Phát triển vận tải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh, thành phố trong vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc... tạo động lực bứt phá về kinh tế - xã hội cho khu vực trong tương lai.
Là một Bộ quản lý 10 lĩnh vực, trải qua 78 năm hình thành và phát triển, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) luôn duy trì giá trị cốt lỗi của Ngành với 10 chữ vàng "Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình".
Hà Nội đang triển khai phong trào toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), mỗi người dân hoàn toàn có thể trở thành một “tuyên truyền viên”, một “cộng tác viên” đắc lực.
Dự kiến trong giai đoạn tới, tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển là 398.706 tỷ đồng, trong đó đến năm 2025 là 147.164 tỷ đồng; đến năm 2030 bổ sung 251.542 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu rút ngắn thời gian cho các khâu chuẩn bị dự án (từ thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng), bảo đảm đến tháng 12/2022 khởi công và hoàn thành dự án vào năm 2025.
Cục Hàng hải thuộc Bộ Giao thông Vận tải vừa xây dựng Đề án phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam và đang lấy ý kiến góp ý từ các đơn vị, bộ, ngành có liên quan.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm sẽ tạo ra không gian phát triển mới, động lực phát triển mới ở các vùng miền, địa phương và cả nước, góp phần giải quyết nút thắt về giao thông vận tải; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội…
“Chính phủ sẽ quyết tâm rất cao để thực hiện bằng được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội 13 đã đề ra, để chúng ta hoàn thành 3.000km đường cao tốc đến 2025 và 5.000km đường cao tốc đến năm 2030”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu trước Quốc hội.
Từ tháng 5/2022, khi người dân, doanh nghiệp thực hiện 48 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực đường bộ và đăng kiểm sẽ nhận được sự hỗ trợ của trợ lý ảo mới được Bộ Giao thông vận tải đưa vào vận hành thử nghiệm.
Chuyển đổi số phải tiến hành từ nhận thức đến hành động, thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các hoạt động về xây dựng chính sách, quản lý nghiệp vụ, vận hành, ở quy mô toàn xã hội.
Trong vài tuần qua, các hãng hàng không và các nhà mạng Mỹ đấu tranh đỉnh điểm về hai ký tự đơn giản là "5G". Các tranh luận không chỉ kéo dài vài tuần qua mà đã hàng năm.
Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính tới tháng 11/2021, tổng doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT) mạng đạt 1.915 tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2020; đạt 73% so với kế hoạch của năm 2021 (2.630 tỷ đồng).
Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng lộ trình triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng qua 3 giai đoạn lớn. Dự kiến đến giai đoạn 3, từ năm 2026 trở đi, trạm thu phí sẽ có đa làn tự do ETC.
Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT) Bộ Giao thông vận tải vừa được kiện toàn, đổi tên thành Ban chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) ngành Giao thông vận tải (GTVT). Trưởng Ban chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.