5 xu hướng lớn tác động ngành viễn thông châu Á năm 2025
Khi năm 2025 bắt đầu cũng là dịp để các ngành, lĩnh vực dự báo các xu hướng cho năm mới. Theo đó, có 5 xu hướng sẽ tác động đến ngành viễn thông ở châu Á trong năm 2025.
1. Các mạng viễn thông ngày càng dễ bị tấn công
An ninh viễn thông đã trở thành vấn đề hàng đầu trong các chương trình nghị sự sau khi Trung Quốc tiết lộ về vụ tấn công mạng lớn. Các nhà mạng lớn ở các nước châu Á như Nhật Bản, Australia và Ấn Độ cũng phải đối mặt với mối đe dọa từ nhóm tin tặc Salt Typhoon. Salt Typhoon là mối đe dọa tấn công dai dẳng (APT) do nhà nước hậu thuẫn nhắm vào các mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có giá trị.
Trong và ngoài nước, an ninh mạng sẽ là vấn đề rất lớn trong năm nay. Các giám đốc điều hành các mạng viễn thông nếu muốn tiếp tục quản lý cơ sở hạ tầng trọng yếu thì cần phải đảm bảo an toàn cho hạ tầng đó.
Phần còn lại của vấn đề này là mối đe dọa địa chính trị đang gia tăng đối với các tuyến cáp quang biển.
Các vùng biển Đông Á hiện được phân định rõ ràng thành các vùng có lợi cho Trung Quốc và Hoa Kỳ và các tuyến cáp mới được xây dựng theo hướng đó. Nhưng việc nhiều tuyến cáp quang biển bị đứt ở biển Baltic và các dấu hiệu bị phá hoại đã cho thấy thông tin liên lạc chạy ngầm dưới biển ngày càng dễ bị tổn thương.
2. Các trung tâm dữ liệu “khát” điện phải chịu sự giám sát chặt chẽ
Nhiều nhà mạng châu Á đang phải dựa vào các trung tâm dữ liệu (TTDL) AI (AIDC) - Singtel, SoftBank, SKT và NTT là một trong số các nhà mạng - trong khi hai nhà mạng Trung Quốc là China Mobile và China Telecom đang vận hành những TTDL được cho là lớn nhất thế giới.
Đây là một lĩnh vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ. IDC dự báo mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 41% trong 3 năm tới. Nhưng chi phí điện năng thậm chí còn tăng nhanh hơn. IDC cho biết năng lượng chiếm 60% chi phí vận hành của một TTDL viễn thông, dự đoán mức tiêu thụ điện năng của TTDL AI sẽ tăng ở mức CAGR là 45% trong 3 năm tới.
Các nhà mạng sẽ cần tìm cách kiểm soát chi phí năng lượng tăng cao, không chỉ vì lợi nhuận mà còn bởi tranh cãi và rủi ro về danh tiếng.
3. Sự gia tăng đột biến của vệ tinh LEOsat của Trung Quốc
Sau nhiều năm nỗ lực, dự án vệ tinh quỹ đạo trái đất tầm thấp (LEO) quốc gia của Trung Quốc là Guowang (hay còn gọi là GW) cuối cùng đã đi vào quỹ đạo ngay trước Giáng sinh 2024. Nhưng đây thậm chí không phải là dự án đầu tiên ở Trung Quốc. Dự án đã được nhóm G60 do chính quyền Thượng Hải dẫn đầu nhanh hơn giành được khi đã đưa lô đầu tiên của mình vào quỹ đạo thương mại vào tháng 8.
G60, còn được gọi là Qianfan, đặt mục tiêu đưa 648 vệ tinh vào hoạt động vào cuối năm 2025 và cuối cùng là khoảng 14.000 vệ tinh. GW cũng đã đặt 14.000 vị trí vệ tinh, trong khi một tập đoàn thứ ba, Hong-hu, đang cố gắng tham gia cuộc đua.
Các nhóm này chậm hơn nhiều năm so với Starlink của Musk, nhưng được hưởng sự độc quyền ở thị trường trong nước và có khả năng ít nhất một trong số các nhà mạng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với vệ tinh LEO của phương Tây ở thị trường nước ngoài. Họ cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị 6G của Trung Quốc. Nhưng đối với năm 2025, câu hỏi đơn giản là họ có thể đưa bao nhiêu vệ tinh lên quỹ đạo?
4. Công nghệ lái xe thông minh của Huawei
Sự tăng trưởng của Huawei trong năm qua được thúc đẩy bởi lĩnh vực điện thoại di động và các dịch vụ đám mây đang phát triển mạnh mẽ. Năm 2025, mảng kinh doanh ô tô của công ty có thể là mảng đáng chú ý.
Sau khi chi 40 tỷ nhân dân tệ Trung Quốc (5,5 tỷ USD) cho mảng kinh doanh này trong 5 năm qua, công ty đã sẵn sàng công bố lợi nhuận lần đầu tiên. Vào ngày 1/1, Huawei đã sáp nhập đơn vị này vào công ty con về giải pháp ô tô thông minh trị giá 16 tỷ USD, hiện là một công ty hoàn toàn độc lập với 4000 nhà phát triển phần mềm và được hỗ trợ bởi gã khổng lồ ô tô Changan.
Riêng Huawei đang tạo dựng quan hệ đối tác riêng với các công ty ô tô, gần đây nhất là với GAC Group có trụ sở tại Quảng Châu, một công ty lớn khác trong ngành. Với vai trò ngày càng mở rộng tại trung tâm của thị trường ô tô lớn nhất thế giới và một số thương hiệu lớn nhất đứng sau, Huawei có vẻ như đang trên đà chiến thắng.
5. Bán buôn 5G
Câu chuyện bán buôn 5G cũng là một xu hướng đáng chú ý ở châu Á. Trong châu lục năm qua có một câu chuyện của nhà mạng U Mobile của Malaysia. Con đường đến với 5G của Malaysia có nhiều nút thắt hơn cả một bộ phim truyền hình dài tập và trong khi mạng lưới bán buôn thứ hai cuối cùng đã được chấp thuận ở nước này, vẫn còn nhiều câu hỏi.
Hầu hết những câu hỏi này liên quan đến U Mobile, một nhà mạng nhỏ nhưng có mối liên hệ chính trị đã được chọn một cách khó hiểu để vận hành mạng lưới bán buôn thứ hai.
Nhiệm vụ đầu tiên của U Mobile là tìm kiếm các nhà đầu tư mới, sau khi buộc phải cắt giảm cổ phần của ST Telemedia của Singapore. Nhiều khả năng một hoặc nhiều nhà mạng trong nước sẽ tham gia, nhưng vẫn chưa biết ai và trong cấu trúc cổ phần nào. Sau đó, họ phải thống nhất các điều khoản tiếp cận với các nhà bán lẻ và không kém phần quan trọng là thiết kế và xây dựng mạng lưới quốc gia mới trước thời hạn của chính phủ. Malaysia bước vào một năm nữa với một loạt các ẩn số về 5G./.