Truyền thông

TikTok đã xử lý nội dung sai phạm theo yêu cầu của Bộ TT&TT được khoảng 94%

NK 21:13 07/12/2023

Theo đại diện Cục PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT, do môi trường mạng cũng giống như ngoài đời thực nên việc xử các nội dung vi phạm cũng cần có sự tham gia của các Bộ ngành chuyên sâu theo từng lĩnh vực.

Tiếp tục đấu tranh yêu cầu TikTok thực hiện nghiêm nội dung Bộ TT&TT yêu cầu

Chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ tháng 12 của Bộ TT&TT chiều tối ngày 7/12, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), cho biết, Cục đã làm việc với TikTok Việt Nam và TikTok Singapore để thực hiện các yêu cầu của Bộ TT&TT và Bộ ngành liên quan về các nội dung vi phạm theo Kết luận kiểm tra. Đến thời điểm hiện nay, Cục đã nhận được phản hồi của TikTok Singapore.

ba-nguyen-thi-thanh-huyen-pho-cuc-truong-cuc-ptth-ttdt.png
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền: Bộ TT&TT đã yêu cầu TikTok thực hiện 9 nội dung.

Theo Kết luận kiểm tra số 08/KL-BTTTT về việc kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam ban hành ngày 29/9, Bộ TT&TT đã yêu cầu TikTok thực hiện 9 nội dung. Trong văn bản phản hồi của mình, TikTok đã cam kết thực hiện 4 nội dung từ ngày 26/10/2023 như: tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em; vấn đề bản quyền thì một số nội dung đã thực hiện và vẫn đang tiếp tục triển khai như bổ sung đầu mối giải quyết; rút ngắn thời gian giải quyết theo yêu cầu pháp lý; vấn đề phối hợp triển khai truyền thống chính sách.

Cụ thể, thời gian qua, TikTok đã phối hợp với Bộ TT&TT để triển khai một số chương trình truyền thông, nâng cao văn hoá ứng xử trên mạng qua chiến dịch "Tin" trong 2 tháng vừa qua, phát động chiến dịch khuyến khích nhà sáng tạo nội dung tham gia quảng bá cho chiến dịch chống lại tin giả…

3 nội dung TikTok đang triển khai, trao đổi, thảo luận với Bộ TT&TT sao cho hiệu quả, khả thi như ngăn chặn nội dung vi phạm pháp luận, nâng cấp công cụ rà soát hiệu quả hơn, cải thiện hệ thống kiểm duyệt nội dung…

Trong quá trình triển khai, Cục đã yêu cầu xử lý 100% các nội dung vi phạm. “Hiện, TikTok đã xử lý theo yêu cầu của Bộ TT&TT được khoảng 94 - 95%”, bà Huyền khẳng định.

2 nội dung TikTok chưa thực hiện bao gồm việc uỷ quyền cho pháp nhân Việt Nam để thực hiện và quản lý các nội dung vi phạm theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước thì TikTok phản hồi do pháp luật chưa quy định nên không có cơ sở để thực hiện. Tiếp theo, đó là phối hợp với cơ quan báo chí để đưa nội dung lên nền tảng TikTok.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh, đàm phán để yêu cầu TikTok phải thực hiện nghiêm các nội dung mà Bộ TT&TT đã đưa ra tại kết luận điều tra”, bà Huyền cho biết thêm.

Đã xử lý nhiều nội dung vi phạm trên các nền tảng xuyên biên giới

Đối với việc livestream mua bán dịch vụ cờ bạc trên TikTok để lôi kéo người dân, bà Huyền cho biết đây là những nội dung vi phạm pháp luật và khi Cục phát hiện thì đều yêu cầu nền tảng này cũng như các website, mạng xã hội khác thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các dịch vụ này. Trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì sẽ chuyển cơ quan điều tra.

Trong thời gian vừa qua, Cục đã yêu cầu TikTok và Facebook xử lý nhiều hội nhóm, dịch vụ, nội dung, hoạt động vi phạm pháp luật như ảnh hưởng đến trẻ em, vi phạm luật giao thông, lừa đảo…

Trong năm 2023, Cục đã yêu cầu Facebook gỡ bỏ 107 hội nhóm vi phạm”, bà Huyền chia sẻ thêm.

Cục cũng mong cơ quan báo chí chung tay, phát huy vai trò phát hiện các trường hợp vi phạm và gửi đến đơn vị chức năng liên quan để nắm bắt, xử lý nhanh, kịp thời.

Đối với việc bán hàng giả, hàng nhái trên TikTok, theo bà Huyền, việc quản lý vấn đề này, Bộ TT&TT có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương. Trong trường hợp Bộ Công Thương phát hiện các vi phạm trên các nền tảng mà việc yêu cầu, xử lý không đủ quyền hạn thì có thể phối hợp với Bộ TT&TT cũng như các Bộ ngành liên quan để ngăn chặn.

Môi trường mạng cũng như trên môi trường thực, việc quản lý các nội dung không chỉ do Bộ TT&TT mà các Bộ ngành đều phải cùng có trách nhiệm theo ngành, lĩnh vực, địa bàn. Như vậy, các nội dung vi phạm trên môi trường mạng mới có thể xử lý đầy đủ theo đúng quy định pháp luật hiện hành”, bà Huyền kết luận./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
TikTok đã xử lý nội dung sai phạm theo yêu cầu của Bộ TT&TT được khoảng 94%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO