Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

PV| 25/10/2019 16:25
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Dự thảo Nghị định quy định về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử đang được Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý tương đương các cách thức hợp pháp khác.

Dự thảo Nghị định này quy định việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

Theo đó, thực hiện TTHC trên môi trường điện tử là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành các bước thực hiệnTTHC thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, hệ thống thông tin một cửa điện tử. 

Hồ sơ điện tử thực hiện TTHC là những giấy tờ thành phần hồ sơ TTHC mà tổ chức, cá nhân phải nộp theo quy định của pháp luật ở dạng điện tử.

Tài khoản giao dịch điện tử là danh tính điện tử hợp pháp được xác thực điện tử để đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh khi thực hiện TTHC trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Điểm quan trọng của Dự thảo đó là việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý tương đương các cách thức hợp pháp khác. Việc tổ chức thực hiện, tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cách thức điện tử được thực hiện hợp pháp, hợp lý, khoa học; bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, an toàn và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Cá nhân, tổ chức không phải khai, nộp lại những thông tin, hồ sơ đã cung cấp và được cơ quan hành chính nhà nước công nhận dưới dạng điện tử. Việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử không làm phát sinh chi phí ngoài quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân; Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện giao dịch điện tử mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Ảnh minh họa

Để thực hiện TTHC bằng phương thức điện tử được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân phải có danh tính điện tử hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cung cấp và công cụ xác thực điện tử ở mức độ an toàn theo yêu cầu để xác thực khi thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

Hình thức, mức độ an toàn của danh tính điện tử và công cụ xác thực điện tử do Cơ quan cung cấp việc thực hiện TTHC điện tử xác định, bảo đảm phù hợp với quy định tại Nghị định về định danh và xác thực điện tử và văn bản quy phạm pháp luật quy định về TTHC.

Tổ chức, cá nhân sử dụng định danh điện tử đã được cơ quan có thẩm quyền cấp để đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh. Tổ chức, cá nhân sau khi đăng nhập và xác thực thành công bằng tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia thì được truy cập vào các Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh mà không cần thực hiện đăng nhập vào các Cổng này.

Khi thực hiện TTHC bằng phương thức trực tuyến, tổ chức, cá nhân cần xác thực điện tử bằng công cụ xác thực có mức độ an toàn tương đương hoặc cao hơn mức độ xác thực theo yêu cầu của cơ quan cung cấp việc thực hiện TTHC điện tử. Tổ chức, cá nhân có tài khoản để thực hiện các giao dịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, tổ chức được cung cấp một kho lưu trữ thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng nhập thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia để thực hiện các TTHC, các thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan đến TTHC được giải quyết thành công được ghi nhận lại trên Cổng dịch vụ công quốc gia để hỗ trợ tự động trong quá trình thực hiện TTHC tương tự hoặc liên quan trong những lần tiếp theo.

Theo dự thảo, công chức Bộ phận Một cửa phải phản hồi và tiếp nhận xử lý hồ sơ theo quy trình như quy định tại Chương III Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ, cán bộ, công chức phải phản hồi cho tổ chức, cá nhân biết thông qua các kênh thông tin cá nhân, tổ chức đăng ký và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể một lần để công dân, tổ chức bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO