9 địa phương đã ra mắt bản đồ theo dõi Covid-19 theo thời gian thực

PV| 25/05/2021 11:17
Theo dõi ICTVietnam trên

Tính đến nay, đã có 9 địa phương triển khai phần mềm bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 (CovidMaps) gồm có: Đà Nẵng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Quảng Nam, Gia Lai, Phú Yên và mới nhất là tỉnh Lạng Sơn.

Phần mềm bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 (CovidMaps) tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn vừa được cho ra mắt ngày 24/5. Để sử dụng bản đồ số này, người dùng cần truy cập vào địa chỉ https://covidmaps.langson.gov.vn.

Lạng Sơn là tỉnh thứ 9 trong cả nước cung cấp công cụ bản đồ dịch tễ Covid-19, nhằm giúp cộng đồng theo dõi trực quan thông tin dịch tễ các ca bệnh Covid-19 tại địa phương thông qua mạng Internet.

Với bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 tại Lạng Sơn mới được cho ra mắt, các cấp ủy Đảng, chính quyền tại Lạng Sơn đã có thêm giải pháp công nghệ số phục vụ quản lý, điều hành trong phòng chống dịch bệnh Covid -19 tại địa phương mình.

Thông tin về quyết định xây dựng và đưa vào sử dụng bản đồ dịch tễ Covid-19của Lạng Sơn thời điểm này, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Hiện nay tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Lạng Sơn diễn biến rất phức tạp.

Theo thống kê, tổng số ca F0 đã lên đến 41 người, 2.185 ca F1, 18.519 ca F2 và đã xét nghiệm 8.285 trường hợp trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và 10 huyện trong tỉnh.

Để theo dõi toàn diện, tổng thể diễn biến tình hình dịch bệnh và công khai cho toàn dân biết,ông Hồ Tiến Thiệu cho biết thêm: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TT&TT xây dựng hệ thống bản đồ số CovidMaps. Trong 2 ngày thứ 7 và chủ nhật vừa qua, Sở TT&TT Lạng Sơn đã hoàn thành xây dựng bản đồ số CovidMaps với đầy đủ số liệu cập nhật theo thời gian thực của Sở Y tế Lạng Sơn.

9 địa phương đã ra mắt bản đồ theo dõi Covid-19 theo thời gian thực - Ảnh 1.

Theo đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn, tác dụng hỗ trợ phòng dịch Covid-19 của bản đồ CovidMaps giúp người dân không di chuyển đến các điểm nóng, tránh lây nhiễm dịch. Người dân có thể xem những điểm cách ly tập trung, các vùng cách ly y tế và chốt kiểm soát dịch bệnh tại Lạng Sơn hiển thị trên bản đồ theo thời gian thực.

Bản đồ CovidMaps tại địa bàn Lạng Sơn cũng thông báo khu vực sinh sống và địa điểm tiếp xúc của bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong vòng 14 ngày. Điều này giúp người dân dễ dàng xác định được lộ trình người nhiễm Covid-19 và các điểm cách ly tập trung để không di chuyển đến.

Thông tin hiển thị trên bản đồ khá trực quan và chi tiết. Với các điểm cách ly tập trung, phần cảnh báo sẽ hiện thời gian áp dụng, số lượng tiếp nhận tối đa, số lượng người đang cách ly và số lượng có thể tiếp nhận thêm. Khi người dân có nhu cầu tìm những nơi bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã từng đến với thời gian chính xác, hệ thống sẽ tra cứu thông tin dịch tễ của bệnh nhân theo số hiệu.

Bên cạnh đó, bản đồ số cũng hiển thị danh sách bệnh nhân theo số hiệu hoặc chữ viết tắt cùng thông tin cá nhân cơ bản như năm sinh, giới tính, tình trạng sức khỏe và nơi đang điều trị. Bản đồ số hiển thị rất cụ thể, trên màn hình có chú thích cho từng biểu tượng như vùng cách ly, khu vực nhà bệnh nhân, chốt kiểm soát dịch... để người dân dễ dàng nắm bắt, không di chuyển đến.

9 địa phương đã ra mắt bản đồ theo dõi Covid-19 theo thời gian thực - Ảnh 2.

Các thông tin dịch tễ trên bản đồ CovidMaps của Lạng Sơn do Sở Y tế cung cấp theo thời gian thực và Sở TT&TT cập nhật liên tục trên phần mềm để bảo đảm cung cấp thông tin cho cộng đồng, người dân nhanh chóng, kịp thời.

Tính đến 16h ngày 24/5/2021, bản đồ CovidMaps của Lạng Sơnđã cung cấp thông tin cụ thể về 8 điểm cách ly tập trung; 41 vị trí khu vực nhà bệnh nhân; 26 địa điểm là nơi bệnh nhân đến trong vòng 14 ngày; 14 điểm là các bệnh viện, cơ sở y tế; 21 điểm thuộc khu vực phong tỏa, cách ly y tế; và thông tin của 3 chốt kiểm soát dịch.

Người dân có thể gửi phản ánh, góp ý qua ứng dụng, hệ thống. Trường hợp cần liên hệ trực tiếp, có thể gọi tới Trung tâm CNTT-TT, Sở TT&TT Lạng Sơn theo số điện thoại 02053 818 657.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh: "Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của toàn thể nhân dân Lạng Sơn với sự hỗ trợ của các công nghệ số kịp thời như hệ thống bản đồ số Covid-19 này, Lạng Sơn sẽ sớm thành công trong việc khoanh vùng, dập dịch".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
9 địa phương đã ra mắt bản đồ theo dõi Covid-19 theo thời gian thực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO