Xu hướng công nghệ trong xây dựng đô thị thông minh

Hạnh Tâm| 19/11/2022 09:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày nay, để xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) cần có những giải pháp cho phù hợp với từng khu vực, vùng miền làm sao giữ lại được hệ sinh thái môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường xanh, chống biến đổi khí hậu, tạo ra những giá trị mới cho các doanh nghiệp (DN) cũng như môi trường thuận lợi cho kinh doanh phát triển.

Tại Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 vừa diễn ra, ông Phạm Lê Minh, Giám đốc điều hành khối IoT, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang cho biết: ĐTTMlà đô thị có những giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển phù hợp với thế mạnh của đô thị kết hợp gìn giữ hệ sinh thái môi trường tự nhiên kết hợp phát triển theo xu hướng đô thị hiện đại trên nền tảng công nghệ mới như: IoT, NB-IoT, 5G, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI),… giúp chính quyền quản lý hiệu quả hoạt động của đô thị, đem lại các tiện ích thiết thực, an sinh xã hội, an toàn sức khỏe, tiết kiệm chi phí, mang lại tiện nghi cho người dân, thúc đẩy chuyển đổi số để phát triển kinh tế.

Ông Phạm Lê Minh cho biết tiêu chí quan trọng hàng đầu không thể thiếu đối với ĐTTM là sử dụng kết hợp Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), giải pháp phần mềm, giao diện người dùng (UI) và mạng truyền thông. Chính quyền và doanh nghiệp sẽ kết hợp xây dựng, lưu trữ cho đô thị một nguồn dữ liệu lớn dùng chung đáng tin cậy, làm cơ sở ra các quyết định dài hạn mang tính chiến lược. 

"Xây dựng ĐTTM cho phép chính quyền, DN, bảo vệ môi trường xanh, tạo ra các giá trị mới, những nguồn doanh thu mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền và DN cũng như nâng cao chất lượng sống cho người dân", ông Phạm Lê Minh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phạm Lê Minh, xu hướng công nghệ xây dựng ĐTTM được chia ra làm các tầng, bao gồm:

Tầng ứng dụng (application layer): Gồm có nông nghiệp thông minh, chính phủ thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh, năng lượng thông minh…

Tầng nền tảng (platform layer) bao gồm: Nền tảng hỗ trợ dịch vụ, nền tảng quản lý mạng, nền tảng xử lý thông tin, nền tảng bảo mật thông tin…

Tầng mạng (network layer): Gồm mạng viễn thông, Internet, mạng truyền hình, mạng lưới điện, mạng tư nhân…

Tầng cảm biến (sensor layer): Camera, RFID, cảm biến, điện thoại thông minh, thiết bị nhận tín hiệu, thiết bị dò tín hiệu…

Tại Việt Nam, theo ông Phạm Lê Minh, xây dựng ĐTTM có xu hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất đáp ứng nhu cầu người dân và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát thải nhiệt nhằm xây dựng đô thị xanh, thông minh và phát triển bền vững

Ở góc độ nhu cầu cộng đồng, ĐTTM tại Việt Nam sẽ tạo môi trường sống xanh, tiện nghi, an toàn, nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân bắt kịp thế giới, tạo điều kiện cho DN phát triển hội nhập văn hóa kinh tế toàn cầu.

Trong công tác quản lý, chất lượng phục vụ cộng đồng cũng sẽ được nâng cao. Công tác giám sát, vận hành được quản lý tập trung để tối ưu hóa chi phí đầu tư, vận hành.

Việc xây dựng đô thị bền vững thông minh, với việc tối ưu hóa quản lý phát triển đô thị, nâng cao chất lượng sống cư dân đô thị và tạo ra cơ hội phát triển con người thì mỗi địa phương cần tiến hành từng bước nghiên cứu theo lộ trình, kế hoạch triển khai một cách bài bản. Trước những thách thức trong quá trình phát triển đô thị, nhất là tại các đô thị lớn và cực lớn, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững./.

Bài liên quan
  • Xây dựng đô thị thông minh tạo hệ sinh thái bền vững cho Việt Nam
    Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Xu hướng công nghệ trong xây dựng đô thị thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO