Tiêu chuẩn công nghệ và vị thế quốc gia

Hoàng Linh| 16/09/2022 05:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Các chuyên gia của Đại học Quốc gia Australia cho rằng các nước nhỏ cần hợp tác để xây dựng tiêu chuẩn đáp ứng sự thịnh vượng, bảo đảm an ninh và mang lại các giá trị quốc gia.

Hội thảo "Địa kinh tế của các tiêu chuẩn công nghệ quan trọng" do Đại học Quốc gia Australia chủ trì tổ chức trực tuyến vào ngày 15/9/2022 dành cho các đại biểu làm công tác tiêu chuẩn công nghệ Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức về bối cảnh và tầm quan trọng của các tiêu chuẩn công nghệ để thúc đẩy chính sách công dựa trên bằng chứng và thông tin.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong việc tham gia xây dựng tiêu chuẩn công nghệ

Tại Hội thảo, các chuyên gia của Đại học Quốc gia Australia đã chia sẻ thông tin về 2 báo cáo "Trung Quốc và địa chính trị mới của tiêu chuẩn hóa kỹ thuật" (China and the New Geopolitics of Technical Standardization) của John Seaman và tiêu chuẩn hoá tương lai (Standardizing the future) của Guilia Neaher và cộng sự.

Theo báo cáo "Trung Quốc và địa chính trị mới của tiêu chuẩn hóa kỹ thuật", Trung Quốc đã công bố một số kế hoạch và sách trắng phác thảo chiến lược thống trị thị trường và tiêu chuẩn công nghệ, trong đó chủ đạo là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ mới nổi khác.

Tiêu chuẩn công nghệ và vị thế quốc gia - Ảnh 1.

Nhìn chung, các kế hoạch của Trung Quốc nhằm củng cố và xây dựng vị thế của Trung Quốc trở thành một siêu cường công nghệ toàn cầu và đảm bảo Trung Quốc có vị trí trong bàn thảo các tiêu chuẩn công nghệ, dữ liệu và đổi mới.

Khi bối cảnh sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ AI, 5G IoT và nhiều công nghệ mới khác, Trung Quốc muốn trở thành trung tâm của hành động.

Ví dụ, công nghệ AI là một lĩnh vực được Trung Quốc quan tâm đặc biệt. Sách Trắng năm 2018 của Trung Quốc chỉ tập trung vào tiêu chuẩn hóa AI. Chiến lược tiêu chuẩn AI của Trung Quốc có ba mục tiêu chính, tất cả đều hướng tới mục tiêu rộng hơn là củng cố vị thế của Trung Quốc như một siêu cường công nghệ toàn cầu: (1) các tiêu chuẩn tốt hơn sẽ tăng khả năng tương tác cho các công nghệ AI, mở rộng thị phần Trung Quốc; (2) nếu các công ty Trung Quốc thiết kế các tiêu chuẩn AI, Trung Quốc sẽ được coi là một đối thủ cạnh tranh lớn hơn trên toàn cầu và sẽ gặt hái được những lợi ích tài chính đi kèm với việc thiết lập các tiêu chuẩn; (3) Trung Quốc muốn đi đầu trong lĩnh vực AI và các công nghệ mới khác do nhận thức rằng phương Tây luôn thống trị các quy tắc và tiêu chuẩn Internet.

Trong khi đó, báo cáo về "Tiêu chuẩn của tương lai" đề cập về việc Mỹ có thể làm thế nào để điều hướng chính trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo báo cáo, các tiêu chuẩn về dữ liệu và công nghệ đại diện cho một phần quan trọng của hệ sinh thái số của thế giới và như vậy, chúng có thể có ý nghĩa quan trọng đối với địa chính trị.

Theo báo cáo, Trung Quốc gần đây đã đưa ra một chiến lược mới nhằm tăng cường sự tham gia vào các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn công nghệ quốc tế để củng cố vị thế của nước này như một siêu cường kinh tế và công nghệ toàn cầu.

Tuy nhiên, sự đại diện của Trung Quốc trong các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế còn cần thời gian để đạt đến mức không tương xứng, đặc biệt là so với tiềm lực kinh tế của đất nước. Mỹ chiếm ưu thế trong các cơ quan tiêu chuẩn khi nắm giữ ít nhất 50% số phiếu bầu ở 11/39 tổ chức. Hơn nữa, các cơ quan như vậy có cấu trúc ổn định và có thể chịu được áp lực từ mỗi chính phủ so với trước đây.

Chính sách đúng đắn của Mỹ là nhằm thúc đẩy việc thiết lập các tiêu chuẩn hợp lý về mặt kỹ thuật, hiệu quả về chi phí và công bằng, không nên tập trung vào việc loại Trung Quốc hoặc quản lý cấu trúc và quy trình của các cơ quan tiêu chuẩn. Thay vào đó, Washington sẽ làm tốt hơn để hỗ trợ lĩnh vực công nghệ của Mỹ và đảm bảo rằng các công nghệ mới xuất hiện từ Mỹ có chất lượng cao nhất, vì các sản phẩm được thiết kế tốt có nhiều khả năng được lựa chọn để sử dụng trên toàn cầu.

Các công nghệ mới tác động đến lợi ích quốc gia và cần sự phối hợp

GS. Athea Roberts, Đại học Quốc gia Australia cho biết hiện nay các công nghệ như 5G, 6G hay các công nghệ AI, điện toán lượng tử, công nghệ sinh học… có tác động lớn đến lợi ích quốc gia, sự thịnh vượng, an ninh và các giá trị khác.

Tiêu chuẩn công nghệ và vị thế quốc gia - Ảnh 2.

GS. Athea Roberts: Các nước cần hợp tác để xây dựng tiêu chuẩn công nghệ đáp ứng sự phát triển quốc gia

Cũng theo GS. Athea Roberts, rất nhiều các công ty tham gia thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ như Nokia, Ericsson, Huawei. Các công ty này đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào các cuộc thảo luận về thiết lập tiêu chuẩn với mục tiêu không chỉ là giải pháp kỹ thuật tốt nhất được áp dụng mà còn thường là giải pháp ưu tiên của riêng các công ty được thông qua. Nhưng đằng sau những công ty chính là sự tham gia của các quốc gia. Trung Quốc với tư cách là một quốc gia đang phát triển và muốn xây dựng sức mạnh thiết lập tiêu chuẩn công nghệ của mình mà từ đó tạo ra vị thế tạo dẫn đầu toàn cầu.

Cũng theo bà Athea, công nghệ và khả năng tương tác có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế bởi vì có thể tác động đến chi phí, mức độ chất lượng của sản phẩm. Nhưng liền với đó có những lo ngại về bảo mật, an ninh, quyền riêng tư. Theo đó, cần cân nhắc khi đưa ra quyết định về tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ và sử dụng công nghệ nào.

Các cường quốc và các công ty lớn chạy đua trong việc tham gia xây dựng các tiêu chuẩn. Vậy cơ hội nào cho các nhỏ nhỏ có thể tham gia xây dựng các tiêu chuẩn? Theo các chuyên gia Đại học quốc gia Australia, giải pháp thực tế duy nhất là kết hợp các nguồn lực để chia sẻ kiến thức nhằm phát triển các phương pháp hay nhất, xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và cùng chia sẻ để học hỏi lẫn nhau.

Giống như hợp tác kinh tế, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam có thể hợp tác, thảo luận với các nước về các chính sách về xây dựng các tiêu chuẩn, tổ chức các hội thảo để thảo luận các thông tin một cách tích cực.

"Tiêu chuẩn công nghệ đóng vai trò quan trọng vì có thể sử dụng tiêu chuẩn để phát triển các sản phẩm mới. IoT là một ví dụ công nghệ mà mà các quốc gia nhỏ có thể khai thác, xây dựng tiêu chuẩn, phát triển các sản phẩm phù hợp", GS. Athea Roberts nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Phát triển chứng thực chữ ký số công cộng đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế
    Theo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), để phát triển dịch vụ, mở rộng thị trường cho các dịch vụ chứng thực chữ ký số và đưa chữ ký số trở thành phổ biến với mọi người thì bên cạnh hình thức ký số truyền thống, giải pháp ký số mới đang trở thành một nhu cầu tất yếu, không thể thiếu của một xã hội phát triển.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Tiêu chuẩn công nghệ và vị thế quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO