Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư

AD| 17/06/2021 08:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Nền kinh tế số đầy hứa hẹn của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng đều đặn, đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, công ty khởi nghiệp (startup) và doanh nghiệp (DN). Đây là nhận định của một bài viết về nền kinh tế số Việt Nam trên trang techwireasia.com mới đây.

Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình bài viết trên trang techwireasia.com.

Nền kinh tế Việt Nam sẵn sàng cho tăng trưởng kỹ thuật số

Bài viết cho biết trong những năm gần đây, khu vực Đông Nam Á đã và đang chứng kiến những nỗ lực nhanh chóng và bền vững đầu tư vào các sáng kiến kinh tế số khác nhau trong cả khu vực công và tư. Các tập đoàn công nghệ lớn cũng đang tạo ra những làn sóng mạnh mẽ như gần đây nhất là vụ sáp nhập của Tokopedia-Gojek và trước đó là Grab, đang thúc đẩy niêm yết tại Mỹ với mức định giá hơn 40 tỷ USD.

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là luôn sẵn sàng cho tăng trưởng kỹ thuật số.

Việt Nam với môi trường chính trị ổn định, các chính sách kinh tế tiến bộ và tăng trưởng kinh tế bền vững, các nhà đầu tư cũng như các bên tham gia đều có cơ hội thu được lợi nhuận khi khai thác tiềm năng kinh tế to lớn của đất nước.

Việt Nam đã công bố kế hoạch 10 năm về chuyển đổi số (CĐS) quốc gia với tham vọng xây dựng 10 kỳ lân khởi nghiệp, mỗi DN trị giá trên 1 tỷ USD vào năm 2030.

Theo techwireasia.com, với mục tiêu kết hợp áp dụng kỹ thuật số trên tất cả các lĩnh vực đạt tối thiểu 10% và tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet là 80%, kế hoạch này dường như đang đi đúng hướng.

Theo dự báo của Google, Temasek và Bain & Co, giá trị nền kinh tế số của Việt Nam có thể tăng trưởng lên 52 tỷ USD vào năm 2025, chiếm khoảng 1/6 giá trị nền kinh tế số Đông Nam Á trị giá 300 tỷ USD.

Sự phát triển của kinh tế số Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, các startup và các DN hoạt động trong các lĩnh vực như dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT), tài chính số, trò chơi trực tuyến và các dịch vụ hỗ trợ công nghệ để thúc đẩy tiến trình Cách mạng công nghiệp 4.0. Và trong đó, dịch vụ tài chính số được cho là lĩnh vực hấp dẫn để đầu tư và phát triển các dịch vụ cho vay và thanh toán.

Với sự phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm an toàn, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen với việc chuyển sang mua sắm trên các kênh TMĐT đã đẩy mạnh sự cạnh tranh trong lĩnh vực TMĐT giữa các tập đoàn mua sắm trực tuyến như Shopee và Lazada.

Hơn nữa, hệ sinh thái DN số đang phát triển được hỗ trợ nhiều bởi nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ công nghệ như đám mây, dữ liệu lớn và Internet vạn vật (IoT). Việt Nam cũng cho thấy tiềm năng to lớn về blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI), được đẩy mạnh bởi kế hoạch 10 năm để phát triển AI trong nước.

Chính trong những lĩnh vực quan trọng này, cơ hội dành cho các startup là rất lớn - một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kỹ thuật số nổi bật.

Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Nắm bắt cơ hội để phát triển các startup ở Đông Nam Á

Từ đầu năm 2018, kỳ lân lớn nhất Đông Nam Á - Grab đã đầu tư mạnh để giúp các startup trong khu vực Đông Nam Á tăng tốc.

Hợp tác với cả khu vực tư nhân và nhà nước, Grab đã và đang thu hút các startup có ý định mở rộng quy mô thông qua các cơ hội cố vấn, tiếp cận cơ sở khách hàng của Grab và thậm chí là tiềm năng đầu tư trực tiếp.

Năm 2020, các siêu kỳ lân (các startup trị giá trên 10 tỷ USD), đã nhận ra tiềm năng của nền kinh tế số Việt Nam và khởi động một chương trình nhằm hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu.

Trong chương trình tăng tốc Grab Ventures Ignite, 5 công ty chiến thắng đã giành được hơn 1 triệu USD tiền đầu tư và giải thưởng hiện vật từ Grab và các đối tác của chương trình.

Các startup công nghệ này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bán lẻ, bảo hiểm, logistics và truyền thông./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO