Thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh giai đoạn 2020 - 2027

Minh Huệ| 20/08/2020 08:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Một thay đổi lớn trong lĩnh vực y tế những năm gần đây là sự chuyển đổi trọng tâm từ điều trị bệnh sang quản trị sức khỏe, một thuật ngữ bao gồm giữ gìn sức khỏe, sống lành mạnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng. Cùng với sự tích hợp cộng hưởng của Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (cloud computing) và công nghệ dữ liệu lớn (big data) trong chăm sóc sức khỏe đã hình thành nên khái niệm “Sức khoẻ thông minh”.

"Sức khoẻ thông minh" (Smart Health) là một khái niệm mới đề cập đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị cho đến quản lý theo dõi diễn tiến của bệnh ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu bằng cách kết nối các dữ liệu sinh học của con người vào các thiết bị y tế được nhúng các nền tảng công nghệ thông tin. Đây là một bước đột phá đáng kể trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, các thiết bị thông minh được hỗ trợ kết nối Internet cho phép các cơ sở y tế thực hiện chăm sóc, phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị một cách chủ động và toàn diện hơn.

Thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh giai đoạn 2020-2027 - Ảnh 1.

Được thúc đẩy bởi cả hai yếu tố gồm nhu cầu tức thời (ví dụ: kiểm soát chi phí và tối ưu hóa hiệu quả) và các mục tiêu dài hạn (đặc biệt là độ chính xác cao hơn, ít lỗi hơn và kết quả tốt hơn), phát triển công nghệ sức khỏe thông minh được đánh giá mang nhiều lợi ích cho các bác sĩ và bệnh nhân nhờ sự tiện lợi, dễ tiếp cận. Nguyên nhân của sự phát triển các hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh chính là do dân số toàn cầu đang ngày càng gia tăng, số lượng người già nhiều hơn. Ngoài ra, đại dịch COVID-19, cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống sức khỏe thông minh.

Cụ thể, việc không có dữ liệu theo dõi sức khỏe cộng đồng cũng như các ứng dụng thông minh cảnh báo cho người dân về tình trạng, dấu hiệu nhận biết nguy cơ nhiễm bệnh... đã dẫn đến tình trạng hệ thống y tế tại nhiều quốc gia không kịp đối phó với sự bùng nổ của dịch COVID-19 dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là tỷ lệ tử vong cao. Đồng thời, nỗi lo sợ bị nhiễm bệnh và tình trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe bão hòa trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng khắp châu Âu đang khiến một số lượng lớn người dân chuyển sang hình thức trực tuyến để kiểm tra bệnh và tư vấn y tế từ xa và thúc đẩy một bước nhảy vọt và có thể thay đổi thói quen tư vấn y tế của người bệnh. Do đó, sau khi dịch COVID-19 được đẩy lùi, việc nâng cấp và triển khai các hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh sẽ  là một trong những trọng tâm hàng đầu của các chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các doanh nghiệp trong những năm tới.

Sôi động thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh

Quy mô thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh toàn cầu được định giá 143,6 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 16,2% từ năm 2020 đến năm 2027. Thị trường chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số được thúc đẩy bởi các nhà cung cấp ứng dụng sức khỏe di động, các nhà sản xuất thiết bị đeo thông minh và hệ thống kê đơn điện tử.  Các dòng sản phẩm chính trong giai đoạn dự báo là:

ạn dự báo là: - Tăng cường triển khai các hệ thống quản lý hàng tồn kho như Kanban RFID và tủ thông minh RFID nhằm hạn chế chi phí tồn kho và đảm bảo quản lý hậu cần phù hợp sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh.

- Phát triển ống tiêm thông minh, thuốc thông minh và băng vết thương thông minh cho phép theo dõi bệnh nhân từ xa, giúp chẩn đoán các bệnh về đường tiêu hóa, giảm thiểu lây nhiễm và theo dõi quá trình chữa bệnh từ xa sẽ củng cố nền tảng cho sự phát triển thị trường trong tương lai.

Sự phát triển thị trường ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe thể hiện tiềm năng tăng trưởng cao cho ngành CNTT do các sáng kiến hỗ trợ của chính phủ trên toàn cầu. Các chương trình hỗ trợ của chính phủ được dự báo là điểm báo hiệu sự tăng trưởng thị trường trên toàn cầu. Chẳng hạn, vào tháng 3 năm 2020, chính phủ Quebec phối hợp với Hiệp hội Y khoa Canada (CMA) đã quyết định mở rộng quyền truy cập các dịch vụ Telehealth trên các tỉnh khác nhau của Canada như Alberta, New Brunswick, British Columbia, Manitoba, Ontario, Newfoundland và những nơi khác. Những nỗ lực như vậy dự kiến sẽ đặt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe số hướng đến bệnh nhân ở mức ưu tiên cao nhất.

Ngoài ra, vào tháng 3 năm 2020, Dịch vụ Y tế quốc gia NHS (Vương quốc Anh) đã khuyến khích các tổ chức y tế hạng nhất sử dụng dịch vụ từ xa để giảm lây lan COVID-19. Tính đến thời điểm hiện tại, tại các phòng khám chăm sóc cơ sở, Anh ghi nhận gần 340 triệu hồ sơ tư vấn y tế hàng năm và chỉ 1% trong số đó được thực hiện thông qua các cuộc gọi video. Tuy nhiên, NHS đang có kế hoạch triển khai các dịch vụ từ xa bằng cách giảm việc tư vấn trực tiếp.

Bắc Mỹ là khu vực có thị phần chăm sóc sức khỏe thông minh lớn nhất, chiếm tới 34,81% vào năm 2019. Có được điều này là do các chính sách hỗ trợ của chính phủ cho việc triển khai y tế kỹ thuật số và khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng với kiến thức kỹ thuật số cao.  Sự hiện diện của các sáng kiến của chính phủ dưới dạng Đạo luật HITECH cung cấp phụ cấp cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe là một trong những yếu tố chính được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường khu vực. Hơn nữa, sự hiện diện của những công ty lớn tham gia thị trường, nhận thức ngày càng tăng về chăm sóc sức khỏe được kết nối, sự thâm nhập cao của Internet và điện thoại thông minh, cùng với việc sử dụng các ứng dụng liên quan đến sức khỏe là những yếu tố chính tác động đến phát triển của thị trường trong giai đoạn dự báo.

Vào ngày 10 tháng 3 năm 2020, Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ (AMA) tuyên bố rằng gần 76% bệnh viện ở Mỹ sử dụng Telehealth để kết nối với các bác sĩ tư vấn và bệnh nhân nhờ khả năng chi trả và nâng cao giá trị chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, việc triển khai thành công các hệ thống kê đơn điện tử và Hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe khác nhau thúc đẩy tăng trưởng thị trường khu vực.

Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ thể hiện sự tăng trưởng sinh lợi trong giai đoạn dự báo. Các quốc gia như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ thể hiện tiềm năng đáng kể nhờ vào sự thâm nhập ngày càng tăng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe tiên tiến và cơ sở hạ tầng CNTT và di động phát triển nhanh chóng. Cùng với đầu tư ngày càng tăng vào chăm sóc sức khỏe thông minh, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng liên quan đến các công nghệ chăm sóc sức khỏe mới như Telemedicine, mHealth và EHR dự kiến sẽ bổ sung cho tăng trưởng thị trường khu vực. Có rất nhiều chương trình số hóa của chính phủ tại các quốc gia mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số trong giải pháp chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế.  

Với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, các công ty đang ngày càng đầu tư vào các dịch vụ từ xa.  Điều này nhằm tăng cường áp dụng các giải pháp Telemedicine để chống lại đại dịch COVID-19 trong khu vực. Sự tham gia ngày càng tăng từ các nhà sản xuất công nghiệp dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh. Một số công ty hoạt động trong thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh như: Cisco, IBM, Olympus Corp, GE Health, AT & T Inc., Apple Inc., Samsung Electronics, Logi-Tag, Wurth Group, AirStrip Technologies Inc., Allscripts Health Solutions Inc., Pepperl + Fuchs và Given Imaging Inc.

Các chiến lược như sáp nhập, mua lại, ra mắt các sản phẩm hay hợp tác và cộng tác đã được các công ty áp dụng để có được thị phần nhiều hơn trong thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh. Năm 2019, Teladoc Health đã đưa ra công cụ chuyên gia y tế Teladoc dành cho các bệnh nhân mắc các tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần phức tạp. Teladoc hỗ trợ tích hợp các dịch vụ y tế chuyên gia và bác sĩ với bệnh nhân của họ một cách dễ dàng. 

Vào tháng 4/2020, IBM đã hợp tác với chính phủ Mỹ để thành lập một nhóm nghiên cứu có tên gọi Hiệp hội Điện toán hiệu suất cao COVID-19 (COVID-19 High Performance Computing Consortium). Liên minh này bao gồm IBM, các phòng thí nghiệm quốc gia tại Mỹ, một số trường đại học, tập đoàn Amazon, Google, Microsoft và một số công ty khác. Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng sức mạnh của siêu máy tính để thực hiện một số lượng lớn các phép tính mà với một máy tính thông thường sẽ mất nhiều năm để hoàn thành và giúp các nhà nghiên cứu đẩy nhanh tốc độ, phân tích các mẫu dịch bệnh, cũng như mô hình các liệu pháp điều trị mới và tìm ra vaccine để chống lại COVID-19. 

Ngoài ra, cũng trong tháng 4/2020, Phillip đã giới thiệu một ứng dụng mới eCareManager dựa trên các công cụ chấm điểm để rà soát tình trạng của bệnh nhân nhằm phát hiện sự xấu đi hoặc bất kỳ xu hướng bất lợi nào liên quan đến COVID-19. Những tiến bộ như vậy dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường sức khỏe thông minh trong giai đoạn 2020 - 2027.

Triển vọng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thông minh

Ứng dụng mHealth: với sự phổ biến của điện thoại thông minh và nhu cầu sử dụng Internet cao, mHealth là ứng dụng chăm sóc sức khỏe thông minh có mức độ sử dụng cao. Ngoài ra, những sản phẩm đeo thông minh được các hãng công nghệ như Apple, Fitbit và MIare cho ra đời đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của phân khúc mHealth. Ước tính thị trường mHealth toàn cầu đạt khoảng 40,7 tỷ USD với khoảng 47,0% doanh thu trong năm 2019; và dự kiến sẽ tăng trưởng CAGR là 29,2% trong giai đoạn 2020 - 2027. 

Tháng 4/2020, Proxxi, một công ty Canada đã cho ra mắt một thiết bị đeo, Halo. Thiết bị này được thiết kế để đảm bảo tuân thủ giãn cách xã hội tại nơi làm việc trong đại dịch COVID-19. Nó sẽ liên tục thông báo về sự cách ly để đảm bảo giãn cách xã hội thích hợp.

Ứng dụng Kanban RFID: Hệ thống Kanban RFID là phân khúc phát triển nhanh nhất với tốc độ CAGR đạt 22,1% từ năm 2020 đến năm 2027. Xu hướng chính của việc áp dụng RFID là quản lý chuỗi cung ứng, tự động hóa, thông minh theo thời gian thực và theo dõi tài sản. Công nghệ RFID giúp xác định các vấn đề trong quy trình làm việc của bệnh viện, đặc biệt là trong việc di chuyển bệnh nhân nhập viện, ra viện nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hơn nữa, công nghệ RFID trong Hệ thống định vị thời gian thực (RTLS) cũng giúp theo dõi trẻ sơ sinh. Do đó, phân khúc Kanban RFID có khả năng tăng trưởng trong giai đoạn 2020 – 2027.

Ứng dụng Telemedicine là phân khúc phát triển nhanh thứ hai trong thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh. Đặc biệt sự bùng phát của dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa. Với việc giãn cách xã hội, cung cấp dịch vụ chăm sóc ảo đang trở thành một giải pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn. Các công ty cũng đang hợp tác với các bệnh viện để theo dõi bệnh nhân COVID-19, ví dụ, vào tháng 3 năm 2020, Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) đã ra mắt Trung tâm Telemedicine Hub, CoNTeC 24/7 - một trung tâm từ xa nhằm mục đích hỗ trợ các bác sĩ điều trị bệnh nhân theo thời gian thực. Quy mô thị trường Telemedicine toàn cầu được ước tính là 41,4 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ CAGR là 15,1% trong giai đoạn 2020 – 2027.

Tài liệu tham khảo

1. https://www.grandviewresearch.com/industry-analysis/mhealth-market

2. https://www.grandviewresearch.com/industry-analysis/rfid-kanban-systems-market

3. https://www.grandviewresearch.com/industry-analysis/smart-healthcare-market

4. https://medicalfuturist.com/covid-19-was-needed-for-telemedicine-to-finally-gomainstream/

5. https://www.prnewswire.com/news-releases/smart-healthcare-market-analysisby-product-rfid-kanban-systems-rfid-smart-cabinets-electronic-health-recordsehrtelemedicine-mhealth-smart-pills-smart-syringes-and-segment-forecaststo-2022-300171441.html

(Bài đăng ấn phẩm in tạp chí TT&TT Số 7+8 Tháng 8/2020)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Thị trường chăm sóc sức khỏe thông minh giai đoạn 2020 - 2027
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO