Kinh tế số

Bộ TT&TT chủ trì hướng dẫn các nội dung mới của Luật giao dịch điện tử

AD 14/10/2023 10:02

Các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) được thực hiện thống nhất, đầy đủ, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Ngày 13/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định 1198/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật GDĐT.

Luật GDĐT số 20/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5 ngày 20/6/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Kế hoạch triển khai thi hành Luật GDĐT nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm cũng như cơ chế phối hợp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai Luật GDĐT, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc tổ chức triển khai Luật GDĐT cần bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan.

Ngoài ra, Kế hoạch cũng nêu rõ người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả; các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo Luật GDĐT được thực hiện thống nhất, đầy đủ, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

1.8.2023.1.1.jpg
(Hình minh họa)

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Theo Kế hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) được giao chủ trì hướng dẫn các nội dung mới của Luật GDĐT là căn cứ để rà soát; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước (QLNN) được phân công; tổng hợp kết quả rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật GDĐT thuộc lĩnh vực, địa bàn QLNN được phân công và gửi kết quả về Bộ TT&TT để tổng hợp trong tháng 5/2024.

Thời gian hoàn thành rà soát: tháng 8/2024.

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật GDĐT

Theo Kế hoạch, sẽ xây dựng các văn bản theo Quyết định số 857/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5, liên quan đến Luật GDĐT số 20/2023/QH15.

Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia. Thời hạn trình: tháng 5/2024.

Hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ rà soát các quy định pháp luật có liên quan để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GDĐT

Theo Kế hoạch, toàn văn nội dung văn bản Luật GDĐT và văn bản quy định chi tiết sẽ đăng tải, cập nhật trên Cổng/Trang Thông tin Điện tử, CSDL Quốc gia về văn bản pháp luật và các hình thức phù hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng.

Nội dung, hình thức phổ biến pháp luật xác định phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu phổ biến và phối hợp với Bộ Tư pháp (Cục Phổ biến giáo dục pháp luật) để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật quốc gia http://pbgdpl.gov.vn.

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về GDĐT bằng các hình thức cụ thể; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Kế hoạch cũng nêu rõ, Bộ TT&TT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông và mạng lưới truyền thanh cơ sở tăng cường thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật về GDĐT.

Ngoài ra, theo Kế hoạch, các kế hoạch, dự án, đề án, chương trình, hoạt động cấp quốc gia sẽ được thực hiện để triển khai chính sách phát triển GDĐT quy định tại Điều 4 Luật GDĐT. Cụ thể: rà soát, tổ chức đánh giá việc thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án cấp quốc gia đang triển khai có liên quan đến thúc đẩy GDĐT; đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp mới (nếu cần thiết) để phù hợp với quy định của Luật.

Luật GDĐT đã được Quốc hội khóa XV thông qua với tỷ lệ 94,74% tán thành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, thay thế cho Luật GDĐT năm 2005. Luật GDĐT năm 2023 với nhiều chính sách mới nổi bật giúp công nhận GDĐT sẽ có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống. Có thể coi Luật này là Luật cơ bản về chuyển đổi số.

Với quan điểm kế thừa, phát huy các quy định tại Luật GDĐT năm 2005 hiện còn giá trị, chỉ quy định về những thành tố cơ bản có giá trị pháp lý sử dụng để thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử. Luật GDĐT năm 2023 không quy định về nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch, không làm thay đổi trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành trong lĩnh vực và nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển GDĐT toàn diện, toàn trình.

Luật GDĐT năm 2023 được kỳ vọng sẽ tạo hành lang thông thoáng hơn cho các giao dịch trên môi trường số, mang lại hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Startup Việt vươn ra thế giới: Làm thế nào để tồn tại giữa vùng nước lạ?
    VinCSS vươn ra thị trường quốc tế không chỉ để phát triển kinh doanh, mà còn để học hỏi kinh nghiệm, làm tốt hơn và thu về nhiều ý tưởng mới để có thể quay về giải quyết những bài toán trong nước và đóng góp cho Việt Nam.
  • Tiếp cận về văn hóa số trong thời đại số
    Trong chiến lược chuyển đổi số, những thuật ngữ như “kinh tế số”, “xã hội số”, “văn hóa số” cũng được đề cập một cách thường xuyên, vừa như phương thức, vừa như hệ quả của sự chuyển đổi. Trong đó, thuật ngữ “văn hóa số” có lẽ là phức tạp hơn cả, cũng như bản thân sự phức tạp vốn có của văn hóa. Bài viết góp một thảo luận sâu và rộng hơn về chủ đề này, thay vì cách hiểu máy móc và đơn giản là sự chuyển dịch của văn hóa trên nền tảng số.
  • Đưa các ấn phẩm báo Xuân lên nền tảng số phục vụ bạn đọc
    Hàng trăm ấn phẩm Xuân của các báo, tạp chí Trung ương, tỉnh Thái Nguyên và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã được trưng bày, giới thiệu tại phòng đọc báo Xuân Ất Tỵ năm 2025.
  • Báo chí cách mạng Việt Nam Một thế kỷ xung trận
    Báo chí từ thời điểm khai sinh đã tự mình làm những cuộc cách mạng, tuyệt nhiên không thuần túy thực thi bổn phận bằng những cuộc rượt đuổi thụ động, lệ thuộc theo đời sống và sự kiện, mà từ đời sống và sự kiện, phản ánh và xác lập những mục tiêu cao hơn, kết nối quá khứ và tương lai bằng những bước chuyển mình đậm tính định hướng, tính thời đại.
  • Gần 1 triệu bưu gửi mỗi ngày, Bưu điện huy động tối đa mọi lực lượng giao hàng trước Tết
    Với nguyên tắc phát hết hàng hóa trong ca, trong ngày, Bưu điện Việt Nam đã chủ động bố trí lực lượng phát, bưu tá phù hợp cho từng tuyến phát, tổ chức phát hàng cả vào thứ Bảy, Chủ nhật và ngoài giờ hành chính, để đảm bảo hàng hóa được phát chính xác tới người nhận nhanh nhất.
Đừng bỏ lỡ
Bộ TT&TT chủ trì hướng dẫn các nội dung mới của Luật giao dịch điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO