Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020: Cơ hội mới để khẳng định vị thế

An Nhiên| 06/03/2020 09:34
Theo dõi ICTVietnam trên

Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN bắt đầu từ ngày 01/01/2020. Với ASEAN, năm 2020 là năm bản lề quan trọng, kiểm điểm giữa kỳ triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN trong 5 năm tới. Với Việt Nam, đây là mốc đánh dấu 25 năm Việt Nam đồng hành cùng ASEAN và là năm đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.

Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục chứng minh tư cách của một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong ASEAN cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

25 năm - một chặng đường

Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hội nhập khu vực của Việt Nam.

Trong suốt gần 25 năm qua kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm và tới nay đã là một thành viên chủ chốt, trong đó có 2 lần đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 1998 và 2010, có thể khẳng định Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho những thành tựu chung của ASEAN trong thời gian qua.

Trong 2 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy một số nội dung ưu tiên như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia Đông Nam Á, phát triển các tổ chức mới và thu hút sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới.

Với cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục các nội dung này và cũng sẽ tập trung thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hợp tác thông qua các thể chế và thỏa thuận đa phương ở cấp độ khu vực và toàn cầu, tiếp đến, theo đuổi mục tiêu phát triển và hội nhập với các quốc gia khác trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cuối cùng là gắn chặt hoạt động với các thể chế đa phương, khu vực và toàn cầu.

Tất nhiên, bối cảnh của năm 2020 khác với năm 2010 và 1998. Môi trường khu vực và thế giới đang đối mặt với nhiều căng thẳng hơn.

Tuy nhiên, Việt Nam của 2020 đã có những bước tiến lớn cả về kinh tế và chính trị.

Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á, với mức tăng trưởng GDP năm 2019 thuộc nhóm hàng đầu khu vực (7,02%), và có nền chính trị ổn định.

Về đối ngoại, Việt Nam đã thiết lập các mối quan hệ sâu sắc với các nước như Mỹ, Nhật Bản, Australia, các nước Liên minh châu Âu (EU) và ngày càng có tiếng nói quan trọng tại các diễn đàn khu vực cũng như quốc tế.

Kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã tiến hành một loạt cải cách như chính sách đổi mới, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và nhanh chóng nổi lên là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất, một đối tác đáng tin cậy ở khu vực.

Chính vì vậy, Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát huy tốt các lợi thế sẵn có, khai thác được những cơ hội và giải quyết những thách thức để tiếp tục dẫn dắt thành công ASEAN trong tình hình mới.

Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020: Cơ hội mới để khẳng định vị thế - Ảnh 1.

Tiếp tục khẳng định vị thế

Tuy đây không phải là lần đầu tiên đảm đương một trọng trách của ASEAN nhưng cương vị Chủ tịch ASEAN lần này mang những nét mới với những sắc thái nổi bật, trong bối cảnh Hiệp hội đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Không chỉ có nhiệm vụ định hướng cho Hiệp hội tiến lên, tăng cường liên kết, vượt qua khó khăn, cương vị Chủ tịch ASEAN cũng đồng thời đem đến cho Việt Nam cơ hội lớn để tăng cường hơn nữa hình ảnh, vai trò và vị thế của mình không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà cả trên các diễn đàn quốc tế.

Năm 2020 được xem là năm chủ chốt trong tiến trình triển khai kế hoạch hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025 và cũng là dịp kỷ niệm tròn 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. Ưu tiên của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam là tập trung vào thúc đẩy gắn kết nội khối và khả năng thích ứng của ASEAN trước những biến động của thời cuộc, vì sự phát triển của ASEAN.

"Gắn kết và chủ động thích ứng" là chủ đề cho Năm Chủ tịch 2020, với trọng tâm phát huy sức mạnh nội lực của Hiệp hội thông qua sự đoàn kết, liên kết với nhau, trong đó có sự gắn kết về kinh tế, về xây dựng cộng đồng cũng như sự gắn kết của mỗi quốc gia với cộng đồng trong sự phát triển lấy con người làm trung tâm.

"Chủ động thích ứng" là sự linh hoạt điều chỉnh trước các diễn biến của quốc tế và khu vực, thách thức đan xen những cơ hội như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước lớn, các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự phát triển của khoa học và công nghệ…

Chủ đề này đã thể hiện mong muốn của Việt Nam về một ASEAN sẽ luôn đứng vững trước các tác động của tình hình khu vực và thế giới. Để làm được điều đó, ASEAN cần phát huy vai trò trung tâm. Muốn phát huy vai trò trung tâm thì các thành viên ASEAN phải đoàn kết, thống nhất, vì thế vai trò của nước Chủ tịch là rất quan trọng.

Đây chính là những ưu tiên mà Việt Nam muốn ASEAN gắn kết về mọi mặt, cả về thể chế, kinh tế, cũng như con người, từ đó ASEAN có được lập trường chung, lợi ích chung, ứng xử nhất quán với các vấn đề thế giới và khu vực.

Bên cạnh đó, năm 2020 là năm rất quan trọng đối với tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2020 đồng thời thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam sẽ có cơ sở để thúc đẩy và xây dựng cách tiếp cận phù hợp cho các cuộc đàm phán COC giữa Trung Quốc và ASEAN, tìm tiếng nói chung, xây dựng sự đồng thuận trong khối.

Ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao, Phó Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia ASEAN 2020, khẳng định: "Hiện là thời điểm để ASEAN hướng về phía trước. Việt Nam đảm nhận Chủ tịch ASEAN 2020 đúng thời điểm 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. Không chỉ là cơ hội của Việt Nam thúc đẩy xây dựng Cộng đồng vững mạnh hơn mà đây còn là trách nhiệm để dẫn dắt ASEAN không những vững mạnh về mặt nội bộ, mà còn phải tăng thêm uy tín, vai trò ở khu vực cũng như đóng góp vào tiến trình, sự quan tâm của toàn cầu".

Đến năm 2020, ASEAN đi được nửa chặng đường triển khai các kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng ASEAN (2025). Do đó, việc tổ chức thành công năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ góp phần củng cố đoàn kết và gắn kết ASEAN, nâng cao sức mạnh nội khối, đẩy mạnh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ và vững mạnh, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của Hiệp hội cũng như nâng cao vai trò và đóng góp của ASEAN trong cộng đồng quốc tế.

Bài liên quan
  • Văn hóa và nghệ thuật thúc đẩy phát triển bền vững ASEAN
    Hội nghị Bộ trưởng phụ trách văn hoá và nghệ thuật ASEAN lần thứ 11 (AMCA-11) và các hội nghị liên quan với các nước đối thoại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2024 tại thành phố Melaka, Malaysia.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020: Cơ hội mới để khẳng định vị thế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO