Truyền thông

Xu thế báo chí đa nền tảng và những nội dung cần sửa đổi của Luật Báo chí

Bình Minh 14:22 10/08/2023

Xu thế báo chí đa nền tảng đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi Luật Báo chí năm 2016 phải sửa đổi, bổ sung để bao quát được phạm vi đối tượng và tăng cường hiệu lực, hiệu quả, cũng như tạo được môi trường thúc đẩy báo chí phát triển bền vững.

bao-chi-da-nen-tang.jpeg
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Shutterstock)

Xu hướng đa nền tảng và một số vấn đề đặt ra

Thực tiễn báo chí truyền thông thời gian qua có những biến động sâu sắc để thích ứng với quá trình chuyển đổi số (CĐS) do sự tác động của công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của Internet và mạng xã hội (MXH). Chính những biến động ấy đã làm cho Luật Báo chí 2016 còn nhiều chỗ không phù hợp, thiếu tính khả thi.

Nghiên cứu từ ThS. Phan Văn Tú - Khoa Báo chí – Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia TP. HCM, qua kết quả khảo sát từ năm 2022 với 142 cơ quan báo chí cho thấy, 100% đơn vị đã triển khai các nền tảng MXH xuyên biên giới của bên thứ ba như: Facebook, YouTube, Instagram, TikTok, Spotify, Google podcast, Appe Podcast…

Quy mô khai thác các nền tảng MXH ở các cơ quan báo chí có sự khác nhau, tuy nhiên, theo chuyên gia, con số các kênh MXH của các cơ quan báo chí không ngừng được gia tăng.

Có thể thống kê nhanh: Báo Thanh Niên xây dựng và vận hành hơn 10 trang, kênh MXH; Đài Phát thanh và Truyền hình (PTTH) Vĩnh Long có 32 kênh Youtube, 2 Fanpage, 5 Kênh Dailymotion, 2 kênh zalo, 2 kênh Tik Tok, 1 kênh Instagram; Báo Pháp luật TP. HCM hiện khai thác 2 kênh MXH YouTube; Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV Digital) thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) có hệ thống kênh MXH phong phú… Các cơ quan báo chí trên đều có số lượng người theo dõi, tương tác, lượt xem rất lớn.

Theo ThS. Phan Văn Tú, phát triển nội dung báo chí trên MXH hiện nay là xu hướng đa nền tảng hoàn toàn không phải là việc sao chép các nội dung đã đăng trên báo này phát song trên đài để đưa lên những nền tảng miễn phí. Có khá nhiều hình thức sáng tạo trong sản xuất. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, mô hình báo chí đa nền tảng mà nhiều cơ quan báo chí đang áp dụng hiện nay là “xây nhà trên đất người khác” hay “phá rào” , không phù hợp với Điều 17 Luật Báo chí 2016. Song, với quy định tên miền “.vn” cho hạ tầng báo chí hiện nay không còn phù hợp do sự thay đổi nhu cầu phục vụ công chúng.

20220414_144552(1).jpg
Một sự kiện trao đổi về chuyển đổi số báo chí. Ảnh: Bình Minh

Nhìn nhận từ góc độ cơ quan báo chí trực tiếp sản xuất nội dung, đại diện Báo Thanh Niên cho rằng, việc CĐS và phát triển đa nền tảng là công cuộc cải cách toàn diện, làm thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, phương thức sản xuất - quản trị nội dung cũng đặt ra nhiều vấn đề, thách thức với các cơ quan báo chí nói chung và Báo Thanh Niên nói riêng.

Đưa ví dụ cụ thể về việc có dự án công nghệ rất hứa hẹn về triển vọng thành công nhưng do thiếu nguồn lực đầu tư, việc triển khai phải dè dặt. Giá như các quy định về sử dụng Quỹ đầu tư phát triển được hướng dẫn thi hành một cách thông thoáng hơn, phù hợp hơn với những đặc điểm của giải pháp công nghệ cao thì các quyết định đầu tư của cơ quan báo chí sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều, đáp ứng yêu cầu về tốc độ và tình linh hoạt của chuyển đổi số.

Trong khi đó, lãnh đạo Báo Nhà báo và Công luận thì cho rằng, nhiều vấn đề báo chí mới, phức tạp, từ đó cũng nảy sinh khiến Luật Báo chí 2016 đang chưa bao quát được hết. Đơn cử như các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động những loại hình hoạt động thông tin có tính chất báo chí như mạng xã hội, ứng dụng (app) trong nước và xuyên biên giới đang phân phối nội dung trên Internet… đòi hỏi có những điều chỉnh kịp thời để quản lý được chặt chẽ…

Kiến nghị sửa đổi Luật Báo chí ở một số khía cạnh phù hợp với báo chí đa tảng

Để giải quyết những vấn đề về Luật Báo chí 2016 còn chưa theo kịp xu thế phát triển của báo chí đa nền tảng, lãnh đạo cơ quan báo chí, nhà nghiên cứu, chuyên gia đào tạo báo chí đã thẳng thắn chia sẻ cụ thể.

Theo đó, PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, nên đổi tên Luật thành: Luật Báo chí truyền thông, mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, bao gồm 4 nhóm đổi tượng chính: Báo chí; Phương tiện truyền thông đại chúng khác trong xã hội thông tin; truyền thông liên nhân cách trong hệ sinh thái số và truyền thông xã hội.

Theo phân tích của PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng, theo hướng này, cần bổ sung thuật ngữ, đặc biệt là thuật ngữ báo chí số cũng như các thuật ngữ: Mô hình tòa soạn, mô hình cơ quan báo chí, quy trình và nguyên tắc sáng tạo nội dung, tiêu chí về sản phẩm báo chí và các dòng sản phẩm truyền thông khác (cùng với ý nghĩa, nội hàm của các thuật ngữ đó).

Trọng tâm của CĐS báo chí là đưa sản xuất nội dung và phân phối nội dung trên môi trường số, đổi mới cách làm nội dung, đổi mới mô hình quản lý, tác nghiệp của cơ quan báo chí, tạo ra cơ hội, các giá trị, đa dạng hóa các nguồn thu để không chỉ dựa vào quảng cáo, làm chủ nền tảng phân phối nội dung trên không gian mạng.

Cần bổ sung các quy định về nền tảng số, vấn đề an toàn thông tin, an ninh truyền thông, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ (SHTT), cơ chế mua và sử dụng các phần mềm công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) ở các cơ quan báo chí truyền thông, quy định về quyền và trách nhiệm của các chủ thể sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất quản trị tòa soạn, quản lý báo chí truyền thông và các bên liên quan trong hệ sinh thái số”, PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng hiến kế.

Bên cạnh các giải pháp, quy định Luật Báo chí sửa đổi cần xem xét như quy định xác định, phần biệt, lượng hóa rõ ràng báo điện tử và tạp chí điện tử cũng như chế tài xử lý tình trạng gỡ bài thì đại diện Báo Thanh niên cũng kiến nghị Bộ TT&TT có quy định về quyền và trách nhiệm của tập thể, cá nhân nhà báo khi tương tác MXH; hỗ trợ công nghệ kiểm soát thông tin MXH phát sinh từ các sản phẩm báo chí; phát triển công cụ duyệt bình luật Fanpage phù hợp với đặc điểm Việt Nam, phát hiện xử lý các thông tin vu khống, sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu mạng xã hội.

Kế tiếp, có thể nghiên cứu, thí điểm các mô hình liên kết giữa cơ quan báo chí tự chủ tài chính với doanh nghiệp (DN) công nghệ số để tăng cường nguồn lực cho các cơ quan báo chí đáp ứng yêu cầu về tốc độ và tính linh hoạt của chuyển đổi số.

Đồng tình với một số ý kiến về đổi tên Luật Báo chí thành Luật Báo chí truyền thông, đại diện Báo Nhà báo và Công luận đề xuất thêm về cơ chế, chính sách để Luật mới phải được bổ sung theo hướng tạo hành lang pháp lý để xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích báo chí phát triển trên nền tảng số.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của những công cụ như AI sẽ có những tác động căn bản tới hoạt động báo chí, trong đó có đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung, sửa đổi Luật để báo chí hiện đại vẫn đảm bảo được tính khách quan, trung thực.

Đồng thời, cần bổ sung quy định quản lý liên quan tới hoạt động cung cấp nội dung trên trang thông tin điện tử, MXH, quy định rõ điều kiện thành lập hoạt động, vai trò, nhiệm vụ của trang tin điện tử tổng hợp. Thêm nữa, sửa đổi chính sách nhằm hỗ trợ, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN cho các cơ quan báo chí đối với cả 04 loại hình để tái đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị. Đây cũng là mong muốn được lãnh đạo các cơ quan báo chí bày tỏ từ Diễn đàn Tổng biên tập về Kinh tế báo chí năm 2020”, đại diện Báo Nhà báo và Công luận nhấn mạnh./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
Xu thế báo chí đa nền tảng và những nội dung cần sửa đổi của Luật Báo chí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO