Chuyển đổi số

51/63 địa phương tham mưu, ban hành Nghị quyết của HĐND về miễn, giảm lệ phí thực hiện DVCTT

Nhật Minh 29/01/2024 10:47

Sự khởi năm mới, tháng 1/2024, khi nói về những kết quả việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia của các đơn vị trên cả nước thực sự đã có những ghi nhận, tích cực.

Việc tăng cường nguồn nhân lực số xã hội được đẩy mạnh

Ghi nhận trong sự khởi sắc tích cực đó phải kể đến chính là kết quả việc xây dựng nguồn dữ liệu số quốc gia luôn được tăng cường. Cụ thể, tổng giao dịch thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) trong tháng 01/2024 (từ 01/01/2024 - 20/01/2024) đạt 30.919.657 giao dịch thành công, trung bình hàng ngày có khoảng 1,54 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP.

Cũng trong kết quả chung này, đơn vị điển hình thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu bao gồm: Bộ Công an, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp...

Trong đó, Bộ Công an đã kết nối với 15 bộ, ngành, 01 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 03 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương; tiếp nhận 1.428.643.166 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin; 594.474.786 yêu cầu đồng bộ thông tin công dân, đồng bộ thành công 266.892.808 thông tin công dân vào dữ liệu dân cư.

BHXH đã xác thực hơn 95,6 triệu thông tin nhân khẩu trong CSDL do BHXH Việt Nam quản lý, đồng thời, phối hợp với Bộ Công an chia sẻ thử nghiệm thông tin sổ BHXH, thông tin khám chữa bệnh BHYT để đưa lên ứng dụng VNeID.

Bộ Nội vụ đã kết nối, đồng bộ dữ liệu với 100% các bộ, ngành, địa phương và đang tập trung hỗ trợ một số bộ, ngành, địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kết nối, đồng bộ, chia sẻ dữ liệu với CSDLQG về CBCCVC.

Bộ Tư pháp đã kết nối liên thông dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử, giúp dữ liệu được đồng bộ, thống nhất, giảm thời gian tác nghiệp cho công chức làm công tác hộ tịch.

Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt dữ liệu, việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của các đơn vị cũng ngày càng nâng lên. Đã có 100% bộ, ngành, địa phương ban hành danh mục DVCTT; tỷ lệ TTHC đủ điều kiện được cung cấp DVCTT toàn trình đạt 100%; tỷ lệ DVCTT (trên tổng TTHC) chiếm 81,05%; tỷ lệ DVCTT toàn trình (trên tổng TTHC) chiếm 48,23%.

Thực hiện miễn giảm phí, lệ phí thực hiện DVCTT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 23/02/2023, Công văn 452/TTg-KSTT ngày 23/5/2023, đến nay, đã có 51/63 địa phương tham mưu, ban hành Nghị quyết của HĐND về miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện DVCTT, nhằm thu hút người dân tham gia DVCTT.

cap-doi-ho-chieu.jpeg
Nhân viên điểm Bưu điện huyện Quan Sơn, Thanh Hoá hướng dẫn khách hàng đăng ký cấp mới, cấp đổi Hộ chiếu

Riêng đối với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân phục vụ chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu trong giải quyết TTHC, có 06/20 bộ, ngành, 46/63 địa phương hoàn thành kết nối kho dữ liệu; kết nối, tích hợp 12/250 TTHC (đạt 4,8%) đang thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Chưa dừng lại ở những kết quả trên, đối với kết quả việc tăng cường nguồn nhân lực số xã hội đã được Bộ TT&TT tích cực đẩy mạnh. Theo đó, Bộ TT&TT đã hỗ trợ 11 bộ, ngành và 43 địa phương sử dụng miễn phí Nền tảng MOOCS; triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) đến 63/63 tỉnh, thành phố; thành lập 80,7 nghìn Tổ CNSCĐ, gần 379.000 thành viên tham gia Tổ CNSCĐ cấp xã, thôn, phố.

Đặc biệt, về công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong tháng 01/2024, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 950 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 33% so với tháng 12/2023 (1.418 cuộc), giảm 23% so với cùng kỳ tháng 01/2023 (1.234 cuộc).

Cần tập trung thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC

Tuy nhiên, trong những kết quả tích cực trên, theo Bộ TT&TT, vẫn còn những hạn chế tồn tại, hạn chế, vướng mắc cần các bộ ngành, địa phương chung tay giải quyết như 136 thôn chưa có điện lưới, hoặc đã có điện nhưng điện không đảm bảo cho hoạt động của trạm BTS; một số thôn có địa hình khó khăn, chi phí đầu tư truyền dẫn điện, cáp quang và xây dựng trạm tại những khu vực này tốn kém.

Các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, tập trung thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo hướng người dân, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin, giấy tờ một lần (tỷ lệ số hóa hồ sơ tại các bộ, ngành chỉ đạt 28,59%, tại các địa phương đạt 39,48%); việc khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa tại các bộ, ngành chỉ đạt 0,19%; các địa phương mới đạt 9,52%...

Từ những hạn chế, vướng mắc nêu trên, đồng thời, nhằm giúp, hỗ trợ các đơn vị nâng cao hiệu quả cho công tác, nhiệm vụ quan trọng này, Bộ TT&TT đề xuất một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm để các đơn vị tập trung triển khai trong tháng 02/2024 như Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành kế hoạch hoạt động của Ủy ban năm 2024. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo CĐS các bộ, tỉnh khẩn trương ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo năm 2024 để cụ thể hóa các nhiệm vụ Ủy ban giao.

Các đơn vị tiếp tục ban hành, triển khai có hiệu quả các chính sách giảm phí, lệ phí, nhất là giảm thời gian giải quyết TTHC để khuyến khích người dân, DN sử dụng DVCTT; tiếp tục kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu với các bộ, ngành địa phương và Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh việc CĐS theo hướng thiết thực, hiệu quả, đóng góp tích cực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và giai đoạn 2021- 2025. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai CĐS.

Cùng với đó, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

“Đặc biệt, cần huy động mọi nguồn lực, người dân và doanh nghiệp trong triển khai các nhiệm vụ CĐS; các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực, kịp thời trong công tác phối hợp triển khai”, Bộ TT&TT đề xuất./.

Bài liên quan
  • Đà Nẵng hướng tới mục tiêu mỗi người dân một tài khoản DVCTT
    Việc nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) để phát triển chính quyền số là cực kỳ quan trọng, cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Đà Nẵng đã và đang triển khai nhằm phổ cập mỗi người dân một tài khoản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong cung cấp DVCTT, hướng đến hình thành công dân số, phát triển xã hội số tại thành phố.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
  • Taxi robot Trung Quốc "bắt tay" Uber cung cấp dịch vụ tại Trung Đông
    Theo tuyên bố, quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bên khám phá các thị trường mới tại Trung Đông và các thị trường quốc tế khác.
51/63 địa phương tham mưu, ban hành Nghị quyết của HĐND về miễn, giảm lệ phí thực hiện DVCTT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO