Chuyển đổi số

Xây dựng CSDL đầy đủ nhất cần 3 bên

Hoàng Linh 22:06 24/05/2023

Việc kết nối và liên thông dữ liệu giữa doanh nghiệp (DN) và cơ quan Nhà nước (CQNN) có tầm quan trọng và mang lại nhiều lợi ích. 

Xây dựng cơ sở dữ liệu là trách nhiệm chung của Nhà nước và cả DN

Trong khuôn khổ Diễn đàn Chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam – châu Á 2023, Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA Lê Hồng Quang đã chia sẻ từ thực tế hiện nay, khi nhắc đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia thì trách nhiệm chính đang thuộc về các Bộ, ngành trong việc tập trung xây dựng trung tâm dữ liệu (TTDL), CSDL. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất của một CSDL quốc gia chính là dữ liệu. Những dữ liệu này có phần được quản lý bởi CQNN và cũng có những dữ liệu do các tổ chức, DN chủ động quản lý.

ong-le-hong-quang.png
Phó Tổng Giám đốc thường trực MISA Lê Hồng Quang chia sẻ về vấn đề kết nối, liên thông dữ liệu CQNN và DN

Để có được dữ liệu đầy đủ nhất thì cần có sự chung tay đóng góp của cả 3 bên bao gồm: đơn vị xây dựng CSDL, đơn vị trung gian kết nối và đơn vị đóng góp dữ liệu. Đồng thời, cả 3 đơn vị này phải được kết nối với nhau.

Đối với các đơn vị tham gia kết nối và đóng góp dữ liệu cũng cần có sự đa dạng để có thể bổ sung vào CSDL quốc gia những dữ liệu được tập hợp từ nhiều lĩnh vực, nhiều tổ chức, đơn vị nhằm đáp ứng việc khai thác, phục vụ hiệu quả tiến trình CĐS toàn diện ở cả 3 trụ cột: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Dữ liệu chỉ thực sự có giá trị khi được khai thác

Phân tích về giá trị của CSDL quốc gia, ông Lê Hồng Quang nhấn mạnh, dữ liệu chỉ thật sự có giá trị khi cả chính phủ, người dân, DN đều có thể khai thác và thụ hưởng lợi ích từ dữ liệu đó. Đặc biệt, nếu dữ liệu được mở cho DN khai thác sẽ đem đến nhiều dịch vụ hữu ích phục vụ người dân, phục vụ các CQNN.

Ví dụ ở lĩnh vực bảo hiểm, nếu có một CSDL quốc gia về giao thông, DN thuộc ngành bảo hiểm được phép tiếp cận và truy cập để kiểm tra được lịch sử của phương tiện và chủ phương tiện có thường hay xảy ra tai nạn hay không để từ đó đưa ra mức phí bảo hiểm phù hợp.

misa-du-lieu-1.png

Hoặc ví dụ ở lĩnh vực ngân hàng, với việc vay tín chấp, nếu không có CSDL về tài chính, tất cả các đối tượng đến vay ngân hàng đều có cơ hội và rủi ro ngang nhau. Tuy nhiên, nếu có CSDL tài chính và ngân hàng được phép truy cập thì ngân hàng sẽ dễ dàng đánh giá được lịch sử vay, độ minh bạch tài chính, tiềm lực của từng đối tượng vay, từ đó đánh giá được đối tượng nào nên cho vay, duyệt cho vay nhanh hơn, hạn mức phù hợp hơn, giảm tỷ lệ rủi ro khi có thể lọc bớt những đối tượng có lịch sử nợ xấu.

Đối với người đi vay, CSDL tài chính là căn cứ để chứng minh sự minh bạch tài chính, giảm thiểu thủ tục giấy tờ, báo cáo tài chính và dễ dàng nhận được khoản vay phù hợp từ ngân hàng một cách nhanh chóng hơn.

Giá trị của CSDL đã được nhiều Bộ, ngành coi trọng, quan tâm xây dựng và đưa vào triển khai, cho phép DN kết nối, người dân khai thác để thực hiện CĐS hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận hành.

Điển hình là việc Tổng cục thuế cho phép các nhà cung cấp hoá đơn điện tử kết nối để cung cấp dịch vụ kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa vào vận hành CSDL ngành giáo dục nhằm cung cấp hệ thống CSDL và thông tin phục vụ quản lý trong ngành. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều nhu cầu kết nối của DN chưa được giải quyết, một số CSDL bị độc quyền kết nối gây khó khăn cho đơn vị cung cấp dịch vụ cũng như khiến CSDL kém phong phú, đa dạng.

Đề xuất kết nối, khai thác, chia sẻ CSDL quốc gia giữa Nhà nước và DN

Để góp phần cải thiện hiện trạng này, MISA đề xuất Chính phủ, Bộ, ban, ngành cho phép DN công nghệ được kết nối vào CSDL Quốc gia trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí do cơ quan quản lý công bố, đồng thời cho phép DN, người dân đóng góp và khai thác dữ liệu để thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành, thủ tục hành chính và các lĩnh vực xoay quanh đời sống. Bên cạnh đó, cần tránh độc quyền kết nối để đảm bảo CSDL Quốc gia phong phú và phát huy được giá trị tối đa nhất cho CQNN, người dân và DN.

ong-le-hong-quang-2.png

Ở góc độ là một đơn vị trung gian kết nối giúp các cá nhân, tổ chức đóng góp dữ liệu vào CSDL Quốc gia, MISA đã phát triển một số nền tảng số hỗ trợ đắc lực cho việc kết nối dữ liệu giữa CCQNN và các tổ chức, DN như: Nền tảng quản lý cán bộ MISA QLCB đồng hành cùng Sở Nội vụ – Tỉnh Bình Thuận hoàn tất việc cập nhật hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trên CSDL quốc gia.

Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, MISA sẵn lòng đồng hành, chung tay cùng CQNN, tổ chức, DN và người dân xây dựng, khai thác hệ thống CSDL đề phục vụ thiết thực cho tiền trình CĐS. Dữ liệu được xây dựng và khai thác đúng cách sẽ thực sự là tài nguyên, là “mỏ vàng” quý giá tạo động lực phát triển một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng CSDL đầy đủ nhất cần 3 bên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO