Bình Định muốn đột phá về AI nhờ cơ chế

Lan Phương| 12/08/2019 15:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Bình Định muốn có cơ chế đặc thù để đột phá về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về ICT (ICT Summit) lần thứ 9 với chủ đề “Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường” vừa được tổ chức mới đây, Phó Giám đốc Sở TTTT Bình Định Võ Gia Nghĩa đã đề xuất muốn có cơ chế đặc thù để đột phá về AI.

Phó Giám đốc Sở TTTT Bình Định Võ Gia Nghĩa

Phó Giám đốc Võ Gia Nghĩa cho biết: Theo góc nhìn địa phương, có 3 giải pháp để góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại địa phương, đó là phải có môi trường để thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) triển khai chuyển đổi số; Tạo một hạ tầng đủ lớn, đủ mạnh để thu hút được các DN CNTT về địa phương thực hiện chuyển đổi số và thu hút nguồn nhân lực.

Bình Định đã có kinh nghiệm 10 năm thu hút các nhà khoa học. Trong những năm gần đây, đã có trên 12 nhà khoa học đoạt giải Nobel và nhiều nhà khoa học đến với Bình Định. Hàng năm, thành phố Quy Nhơn, Bình Định cũng tổ chức khoảng 20 hội thảo quốc tế và có những hội thảo có thể kéo dài cả tuần với 300 - 400 người tham dự.

Bình Định đang trở thành một nơi được gọi là một thung lũng sáng tạo hiện được gọi là khu đô thị khoa học Quy Hòa, nơi các nhà khoa học tổ chức các cuộc hội thảo phổ biến kiến thức khoa học, nghiên cứu phát triển (R&D)”, ông Võ Gia Nghĩa cho hay.

Việc thu hút nhiều nhà khoa học và nhiều hội nghị được tổ chức tại Bình Định, theo ông Võ Gia Nghĩa, là Quy Nhơn, Bình Định có nhiều điều kiện phù hợp như trung tâm khám phá khoa học - nơi phổ biến kiến thức về khoa học thu hút nhiều thiếu nhi, sinh viên đến tìm hiểu kiến thức khoa học.

Bên cạnh đó, Quy Nhơn cũng có một khách sạn đặc biệt, khách sạn vì khoa học, chỉ dành cho các diễn giả là các nhà khoa học.

Quy Nhơn còn có các điều kiện logistics thuận lợi với một sân bay, đường biển, đường bộ, sân golf, khách sạn 5 sao, có bờ biển tuyệt đẹp, môi trường xanh sạch. Đến năm 2020, sẽ có tuyến cáp quang biển thứ 6 nối đến Bình Định…

Với các điều kiện, môi trường thuận lợi như vậy, ông Nghĩa cho biết có thể thu hút các nhà khoa học về Bình Định.

Bình Định mong muốn tiên phong về AI, công nghệ nền tảng của chuyển đổi số. Theo đó, Bình Định muốn xây dựng hạ tầng phù hợp với hai khu: Nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học (Khu A - Quy Hoà) và Khu ứng dụng và phát triển AI trong sản xuất kinh doanh (Khu B - Long Vân). Hai khu này sẽ bổ trợ cho nhau và không tách rời. Đã có nhiều dự án AI nhỏ triển khai tại Bình Định như của Hitachi, FPT… và sản phẩm AI tại Bình Định đã ra đời.

Bình Định xây dựng hạ tầng phù hợp cho nghiên cứu khoa học và sản xuất

Để đáp ứng phát triển AI tại Bình Định, ông Nghĩa cho biết nguồn nhân lực cho AI rất quan trọng. Năm 2018, đã có 60 sinh viên tốt nghiệp toán tại Đại học Quy Nhơn về làm việc tại FPT, Hitachi. Những sinh viên học toán ra làm việc về AI được đánh giá cao.

Trung tâm sáng tạo Quy Nhơn cũng sẽ lồng ghép đào tạo STEM (Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) vào giáo dục phổ thông, tạo động lực cung cấp nguồn nhân lực AI trong thời gian tới. Một loạt trường đại học cũng đang hướng tới mở chi nhánh tại Bình Định.

Ông Nghĩa cho rằng để việc triển khai R&D thì cực kỳ khó đối với một địa phương, theo đó, cần phải có chính sách sandbox cho địa phương như Bình Định.

Bình Định đang tiên phong trình chính sách về khu công nghệ cao và trung tâm đổi mới sáng tạo, Bình Định cần chính sách sandbox trong khoảng thời gian 3 năm.

Bình Định cũng muốn đột phá về chính sách thuế. “Phải tạo ra chính sách đặc thù, đột phá cho địa phương như Bình Định. Thuế thu nhập tốt thì các chuyên gia AI có thể quan tâm đến với Bình Định”, ông Nghĩa cho hay.

Cũng tại ICT Summit 2019, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cho biết: “Để chuyển đổi số thành công tại Việt Nam, mỗi địa phương, mỗi bộ ngành, DN/tổ chức nên bắt đầu từ một lĩnh vực được lựa chọn như một “Điểm đột phá” để tập trung nguồn lực với những chính sách cụ thể để tiến hành chuyển đổi số”.

Khi đã tìm được đường hướng phát triển, ông Bình cho biết với nền tảng vững chắc, bền vững, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn chiến lược, các tổ chức/DN đó có thể đo đếm, đánh giá tính hiệu quả thực sự để điều chỉnh và tìm ra giải pháp phù hợp nhất dựa trên đặc tính cơ sở.

Câu chuyện về quyết tâm Xây dựng trung tâm AItại Quy Nhơn là một ví dụ cho điều này. Với quyết tâm cao của địa phương và những tư vấn từ các chuyên gia công nghệ có kinh nghiệm về chuyển đổi số, đây sẽ là nơi thu hút nhân tài khu vực miền Trung, đào tạo mới cũng như hội tụ đội ngũ nhân sự tài năng về AIđể cung ứng cho công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam. Các địa phương, tổ chức, DNkhác cũng có thể từ những thông tin, kiến thức thu được từ Diễn đàn có thể tìm ra những định hướng riêng cho mình”, ông Bình cho hay.

Bài liên quan
  • Tăng cường hợp tác về chuyển đổi số giữa Việt Nam và Cuba
    Ngày 2/11/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Cuba, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Cuba Mayra Arevich Marín và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Bình Định muốn đột phá về AI nhờ cơ chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO