WHO, ITU kêu gọi các nhà mạng toàn thế giới nhắn tin cho người dân mùa dịch

Hoàng Linh| 22/04/2020 14:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), sẽ hợp tác với các nhà mạng/công ty viễn thông trên toàn thế giới để gửi các tin nhắn (SMS) về thông tin y tế/sức khoẻ trực tiếp đến các máy điện thoại di động của người sử dụng nhằm phòng, chống Covid-19.

Sự hợp tác dựa trên sáng kiến WHO-ITU BeHe @ lthy BeMobile. Theo đó, sáng kiến mong muốn những tin nhắn văn bản (SMS) được các nhà mạng gửi đến hàng tỷ người chưa được kết nối Internet.

WHO, ITU kêu gọi các nhà mạng toàn thế giới nhắn tin cho người dân mùa dịch - Ảnh 1.

Thông báo của các tổ chức cho biết: Bây giờ hơn bao giờ hết, công nghệ phải đảm bảo rằng mọi người dân đều có thể tiếp cận thông tin họ cần. Sáng kiến sẽ bắt đầu triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sau đó được triển khai trên toàn cầu.

Mục tiêu là gửi các SMS với các thông tin y tế/sức khỏe quan trọng đến với mọi người dân. Ước tính có 3,6 tỷ người vẫn ngoại tuyến, phần lớn họ sống ở các quốc gia có thu nhập thấp, chưa được kết nối mạng, nhiều quốc gia chỉ có trung bình 2 trong số 10 người được kết nối mạng.

ITU và WHO kêu gọi tất cả các nhà mạng/công ty viễn thông trên toàn thế giới tham gia sáng kiến này để sức mạnh của công nghệ truyền thông đóng góp vào việc bảo vệ người dân khỏi đại dịch Covid-19. Sáng kiến này dựa trên những nỗ lực hiện tại để phổ biến các thông điệp về y tế/sức khỏe. 

WHO, ITU kêu gọi các nhà mạng toàn thế giới nhắn tin cho người dân mùa dịch - Ảnh 2.

Ảnh: citizentv.co.ke

Covid-19 là đại dịch đầu tiên trong lịch sử loài người mà công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội đang được sử dụng trên quy mô lớn để bảo vệ người dân an toàn, mạnh khoẻ và kết nối khi thực hiện giãn cách xã hội.

Các nhân viên y tế đang sử dụng thiết bị từ xa để chẩn đoán cho các bệnh nhân, trong khi các bệnh viện dựa vào kết nối để điều phối và phân loại bệnh nhân. Trong bối cảnh đó, các mạng và dịch vụ viễn thông linh hoạt và tin cậy có vai trò quan trọng, nhiều quốc gia, công ty và cá nhân đang chuyển sang công nghệ số để ứng phó với tác động của Covid-19.

Dựa trên sự hợp tác lâu dài, ITU và WHO cam kết xác định và nhân rộng các giải pháp y tế số quy mô, đồng thời tận dụng những công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn để chẩn đoán, ngăn chặn và dự báo ổ dịch chính xác, nhanh hơn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ tem bưu chính đầu tiên thể hiện vẻ đẹp Hà Nội 12 mùa hoa
    Hà Nội có những loài hoa rất đặc trưng vào các tháng trong năm và trở thành nguồn cảm hứng để bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" ra đời và nay được thể hiện trên bộ tem bưu chính đầu tiên của Việt Nam.
  • CĐS giúp tăng khả năng tự chăm sóc sức khỏe của mọi người dân
    “Điều quan trọng là cần có sự đồng lòng, quyết tâm chính trị cao để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong Y tế, từ đó năng cao chất lượng các dịch vụ khám, chữa bệnh, đạt mục tiêu bảo vệ sức khoẻ toàn diện, quyền lợi cho mọi người dân ngày một tốt hơn nữa”.
  • Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 8 kinh nghiệm để chuyển đổi số hiệu quả
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã nhấn mạnh 8 kinh nghiệm quý để thúc đẩy CĐS quốc gia tại phiên họp thứ 8 của Uỷ ban ngày 24/4/2024.
  • Bia Hơi Hà Nội - Vị bia gắn kết những khoảnh khắc ngày hè
    Bia Hơi Hà Nội - một thương hiệu đã gắn bó lâu đời qua bao thế hệ người Hà Nội. Thưởng thức Bia Hơi Hà Nội đã trở thành một thói quen, một nét đặc trưng của đời sống văn hóa trong những dịp tụ họp gắn kết. Có thể khẳng định rằng Bia Hơi Hà Nội là một phần không thể thiếu trong nền tinh hoa ẩm thực Hà Thành, là sự giao thoa giữa các tầng lớp xã hội, nhiều ngành nghề khác nhau.
  • Những rủi ro tiềm ẩn của tự động hóa CNTT
    Tự động hóa ngày càng được coi là một chiến lược công nghệ thông tin quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh, nhưng những cạm bẫy đang chờ đợi những ai không chú ý đến các biện pháp phòng ngừa.
  • Khoảng 95% người tiêu dùng mua hàng qua livestream
    Với dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet cao, Việt Nam là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong suốt 3 tháng đầu năm 2024.
  • Doanh nghiệp thay đổi nhu cầu chuyển đổi số để tăng hiệu suất làm việc
    Theo các chuyên gia, dù chuyển đổi số (CĐS) không được nhắc đến nhiều như trước nhưng đây vẫn là xu hướng không thể đảo ngược. Đồng thời, đã có sự dịch chuyển về mục tiêu, từ tăng trưởng sang tối ưu hóa vận hành, tăng hiệu suất làm việc.
  • Phenikaa tham gia phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
    Mới đây, Phenikaa chính thức tham gia lĩnh vực công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam bằng việc thành lập Trung tâm Phenikaa Đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn, với mục tiêu đến năm 2030 đào tạo hơn 8.000 kĩ sư thiết kế vi mạch có chứng chỉ quốc tế.
  • Chuyển đổi số hiệu quả tại huyện Đan Phượng
    Triển khai chuyển đổi số (CĐS) từ cụm dân cư, tổ dân phố cho tới cấp xã, huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã và đang có cách làm hiệu quả tại cơ sở, hướng đến thực hiện CĐS trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
  • BFSI và xu hướng chuyển đổi sang nền tảng công nghệ Việt
    Ngân hàng có lịch phát triển hàng trăm năm với dịch vụ số đầu tiên là dịch vụ sao kê tài khoản ở những năm thập niên 90, tuy nhiên, từ đó đến nay việc chuyển đổi số (CĐS) ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (BFSI) đã diễn ra nhanh chóng với giao dịch điện tử và hàng loạt ngân hàng số ra đời.
WHO, ITU kêu gọi các nhà mạng toàn thế giới nhắn tin cho người dân mùa dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO