Uy hiếp Iran, suýt chút nữa phi đội "đại bàng tấn công" của Không quân Mỹ trả giá cực đắt?

Hoài Giang| 08/04/2020 15:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, trang The Aviation Geek tiết lộ "vụ việc hi hũu" khi đội bay F-15E Strike Eagle của Mỹ tiến hành một nhiệm vụ trong khu vực bị uy hiếp của phòng không (được cho là Iran).

"Nhiệm vụ đặc biệt" trong bối cảnh căng thẳng với Iran?

Vào tháng 1/2020 (cho tới nay vụ việc mới được tiết lộ) một đội bay gồm 3 chiếc F-15E Strike Eagle (được cho là 3 chiếc) đã xuất kích để thực hiện một nhiệm vụ yểm trợ đường không ở Trung Đông .

Chiếc F-15E dẫn đầu đội bay thuộc Phi đội tiêm kích viễn chinh 494 của Không quânMỹ được điều khiển bởi phi công, Thiếu tá Peter Kaszynski và Đại úy Jonathan Kipp (sĩ quan phụ trách điều khiển vũ khí).

Khoảng 4 giờ sau khi cất cánh (được cho là từ căn cứ không quân Prince Sultan ở Arab Saudi) đội bay vẫn duy trì liên lạc với chỉ huy mặt đất.

Uy hiếp Iran, suýt chút nữa phi đội đại bàng tấn công của Không quân Mỹ trả giá cực đắt? - Ảnh 1.

Một chiếc F-15E Strike Eagle cất cánh ngày 8/1/2020 tại Căn cứ Prince Sultan.

Tuy nhiên, việc những chiếc F-15E đang phải bay trong các đám mây nằm thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt (được cho là bên trong vùng nguy hiểm - bị uy hiếp của phòng không đối phương) đã biến việc tiếp nhiên liệu trở nên khó khăn hơn.

  • Hàng trăm xe tăng đối đầu ở tây bắc Syria: QĐ Thổ quyết "được ăn cả, ngã về không"?

Phi công phải di chuyển vào "điểm hẹn" tiếp nhiên liệu và thực hiện việc này bằng các "công cụ" chứ không phải bằng mắt thường do các đám mây dày đặc.

Tuy nhiên khi các "công cụ" (bao gồm các thiết bị đo khoảng cách, không gian và điều kiện môi trường giúp cải thiện khả năng nhận biết vị trí) và radar dưới mặt đất tạm thời ngừng hoạt động phi công chỉ có thể sử dụng duy nhất một khả năng định vị là radar của máy bay.

Mặc dù đã được huấn luyện kỹ lưỡng về việc tiếp nhiên liệu trên không, việc hai máy bay "kết nối" trên bầu trời khu vực chiến tranh hiện đại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi đội bay tiếp cận điểm hẹn với máy bay tiếp nhiên liệu, một cảnh báo đã hiển thị cho thấy động cơ bên phải gặp sự cố.

Theo tờ Stars and Stripes, các máy bay chiến đấu đa năng F-15E Strike Eagle được triển khai tới Căn cứ không quân Prince Sultan vào đầu tháng 1/2020 là "một phần của sự tích tụ lực lượng Mỹ trong khu vực để chống lại Iran".

Việc cơ động này diễn ra cùng lúc với sự kiện Tướng Soleimani của Iran thiệt mạng sau không kích của máy bay không người lái (UAV) Mỹ tại Baghdad và Iran khai hỏa tên lửa đạn đạo trả đũa hôm 8/1/2020.

Uy hiếp Iran, suýt chút nữa phi đội đại bàng tấn công của Không quân Mỹ trả giá cực đắt? - Ảnh 4.

Vị trí của căn cứ Prince Sultan tại Arab Saudi. Căn cứ từng là nơi xuất kích của khoảng 200 máy bay chiến đấu các loại trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991 và Chiến tranh Iraq năm 2003 (Nguồn: AFP).

"Thoát hiểm trong gang tấc"

Các phi công đã nhanh chóng đánh giá tình hình và thực hiện các quy trình an toàn thích hợp. Kaszynski và Kipp đã chuyển hướng đến sân bay gần nhất trong khu vực bằng động cơ còn lại.

Sự cố này trở nên phức tạp hơn khi liên lạc vô tuyến không thực hiện được và các phi công của chiếc F-15E chỉ huy phải tìm cách ra các "tín hiệu chiến thuật" để các máy bay còn lại trong đội bay chuyển hướng.

  • Vũ khí từng khiến phòng không Syria ôm hận xuất hiện ở Libya: TNK muốn diệt sạch Pantsir-S1?

  • S-350 Nga: Khép chặt vòng vây, đánh chặn "cơn mưa tên lửa" của kẻ thù

  • Lý do "ngớ ngẩn" làm bùng nổ chiến tranh Trung-Nhật lần hai

Không những vậy, trong quá trình chuyển hướng, một loạt các cảnh báo cho thấy một tình huống nghiêm trọng bao gồm "bleed air" (một lỗ hổng khiến nhiên liệu chảy ra khỏi động cơ) có thể khiến máy bay bị hỏa hoạn.

Trong trường hợp khẩn cấp đầy thách thức và phức tạp này, có thể rất dễ dẫn đến trong một tình huống không thể cứu vãn, Kaszynski và Kipp đã có thể chuyển hướng thành công và hạ cánh máy bay của họ tại một sân bay phù hợp.

Khi kiểm tra máy bay, các kỹ thuật viên bảo trì đã phát hiện ra rằng máy tính trên máy bay đã hoàn toàn thất bại trọng việc đánh giá rủi ro liên quan tới nhiệt độ của động cơ và có thể dẫn tới việc chiếc F-15E bốc cháy trên không.

Tuy nhiên việc phi công nhanh chóng phản ứng trước tình huống và thực hiện đúng quy trình đã giúp Không quân Mỹ không mất thêm một chiếc "Đại bàng tấn công" trên bầu trời Trung Đông giữa lúc căng thẳng tăng cao trong khu vực.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortres cùng máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle bay qua căn cứ không quân Prince Sultan trong một cuộc tập trận.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
Uy hiếp Iran, suýt chút nữa phi đội "đại bàng tấn công" của Không quân Mỹ trả giá cực đắt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO