Thành tựu triển khai CPĐT của Phillipines

Hoàng Linh| 11/11/2021 08:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong báo cáo cuối nhiệm kỳ giai đoạn 2016 - 2021, Tổng thống Rodrigo Duterte đã trình bày cách chính phủ Phillipines thúc đẩy chính phủ điện tử (CPĐT) để đảm bảo tính liên tục của dịch vụ. Trang manilatimes.net đã đăng tải những kết quả mà Tổng thống Dutertte đề cập.

Tổng thống Phillipines tổng kết thành tựu triển khai CPĐT khi kết thúc nhiệm kỳ - Ảnh 1.

Tổng thống Rodrigo Roa Duterte tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và Hội nghị cấp cao liên quan ngày 26/10/2021

Theo báo cáo, trước đại dịch COVID-19, Philippines là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực nhờ cải cách tài khóa, tăng chi tiêu công và niềm tin của nhà đầu tư. Điều này được thúc đẩy nhờviệc cải thiện các dịch vụ của chính phủ, tạo cơ hội cho sự cạnh tranh lớn hơn. Vàquản trị điện tử là công cụ để đạt được kết quả này.

Quá trình thúcđẩy quản trị điện tử đã được Phillipinestiến hành nhiều năm trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra nhưng vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong việc thúcđẩy đã trở nên quan trọng hơn nữatrong việc đưa cáchoạt động chính phủ bướcvào giai đoạn bình thường mới.

Các biện pháp quản trị điện tử quốc gia, đặc biệt là việc tăng cường áp dụng công nghệ số và thiết lập nền tảng nhận dạng trung tâm của Chính phủ cho tất cả công dân và thường trú nhân Philippines, khi được hoàn thiện đầy đủ, sẽ cải thiện chất lượng và tốc độ cung cấp dịch vụ cũng như tương tác của chính phủ với người dân, khu vực kinh doanh và các bên liên quan.

Triển khai hệthống ID của Philippines

Trọng tâm của các sáng kiến CPĐT củaPhillipines là việc triển khai hệ thống ID quốc gia. Tổngthống Duterte cho biết: "Những năm làmviệc trong chính phủ khiến tôi rấthiểukhó khăn mà người dân Philippines phải trải qua trong việc bảo mật nhiều thẻ nhận dạng để sử dụng chocác dịch vụ khácnhau của chính phủ".

Vì lý do này, Tổng thống Duterte cho biết đã chỉ đạo Cơ quan phát triển và kinh tế quốc gia (NEDA) và Cơ quan thống kê (PSA) chủ trì thiết lập hệ thống nhận dạng quốc gia, để đáp ứng các lợi ích cho mọi người dân Philippines. Do đó, vào ngày 6/8/2018, Tổng thống Duterte đã ký ban hành Đạo luật Hệ thống Nhận dạng Philippines (PhilSys) năm 2018 hay còn gọi là luật RA số 11055, nhằm mục đích thiết lập một hệ thống nhận dạng quốc gia duy nhất cho tất cả công dân và người nước ngoài cư trú ở Phillipines, thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ liền mạch và thuận lợi.

Tổng thống Phillipines tổng kết thành tựu triển khai CPĐT khi kết thúc nhiệm kỳ - Ảnh 2.

Vào ngày 9/7/2021, 397.564 thẻPhilID đãđược chuyển phát đến những người đăng ký thành công.

Cải thiện các giao dịch trực tuyến của chính phủ

Để cải thiện hơn nữa khả năng kết nối và cung cấp các lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng, Tổngthống Duterte đã bậtđèn xanh cho sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ ba. Nhờ vậy, tốc độ Internet được cải thiện, với tốc độ băng rộng cố định tăng từ 7,91 megabit/giây (Mbps) vào năm 2016 lên 46,25 Mbps vào năm 2021.

Ngoài ra, thông qua việc xây dựng các trạm cập bờ cáp quang biển quốc tế và tuyến cáp quang dài 240 km trong khuôn khổ Chương trình băng thông rộng quốc gia, hơn 850 cơ quan chính phủ được kết nối thông qua Mạng lưới chính phủ Philippines đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.

Tổngthống Duterte chobiết thêm: "Tôi cũng đã chỉ thị cho CụcThông tin và Truyền thông (DICT) liên tục cải thiện kết nối ở các khu vực xa xôi và thiết lập cơ sở hạ tầng băng thông rộng để cải thiện khả năng kết nối giữa các cơquan chính phủ ở các khu vực kếtnối kém. Với kết nối Internet tốt hơn trên khắp đất nước, chúng tôi có thể đảm bảo việc cung cấp dịch vụ cho người dân màkhông cótrởngại nào. Hơn nữa, các nền tảng trực tuyến của chính phủ được thiết lập để cung cấp dịch vụ tốt hơn và thông tin có thể được người dân tối đa hóa cho các giao dịch khác nhau".

Đảm bảo tính liên tục của dịch vụ thông qua số hóa

Vào ngày 27/8/2020, ARTA đã ban hành Thôngtư ghi nhớ (MC) số 2020-06 yêu cầu các cơ quan chính phủ thiết lập một hệ thống xử lý trực tuyến để chấp nhận các đơn xin cấp phép, giấy phép phù hợp với các quy định của Đạo luật Chỉsố thuận lợi kinh doanh (EODB). Theoquy định, việc sử dụng các phiên bản điện tử nhằm loại bỏ tệ quanliêuvà cung cấp cácdịch vụ chính phủ thôngsuốt.

Cũngtheo quy định của luật, các cơ quan chính phủ cũng được yêu cầu tận dụng và sử dụng cơ sở hạ tầng khóa công cộng quốc gia của DICT, sử dụng chữ ký số. Hơn nữa, Cơquan chống quan liêu (ARTA)yêucầu các cơ quan chính phủ chấp nhận các hìnhthức thanh toán số (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, trả trước/tiền điện tử và chuyển khoản ngân hàng).

Tổng thống Phillipines tổng kết thành tựu triển khai CPĐT khi kết thúc nhiệm kỳ - Ảnh 3.

Ảnh: The Filipino Times

Chính phủ cũng tạo ra các nền tảng trực tuyến để mọi người dân Philippines có thể truy cập thông tin về thảm họa và khả năng phục hồi. Văn phòng Phòng vệ Dân sự (OCD), hợp tác với Tổ chức Hành động chống đói, đã thànhlập Trung tâm Kiến thức quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRRM), một nền tảng web có tất cả hướng dẫn, cáckế hoạch, chính sách, nghiên cứu, xuất bản và các tài liệu liên quan đến DRRM cũng như thích ứng/giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Thông qua các mối quan hệ hợp tác được tăng cường với khu vực tư nhân, chẳng hạn như với Tổ chức ng phó thảm họa Philippines, một nền tảng trực tuyến có tên iADAPT đã được thiết lập. IADAPT cómục tiêu trang bị cho người dân Philippines bộ công cụ, kỹ năng và nguồn lực phù hợp mà họ cần để tự tin sẵn sàng đối mặt với bất kỳ loại thảm họa nào.

Nềntảng cũng cung cấp các tàiliệu như sách hướng dẫn lập kế hoạch duytrì tính liên tục củadịch vụ công (DVC), tập trung vào việc phát triển một kế hoạch duytrìdịch vụ, hướng tới đảm bảo bất kỳ cơ quan nào cũngcó thể ứngphó đượcsự gián đoạn và tiếp tục vậnhành, duy trì DVC. Trong nỗ lực tận dụng CNTT-TT để tăng hiệu quả và cải thiện chất lượng dịch vụ, Phillipines cũng đang tiếp tục thúcđẩy áp dụng nhiều hơn nữa công nghệ thành phố thông minh (TPTM).

Thuật ngữ TPTM lần đầu tiên được sử dụng để nhấn mạnh sự tích hợp của CNTT-TT và cơ sở hạ tầng hiện đại để đáp ứng với sự phát triển của các trung tâm đô thị cũng như các nhu cầu và cácyêu cầu liên quan. Một ví dụ về thiết kế TPTM là thành phố NewClark, đang được định vị như một trung tâm kinh tế mới với các tính năng thông minh, hiệu quả và thích ứng với khí hậu.

Vào năm 2017, thành phố Makati đã ra mắt ứng dụng Makatizen để người dân sử dụng và yêu cầu hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết. Tổngthống Dutertecho hay: "Chúng tôi mong muốn đến một thời điểm, giống như bất kỳ TPTM nào khác trên toàn cầu, các thành phố của chúng tôi cũng sẽ chống chọi tốt hơn với những thách thức, như cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng hiện tại hoặc bất kỳ thảmhoạ thiên tai nào. Khi nhiệm kỳ Tổng thống của tôi kết thúc, với khả năng tốt nhất, chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp để cung cấp các dịch vụ của chính phủ cho ngườidânngay tại nhà hoặc tạinơi làm việc".

"Việc thông qua Đạo luật CPĐT được cholà sẽ hỗ trợ đáng kể trong nỗ lực này. Chínhphủkhông ngừng theo đuổi các biện pháp để làm cho các dịch vụ trởnên cần thiết, không chỉ khả dụng mà còn dễ tiếp cận hơn. Động lực bền vững để làm trong sạch chính phủ và làm cho chínhphủ thích ứng hơn với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp sẽ vẫn là trọng tâm chính trong nỗ lực của chúng tôi cho đến những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ Tổng thống của tôi", Tổng thống Duterte nhấn mạnh./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Thành tựu triển khai CPĐT của Phillipines
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO