Đời sống xã hội

Vùng cao A Lưới đã thoát nghèo

Hà Linh 01/12/2024 16:06

Trải qua những năm tháng khó khăn vất vả, đến tháng 7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024. Vậy là so với mục tiêu ban đầu, A Lưới đã về đích thoát nghèo trước 1 năm.

Công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024- Ảnh 1.
Một góc A Lưới (Nguồn: Trang thông tin huyện A Lưới).

Mảnh đất của huyền thoại anh hùng

A Lưới được biết đến là vùng đất của người Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu,…với biết bao giai thoại về những phong tục truyền thống tốt đẹp của những người con vùng cao A Lưới anh hùng. Đó cũng là vùng căn cứ cách mạng của vùng núi phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ rất sớm, đồng bào nơi đây đã nghe theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, giác ngộ tinh thần yêu nước…

Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt 30 năm (1945 - 1974), quân và dân A Lưới đã anh dũng đứng lên giữ đất giữ làng, từng bước đánh thắng mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù xâm lược, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước A Lưới có khoảng 15.000 người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhưng đã có trên 10.000 người tham gia cách mạng, làm du kích, dân quân hỏa tuyến...

Đường lên A Lưới hôm nay. (Nguồn: Trang thông tin huyện A Lưới).

A Lưới có hơn 702 liệt sỹ; hơn 1.500 thương bệnh binh và 1.444 người có công với cách mạng. Quân và dân huyện A Lưới đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân; 16/21 xã, thị trấn và 8 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Toàn huyện có 13 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hàng chục ngàn gia đình có công với cách mạng…

Và trong số ấy, có không ít người con của đồng bào dân tộc Miền Tây Thừa Thiên Huế đã anh dũng chiến đấu, trở thành những Anh hùng LLVT nhân dân, góp công sức vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…

Anh hùng Hồ Kan Lịch - một huyền thoại của A Lưới. (Ảnh: Tư liệu)

Từng là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, A Lưới hiện vẫn lưu giữ mật độ di tích lịch sử cách mạng dày đặc, tiêu biểu. Bên cạnh đường Hồ Chí Minh được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia, hàng chục địa đạo, cụm địa đạo với địa hình đa dạng được quân và dân ta xây dựng bên trong các dãy núi, hang động, bìa sông.

Hệ thống hang động ở A Lưới đã từng là đài quan sát, hoặc là nơi tập kết vũ khí, quân nhu… cho bộ đội ta trong suốt thời kỳ dài chống đế quốc Mỹ. Rất nhiều địa danh ở A Lưới như Động So, A Đon, động Tiên Công, các sân bay A So, A Lưới, A Co, đồi A Bia… đã đi vào lịch sử. Rất nhiều anh hùng của A Lưới đã trở thành cái tên biểu tượng của cả nước như Anh hùng Kan Lịch, Anh hùng Hồ Vai...

Chiến thắng A Bia đã đi vào trang sử truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và các DTTS huyện A Lưới và là mốc mở đầu cho giai đoạn khôi phục lại thế trận xuống đồng bằng, lập lại thế ba vùng chiến lược sau Tết Mậu Thân 1968, góp phần vào sự thắng lợi, giải phóng đất nước.

Nguồn lực để thoát nghèo

Sau Giải Phóng, mảnh đất anh hùng A Lưới vẫn rất nghèo. Đến năm 2021, A Lưới vẫn nằm trong danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Trong những năm gần đây, A Lưới được thụ hưởng nguồn lực lớn từ các các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

nguoi.jpg
Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện A Lưới thăm Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tháng 11/2024. (Ảnh: Quang Vinh)

Cùng với nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, A Lưới cũng triệt để vận dụng, lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới. Từ các nguồn lực này, địa phương đã tập trung có hiệu quả việc xóa nhà tạm và tạo sinh kế lâu dài cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường để giảm nghèo bền vững. Lấy mục tiêu thoát nghèo từng hộ gia đình để hoàn thành mục tiêu đưa A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước.

Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) thoát nghèo- Ảnh 1.
Lễ công bố quyết định của Thủ tướng công nhận huyện A Lưới thoát nghèo. Ảnh: VGP.

Nhờ sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, A Lưới đã có những thay đổi đáng kể. Cơ sở hạ tầng nông thôn, điện, đường, trường, trạm được đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa, nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.

Đến năm 2023, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.279 tỷ đồng/năm; thu ngân sách đạt 26,930 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 35,22 triệu đồng/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 40,01%, công tác tạo việc làm được các cấp chính quyền quan tâm, ý thức của người lao động nâng cao, mỗi năm tạo việc làm mới bình quân 758 lao động.

Toàn huyện có tổng số hộ nghèo thiếu nhà ở đã được phê duyệt là 3.955 nhà, với tổng kinh phí 220.710 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ theo chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 1.891 hộ với kinh phí 97.260 tỷ đồng.

Đến nay, UBND huyện A Lưới đã triển khai hỗ trợ nhà ở cho 3.786 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí hơn 215,320 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 122,840 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 49.420 tỷ đồng, dự án Làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc hỗ trợ 13.400 tỷ đồng, các nguồn xã hội hóa khác là 29.660 tỷ đồng.

a-luoi1.jpg
Xây nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo ở huyện A Lưới. (Ảnh: NVCC)

Từ một trong 74 huyện nghèo quốc gia với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 49,98% vào cuối năm 2021, thậm chí đến cuối năm 2023, toàn huyện A Lưới vẫn còn 3.485 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,3%.

Trong đó, hộ nghèo DTTS 3.405 hộ, chiếm 97,7%... Thì đến năm 2024 này, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm xuống còn 13,65% và đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 702/QĐ-TTg ngày 22/7/2024 công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia năm 2024.

Phát huy sức mạnh nhân dân

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,61 triệu đồng/người/năm. Người dân được tiếp cận các tiện ích thiết yếu về giáo dục, y tế, thông tin...

Công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện, cuối năm 2024 tổng số tiêu chí toàn huyện đạt 256 tiêu chí/17 xã, bình quân 15,5 tiêu chí/xã, có 4 xã được công nhận đạt nông thôn mới và 12 thôn thuộc xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

hung.jpg
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện A Lưới. (Ảnh: Quang Vinh)

“Việc huyện A Lưới được công nhận thoát khỏi huyện nghèo quốc gia trước thời hạn 1 năm là cả quá trình nỗ lực, quyết tâm, đồng lòng của hệ thống chính trị và người dân huyện A Lưới. Đặc biệt, việc lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực từ các Chương trình MTQG, công tác tuyên truyền để người dân tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo là một trong những tiền đề quan trọng để địa phương đạt được những kết quả trên”, ông Hùng khẳng định.

A Lưới được công nhận thoát nghèo là một mốc son đáng tự hào trong hành trình phát triển của huyện và cũng là niềm vui chung của toàn tỉnh. Đây không chỉ là thành quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và nhân dân huyện A Lưới, mà còn là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những cố gắng của toàn tỉnh.

( Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương)

Theo ông Hùng, quan điểm thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới là bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện; xác định rõ nguyên nhân nghèo và có phương án thoát nghèo theo địa chỉ cụ thể cho từng hộ nghèo.

“Chính vì điều đó, nên kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới là thực chất và bền vững. Huyện đang và tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội”, ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thời gian tới, địa phương tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các giải pháp giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững. Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc nguồn vốn 3 chương trình MTQG đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, tạo việc làm, sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) thoát nghèo- Ảnh 2.
Khánh thành Làng văn hóa các dân tộc thiểu số A Lưới. (Ảnh: VGP)
Nghề dệt Dzèng của người Tà Ôi ở A Lưới (nguồn: Trang thông tin huyện A Lưới).
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • Bảo vệ trước khi bị tấn công: Mô phỏng ransomware mang lại sự khác biệt
    Ransomware là một dạng phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính hoặc mạng, và giới hạn hoặc hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng bằng cách mã hóa các tệp cho đến khi tiền chuộc được trả. Việc chặn quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng của công ty sẽ khiến các tổ chức có thể phải trả một khoản tiền chuộc khá lớn hoặc mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần liên tục kinh doanh.
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo
    Các cơ quan Thuế đưa ra cảnh báo về tình trạng giả danh công chức Thuế, cơ quan Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo đối với người nộp thuế.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • Bước phát triển mới của phong trào sưu tập tem trên toàn quốc
    Năm 2025, Hội Tem Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm kiện toàn tổ chức và phát triển phong trào sưu tập tem trên toàn quốc, hướng tới Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia Vietstampex 2025.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
Vùng cao A Lưới đã thoát nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO