Chuyển đổi số

Tránh “tắc nghẽn” trong tích hợp, cung cấp DVCTT phục vụ người dân và DN

Nhật Minh 16:37 11/09/2023

Trong 8 tháng đầu năm 2023, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) theo hướng toàn trình.

yen-bai-4.jpeg
Yên Bái đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân, DN sử dụng DVCTT thường xuyên, liên tục.

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023 (Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 07/8/2023), Chính phủ đã chỉ đạo, yêu cầu cụ thể từng bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, thực hiện một số nội dung trọng tâm về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Ngày 31/7/2023, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 299/TB-VPCP về kết luận Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, trong đó, Ủy ban quốc gia về CĐS và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới cần quyết tâm cao, nỗ lực hành động quyết liệt, hiệu quả để thúc đẩy tiến trình CĐS quốc gia đạt được những kết quả tích cực hơn nữa.

Liên thông điện tử giúp nhanh, hiệu quả, tiết kiệm chi…

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương đã giúp nâng tỷ lệ DVCTT toàn trình trên tổng số đủ điều kiện đạt 93,65%.

Hơn nữa, đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) đã cung cấp 4.448 DVCTT; có hơn 9,1 triệu tài khoản; hơn 233 triệu hồ sơ đồng bộ; hơn 20,7 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; 24,5 triệu hồ sơ trực tuyến từ Cổng DVCQG, hơn 15,8 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 7,142 nghìn tỷ đồng; hơn 343 nghìn cuộc gọi tới tổng đài.

Tính riêng từ 20/6/2023 đến 20/7/2023, Cổng DVCQG đã có hơn 608.000 tài khoản đăng ký; hơn 8,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 1,5 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; hơn 2,6 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng DVCQG; hơn 2,9 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 503 tỷ đồng.

Cùng với đó, đến nay, việc thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với 53 dịch vụ công thiết yếu cũng đã được các đơn vị thực hiện hiệu quả như: Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan có liên quan tích hợp, cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án số 06 và 10/28 dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022.

“Tuy nhiên, trong những kết quả tích cực về việc thực hiện nhiệm vụ này, đến nay vẫn còn 18/28 thủ tục, nhóm thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của 08 bộ, ngành, cơ quan chưa hoàn thiện việc tái cấu trúc quy trình, cung cấp DVCTT trên Cổng DVCQG”, theo Bộ TT&TT.

Cũng theo Bộ TT&TT, kể từ khi triển khai chính thức 02 nhóm dịch vụ công liên thông: Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa hộ khẩu thường trú - Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng, kết quả đạt được cho các nội dung triển khai này, đến nay, trên cả nước đã có 42.696 hồ sơ liên thông khai sinh (2.064 hồ sơ mới đăng ký; 415 hồ sơ đã tiếp nhận; 9.442 hồ sơ đang xử lý; 12.625 hồ sơ xử lý xong; 13.429 hồ sơ đã trả kết quả; từ chối tiếp nhận 4.720 hồ sơ) và 4.115 hồ sơ liên thông khai tử (216 hồ sơ mới đăng ký; 53 hồ sơ đã tiếp nhận; 982 hồ sơ đang xử lý; 1.178 hồ sơ đã xử lý xong; 1.371 hồ sơ đã trả kết quả và từ chối tiếp nhận 314 hồ sơ).

Qua việc triển khai 02 nhóm dịch vụ công liên thông, kết quả đáng mừng hơn là: Một số địa phương có số lượng hồ sơ phát sinh lớn (Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi...).

Qua việc thực hiện liên thông điện tử đã giúp cắt giảm hồ sơ, giấy tờ, thời gian thực hiện chi phí đi lại (nhóm khai sinh từ 21 ngày làm việc giảm xuống còn 04 ngày làm việc; nhóm khai tử từ 25 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc), được người dân ủng hộ, đồng tình cao.

“Việc sử dụng bản điện tử Giấy khai sinh, trích lục khai tử phục vụ liên thông thủ tục hành chính đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, giảm bớt công việc, tác nghiệp của cán bộ cơ sở khi thực hiện liên thông thủ tục hành chính”, Bộ TT&TT đánh giá.

Đẩy mạnh việc tái cấu trúc quy trình các TTHC

Để thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Bộ TT&TT đề nghị một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
đối với các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai, nhất là đối với các DVCTT trong thời gian tới là các đơn vị cần đẩy mạnh việc triển khai các nội dung để cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước tuân thủ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng

hinh-minh-hoa.jpg
Cần đẩy mạnh việc tái cấu trúc quy trình các TTHC.

Đặc biệt, là cung cấp DVCTT toàn trình, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mong muốn và thực sự sử dụng hiệu quả DVCTT…

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tổ chức triển khai 02 dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí”.

Cùng với đó, các đơn vị cần đẩy mạnh việc thực hiện tái cấu trúc quy trình cung cấp các DVCTT yếu tích hợp trên Cổng DVCQG và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương theo Quyết định số 422/QĐ-TTg; Tiếp tục nâng cấp Cổng DVCQG, bảo đảm vận hành thông suốt, tránh “tắc nghẽn” trong quá trình tích hợp, cung cấp DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.

“Đẩy mạnh việc tái cấu trúc quy trình các TTHC, dịch vụ công đang được tích hợp trên Cổng DVCQG và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh chính là để tiếp tục đơn giản hóa các quy trình thủ tục, giấy tờ công dân theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bảo đảm thực chất, hiệu quả”, Bộ TT&TT nhấn mạnh./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • "Tôi dịch cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng cả trái tim mình"
    Anh Saleem Hammad - người dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập cho biết: “Xuất phát từ tình cảm sâu sắc, sự kính trọng cũng như lòng biết ơn, sau 12 năm gắn bó với đất nước Việt Nam thân thương, tôi đã thực hiện thành công việc dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập bằng cả trái tim mình.”
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Tránh “tắc nghẽn” trong tích hợp, cung cấp DVCTT phục vụ người dân và DN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO