

Bên cạnh tiêu chí "tiện lợi", theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm "an toàn, minh bạch".

Theo đó, phải thiết kế hệ thống chính sách đảm bảo các thành phần: Nhà cung cấp dịch vụ, người thụ hưởng dịch vụ, hệ thống kinh tế vĩ mô phải bảo đảm an toàn. "Đây là vấn đề hết sức quan trọng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ hai, Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ ba, phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Thứ tư, tiếp tục chủ động triển khai thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền và giáo dục về tài chính đến người dân và doanh nghiệp để họ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết và yên tâm trải nghiệm sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt một cách an toàn.

"Người dân có người hiểu, có người chưa rõ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cho nên Ngân hàng Nhà nước vừa phải tăng cường công tác tuyên truyền, vừa phải tạo điều kiện để người dân được trải nghiệm thực tế, cảm nhận được các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt. Có như vậy mới thành công được", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Theo Phó Thủ tướng, một trong những yếu tố có ý nghĩa nhất của thanh toán không dùng tiền mặt đó là sự công khai, minh bạch. Điều này liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa những hành vi không đúng quy định của pháp luật. "Nếu chúng ta thực hiện tốt việc này, không chỉ uy tín quốc gia được nâng lên, đồng thời những định hướng, chiến lược trong các lĩnh vực khác chúng ta cũng thực hiện được".

Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi” - Ảnh 4.

Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo "Tiến đến quốc gia không tiền mặt".

Sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới

"Chuyển đổi số hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa góp phần phục hồi, tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện.

Cùng với những kết quả của hội thảo ngày hôm nay, với quyết tâm của Chính phủ, sự chủ động kịp thời của Ngân hàng Nhà nước và sự vào cuộc của các Bộ ngành, địa phương cùng với cơ quan truyền thông, thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán số nói riêng tại Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được sự gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần xây dựng một xã hội số, minh bạch hơn, thuận tiện và giảm thời gian, chi phí cũng như những rủi ro cho người dân, doanh nghiệp.

Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nội dung quan trọng của chuyển đổi số quốc gia. Nếu thực hiện tốt sẽ tạo ra tiền đề giúp cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.

Hội thảo "Tiến tới quốc gia không tiền mặt" là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp, các chuyên gia cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, với các nội dung cụ thể: Toàn cảnh bức tranh thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam - Hành trình tiến đến quốc gia không tiền mặt; chuyển đổi số trong ngành ngân hàng.

Hội thảo gồm 2 phiên: Phiên 1 với chủ đề "Đại dịch đã thay đổi thói quen thanh toán như thế nào", nội dung thảo luận "Doanh nghiệp thay đổi như thế nào để thích ứng với thói quen tiêu dùng của người dân"; Phiên 2: "Chuyển đổi số thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt", nội dung thảo luận "Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển kinh tế số và xã hội số".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Nền tảng để Việt Nam tham vọng thành công trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và AI của Việt Nam. Việc kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi mạch và ứng dụng thực tiễn là nhiệm vụ then chốt.
  • Những thách thức và rào cản khi doanh nghiệp ứng dụng GenAI
    Mặc dù GenAI mang lại nhiều giá trị, việc ứng dụng công nghệ này vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn.
  • Ako Dhông - Hơi thở buôn làng giữa lòng Ban Mê
    Ako Dhông hiện còn 33 căn nhà dài. Cộng đồng người Ê Đê ở đây đã xây dựng nó trở thành buôn làng du lịch cộng đồng đẹp đẽ và giàu có nhất của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột.
  • Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước
    Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò là một trụ cột trong nền ngoại giao Việt Nam, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.
  • Nhận diện và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
    Nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động rất cần thiết để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp bảo vệ vững chắc tư tưởng Đảng.
  • Mối quan hệ đang "nồng ấm" giữa báo chí và chuyển đổi số
    Sự ra đời của công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc ngành báo chí, báo hiệu sự chuyển đổi từ các hình thức truyền thống của báo in và phương tiện phát sóng.
  • Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
    Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
  • Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024
    Tối 13/12/2024, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình Vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, hệ sinh thái cho lĩnh vực media: Sigma OTT của Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ số được vinh danh.
  • Chuyển đổi số với báo chí đa nền tảng và bài toán nhân lực
    Khi báo chí đa nền tảng là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí ngày càng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chặt hơn với các cơ sở đào tạo uy tín, thậm chí mời sinh viên về tòa soạn để vừa đào tạo, vừa thực hành là những giải pháp mà một số cơ quan báo chí đã áp dụng và cho hiệu quả ban đầu.
Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO