Truyền thông

Yêu cầu bức thiết bảo vệ tính đa dạng sinh học của các rạn san hô vùng biển Việt Nam

P.V 16:23 13/11/2023

Theo đánh giá của các cơ quan bảo tồn về sinh vật biển, Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu nhiều loài san hô đa dạng nhất thế giới. Tuy nhiên, hệ sinh thái này đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng, chất lượng. Bảo vệ tính đa dạng sinh học của các rạn san hô đang trở thành yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đứng trước nguy cơ “báo động đỏ”

Vùng biển Việt Nam hiện đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Rạn san hô biển tập trung với mật độ cao ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa, biển Hòn Mun (Khánh Hòa). Ở Vịnh Hạ Long hiện nay các nhà bảo tồn cũng đã phát hiện được 205 loài san hô cứng, 27 loài san hô mềm. Ở Côn Đảo, có 219 loài san hô, tập trung thành khu vực lớn kèm theo 160 loài cá san hô.

photo-1627461208941-16274612091981744964878.jpg
Vùng biển Việt Nam hiện đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Biển đảo Việt Nam, hiện nước ta chỉ còn 1% trong số 1.300km2 rạn san hô dọc bờ biển đang trong tình trạng rất tốt; 26% các rạn san hô trong điều kiện tốt; 41% các rạn san hô trung bình, còn lại 31% là các rạn san hô nghèo.

Ðiều đáng lo ngại, hiện có 96% các rạn san hô trên khắp vùng biển cả nước đang hứng chịu tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác của con người, trong đó gần 75% các rạn có mức độ rủi ro cao và rất cao bởi tình trạng khai thác thể hiện sự hủy diệt. Đi cùng với sự suy thoái của san hô là sự biến mất của nhiều loài sinh vật biển quý.

36 loài sinh vật thuộc hệ sinh thái rạn san hô có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng theo Sách Đỏ Việt Nam: Cá rạn san hô (9 loài), san hô cứng (11 loài), động vật đáy (10 loài), rong biển (5 loài) và thực vật ngập mặn (1 loài).

Chung tay hành động vì môi trường

Trước tình trạng các rạn san hô bị suy thoái nghiêm trọng, các địa phương đã vào cuộc để góp phần bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đa dạng này.

Theo đó, Quảng Ninh đã tiến hành điều tra, khảo sát kỹ lưỡng, đánh giá mức độ (xác định vị trí, độ phủ, thành phần loài, mức độ đa dạng sinh học…); chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu các hệ sinh thái rạn san hô làm cơ sở triển khai các giải pháp bảo tồn. Nhờ những cách làm quyết liệt, đến nay rạn san hô Vịnh Hạ Long đang có dấu hiệu khôi phục tốt, phát hiện những rạn có độ phủ cao (60-70%), có nhiều san hô cành phát triển (nhóm rất nhạy cảm với môi trường, và có nguy cơ bị xâm phạm cao).

sanho1-1658814946893.jpg
Khôi phục hệ sinh thái rạn san hô là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Vừa qua, tại Khánh Hòa, hội nghị khởi động Dự án “Thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng, khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô, phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. Dự án được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Quỹ Môi trường Toàn cầu (UNDP/GEF SGP) tài trợ thực hiện trong 2 năm 2023, 2024.

Dự án hướng tới ba mục tiêu chính: xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế đối thoại công-tư trong bảo vệ môi trường Vịnh Nha Trang, bảo tồn rạn san hô phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun, Vịnh Nha Trang; tăng cường sự hợp tác giữa cộng đồng, khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo vệ môi trường.

Tại TP. Quy Nhơn, thời gian qua, Tổ chức Cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý được thành lập đã góp phần phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, phát triển sinh kế cộng đồng bền vững gắn với du lịch sinh thái. Kết quả quan trắc năm 2022 cho thấy rạn san hô ở Bãi Dứa có độ phủ san hô sống cao nhất đạt hơn 62%.

Đồng bộ các giải pháp

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam cần nhân rộng mô hình người dân tự bảo vệ hệ sinh thái biển, rạn san hô thông qua các câu lạc bộ lặn biển như mô hình câu lạc bộ Sasa ở Đà Nẵng.

Về mặt xã hội, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng khắp về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong bảo vệ rạn san hô. Huy động người dân tham gia dọn rác đáy biển, trồng, bảo tồn san hô và giao cho họ khai thác những khu biển có san hô và trả phí.

Quản lý nghiêm ngặt việc tổ chức hoạt động du lịch, nhất là trong cấp phép khai thác mặt biển và xây dựng các công trình trên biển. Đặc biệt, cần quản lý tốt lực lượng tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn tình trạng thông đồng khai thác hải sản bất hợp pháp ở những khu bảo tồn biển.

Tiếp tục mở rộng diện tích, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển, trong đó chú trọng việc bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển…

Bảo tồn hệ sinh thái san hô cũng cần phải có chiến lược cụ thể, trong đó phải gắn với phát triển du lịch, nuôi trồng thủy, hải sản bền vững. Tuy nhiên, mục tiêu chỉ đạt được khi nhận thức của các nhà quản lý về bảo tồn hệ sinh thái biển, bảo tồn hệ sinh thái san hô được thống nhất, giảm dần các hoạt động cấp phép xây dựng lấn biển.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Yêu cầu bức thiết bảo vệ tính đa dạng sinh học của các rạn san hô vùng biển Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO