Triển khai robot xếp hàng lên kệ tại các cửa hàng FamilyMart ở Nhật Bản

TH| 16/08/2022 11:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Với hơn 16.000 cửa hàng tiện lợi FamilyMart ở Nhật Bản, việc đảm bảo chuỗi cung ứng sản phẩm cho các cửa hàng là cần thiết để giữ chân khách hàng. Để giải quyết bài toán này, đồng thời đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động, FamilyMart đã sử dụng các robot được sản xuất bởi Telexistence để đảm trách công việc xếp các chai đồ uống lên kệ.

FamilyMart là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn của Nhật Bản cung cấp đa dạng các sản phẩm từ đồ ăn nhanh, thực phẩm khô hay các loại hàng tiêu dùng… Ra đời với mục đích chính là mang lại sự tiện lợi tuyệt đối có người tiêu dùng, các cửa hàng tiện lợi Family Mart hoạt động 24/24 trong suốt 365 ngày/năm. Với hơn 16.000 cửa hàng ở Nhật Bản, việc đảm bảo chuỗi cung ứng sản phẩm cho các cửa hàng này là cần thiết để giữ khách hàng hài lòng.

Nếu như trước đây các doanh nghiệp thường sử dụng lao động thủ công để quản lý hàng tồn và lưu kho thì nay công nghệ phát triển đã cho phép hầu hết các quy trình này được tự động hóa.

Telexistence Inc. và FamilyMart Co. đang triển khai một đội robot hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) để sắp xếp các kệ hàng tại 300 cửa hàng tiện lợi trên khắp Nhật Bản. Động thái này được cho là sẽ giúp nhân viên bán lẻ giảm bớt các công việc lặp đi lặp lại như bổ sung đồ uống trên các kệ để tập trung giải quyết các công việc phức tạp hơn như tương tác với khách hàng. Hiện tại, Nhật Bản có hơn 56.000 cửa hàng tiện lợi, nhiều thứ ba trên thế giới về mật độ.

Các robot của Telexistence vận hành trên nền tảng AI và robotics vượt trội của NVIDIA Jetson. Công ty cũng đang phát triển các hệ thống hậu cần kho hàng dựa trên AI với các robot phân loại và nhặt gói hàng.

Theo Jin Tomioka, Giám đốc điều hành của Telexistence, công ty muốn triển khai robot vào các ngành công nghiệp hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của con người.

"Không gian đầu tiên chúng tôi giải quyết vấn đề này là thông qua các cửa hàng tiện lợi - một mạng lưới khổng lồ hỗ trợ cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở Nhật Bản, nhưng đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động", Tomioka cho biết.

Các robot xếp hàng lên kệ, được gọi là TX SCARA, sẽ được triển khai tới 300 cửa hàng FamilyMart trong tháng 8/2022. Việc triển khai robot tự động cho các cửa hàng FamilyMart còn lại cũng được lên kế hoạch, trong khi các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn khác cũng dự kiến sử dụng robot trong những năm tới.

TX SCARA (viết tắt của "Cánh tay robot lắp ráp theo quy trình có chọn lọc") bao gồm nhiều camera để quét từng kệ, sử dụng AI để xác định đồ uống sắp hết và lập kế hoạch đường đi để bổ sung chúng. Nó có thể chạy tự động hoặc điều khiển từ xa. Đó là phương án dự phòng cho trường hợp AI bị lỗi hoặc gặp phải những thứ không đúng vị trí.

Nhà sản xuất này cho biết, một cánh tay có thể thay thế từ 1 - 3 tiếng làm việc của con người mỗi ngày tại mỗi cửa hàng.

Hàng tháng, FamilyMart sẽ trả Telexistence một khoản phí cho những hoạt động sử dụng, bảo trì và hỗ trợ điều khiển cánh tay bằng tai nghe thực tế ảo khi cần thiết. Họ còn cho biết các robot có thể hoạt động mà không cần sự hỗ trợ của con người đến 98% thời gian.

Ông Tomohiro Kano, Tổng giám đốc FamilyMart, cho biết: “Sự sụt giảm lao động của Nhật Bản là một trong những vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến khả năng tiếp tục duy trì hoạt động ổn định của công ty. Khoảng thời gian mới được tạo ra có thể bù cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và cửa hàng”.

Telexistence ước tính rằng một cửa hàng tiện lợi bận rộn cần cung cấp thêm hơn 1.000 đồ uống mỗi ngày. Hệ thống đám mây của TX SCARA cung cấp cơ sở dữ liệu về doanh số bán sản phẩm dựa trên tên, ngày, giờ và số lượng mặt hàng được robot bổ sung lên kệ trong quá trình hoạt động. Điều này cho phép AI ưu tiên những mặt hàng nào cần bổ sung trước dựa trên dữ liệu bán hàng trong quá khứ.

Được thành lập vào năm 2017, Telexistence có kế hoạch sử dụng robot để hỗ trợ các cửa hàng tiện lợi của Mỹ trong tương lai, khi sự thiếu hụt lao động trong ngành bán lẻ tiếp tục là một yếu tố gây xáo trộn lớn. Ở Mỹ, hơn một nửa số người tiêu dùng cho biết họ ghé thăm một trong 150.000 cửa hàng tiện lợi của đất nước này ít nhất một lần mỗi tháng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai robot xếp hàng lên kệ tại các cửa hàng FamilyMart ở Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO