Ứng dụng công nghệ số: Giảm áp lực trong phòng chống dịch Covid-19

Kim Anh - Hàn Giang| 20/06/2021 08:23
Theo dõi ICTVietnam trên

“Chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K + vắc-xin” và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt để thực hiện được “mục tiêu kép” vừa chống dịch và phát triển kinh tế”, đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ ra mắt Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19

Và thực tế, thời gian qua nhờ ứng dụng công nghệ mà công tác phòng chống dịch ở nước ta đạt được hiệu quả tích cực…

Phát hin chui lây nhim nh… khai báo y tế

Tại TP.HCM, trong các cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong luôn nhấn mạnh đến việc  thực hiện khai báo y tế. Riêng những trường hợp phải khai báo y tế bắt buộc, nếu không thực hiện phải xử phạt nghiêm.

Trong thời gian toàn TP thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, riêng Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc (Q.12) thực hiện theo Chỉ thị 16 thì hoạt động khai báo y tế càng được thực hiện nghiêm hơn. Không chỉ là người lao động tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; những người tham gia vận tải hàng hóa, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch; người dân ra vào Q.Gò Vấp… mà ngay tại các chung cư, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị hoạt động khai báo y tế cũng được thực hiện nghiêm. Qua đó giúp phát hiện những trường hợp có nguy cơ…

Riêng tại các cơ sở khám chữa bệnh, hoạt động khai báo y tế đã kích hoạt trở lại ngay khi nước ta bùng phát đợt dịch thứ 4. Theo đó, những người đến bệnh viện (BV) đều phải thực hiện khai báo y tế điện tử. Và qua hoạt động “check-in” này, BV kịp thời phát hiện người bệnh có yếu tố nguy cơ để phân luồng, khám sàng lọc, cách ly tạm trong thời gian làm xét nghiệm. Lãnh đạo các BV đều thừa nhận, hoạt động này mang ý nghĩa quyết định cho sự “phòng thủ vững chắc” của cơ sở y tế, ngăn chặn sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 vào bên trong BV. Bởi khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào BV chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy khó lường.

Một số BV của TP còn triển khai “buồng cấp cứu sàng lọc”. Qua đó kịp thời phát hiện, cách ly người bệnh vào cấp cứu với Covid-19 (+).

Thời gian qua, các BV trên địa bàn TP đã trở thành nơi phát hiện ca mắc mới có nguồn gốc trong cộng đồng để hệ thống dự phòng kịp thời truy vết, khoanh vùng, dập dịch. Tính đến nay đã hơn 20 BV có người mắc Covid-19 (+) từng đến để khám chữa bệnh, trong đó có 13 BV chủ động phát hiện, kịp thời cách ly, xét nghiệm và chuyển người bệnh về các BV được phân công tiếp nhận điều trị. Đơn cử như BV Nhân dân Gia Định, qua sàng lọc đã phát hiện 3 trường hợp dương tính trong cùng một ngày; từ đó hệ thống dự phòng đã nhanh chóng truy vết và phát hiện ra chuỗi lây nhiễm từ nhóm truyền giáo Phục hưng tại Q.Gò Vấp.

Không chỉ dừng lại ở đẩy mạnh khai báo y tế, TP.HCM còn có một sản phẩm riêng - đó là “Bản đồ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19”. Chỉ với một chiếc điện thoại di động thông minh hoặc máy vi tính có kết nối mạng internet, người dân có thể tìm kiếm, phát hiện các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 xung quanh mình hoặc tại một vị trí bất kỳ trên địa bàn TP. Sắp tới, bản đồ sẽ được nâng cấp, bổ sung một số chức năng mới như: Thông tin các điểm dịch tễ, điểm phong tỏa, ca dương tính đã công bố trong vòng bán kính do người dùng xác định trên bản đồ; Cập nhật thông tin bản đồ các quận - huyện, phường - xã đã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19; Xác định vị trí, tìm đường đi để xây dựng lộ trình di chuyển phù hợp, hạn chế tiếp xúc các điểm có nguy cơ lây nhiễm. Bản đồ này được cung cấp tại địa chỉ: https://1022.tphcm.gov.vn/ hoặc https://bando.tphcm.gov.vn/covid19.

Ngăn dch xâm nhp qua mã QR Code

Đà Nẵng không còn phát hiện ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng. Theo đó TP đã triển khai 15 chốt kiểm soát dịch ở các cửa ngõ ra vào. Việc kiểm tra khai báo y tế qua mã QR Code tại các chốt này mang lại hiệu quả tích cực, ngăn chặn nguy cơ xâm nhập nguồn bệnh từ các tỉnh, thành khác.

Theo đó, các tuyến xe khách đến Đà Nẵng, khi ngang qua các chốt kiểm dịch, tài xế đều phải đưa khách vào chốt khai báo y tế. Để tiết kiệm thời gian của đôi bên, trước khi đến địa phận Đà Nẵng, tài xế nhắc nhở hành khách trên xe dùng điện thoại thông minh khai báo y tế trực tuyến. Chị Nguyễn Thị Hoài - một hành khách tuyến xe Bình Định - Đà Nẵng - chia sẻ: “Tôi thấy việc khai báo y tế này rất tốt, thuận tiện cho mọi người và đảm bảo an toàn, phòng chống Covid-19. Nếu trên xe có một người mắc Covid-19 thì không thể đi tới những vùng khác được. Bây giờ dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp nên người dân ai cũng lo ngại”.

Người dân thực hiện khai báo y tế trực tuyến đều được cấp một QR Code. Khi đi qua các chốt kiểm dịch Covid-19, chỉ cần mở điện thoại, dùng hình ảnh QR Code đưa vào máy quét mã. Hệ thống tự động phân tích dữ liệu thông tin. Đối với trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến người nghi nhiễm Covid-19, đến từ vùng dịch… thì lực lượng chức năng thực hiện ngay các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.

Với 15 chốt kiểm soát tình hình dịch tại các điểm trọng yếu ra vào TP, Đà Nẵng đã trang bị 15 máy quét QR Code. Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ cũng sử dụng máy tính, máy tính bảng triển khai ứng dụng quét QR Code để kiểm soát người vào, ra tại các chốt. Thông tin, dữ liệu khai báo y tế và check-in, được đưa về Trung tâm dữ liệu TP để phục vụ người dân, du khách tiếp tục sử dụng khi đến các địa điểm khác hoặc các cơ sở lưu trú trên địa bàn. Người dân, du khách khi đi ra khỏi TP, bộ phận kiểm soát thực hiện check-out, ghi nhận và đưa vào dữ liệu không còn lưu trú tại Đà Nẵng để phục vụ quản lý.

Đại tá Phan Ngọc Truyền - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Đà Nẵng - cho biết, đơn vị làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với ngành chức năng tầm soát các xe từ những vùng dịch đi qua địa bàn TP để có thông tin nhanh chóng, kịp thời và có hướng xử lý, nhất là những người đến từ những vùng dịch được Bộ Y tế thông báo. Từ đó, tạo ra hiệu ứng tốt trong công tác phòng chống dịch.

Ứng dụng công nghệ số: Giảm áp lực trong phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Sử dụng quét mã QR Code kiểm soát dịch tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại Đà Nẵng

Không chỉ triển khai kiểm soát bằng mã QR Code tại các chốt cửa ngõ vào TP. Tại nhiều chợ trên địa bàn, người dân cũng sử dụng quét mã QR Code trước khi vào chợ.

Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP - nhìn nhận, ứng dụng khai báo y tế điện tử, quét QR Code được ứng dụng rộng rãi mang lại hiệu quả tích cực trong công tác kiểm soát, phòng chống dịch. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, phường, xã triển khai triệt để việc khai báo y tế điện tử kết hợp với kiểm soát ra, vào qua QR Code.

Ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cũng đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai báo y tế, kiểm soát dịch bệnh tại TP. Ông Quảng cho rằng, việc ứng dụng công nghệ thông tin để việc khai báo y tế giúp các lực lượng làm nhiệm vụ đỡ vất vả hơn. Mục tiêu của ứng dụng số hóa vào phòng dịch là nhằm tăng cường kiểm soát người ra, vào để hạn chế thấp nhất việc xâm nhập nguy cơ lây nhiễm vào TP…


Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
Ứng dụng công nghệ số: Giảm áp lực trong phòng chống dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO