Bộ TT&TT khởi động triển khai đề án địa chỉ số

Lan Phương| 14/07/2021 14:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chính phủ điện tử (CPĐT) hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ TT&TT được giao đảm bảo mỗi hộ gia đình có địa chỉ số. Để khởi động nhiệm vụ được giao, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo địa chỉ số.

Sự cần thiết xây dựng địa chỉ số

Tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý doanh nghiệp (DN) (Bộ TT&TT), cho biết phát triển kinh tế số (KTS), chuyển đổi số (CĐS) là một trong những mục tiêu Đảng, Chính phủ đặt ra từ năm 2019. Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày 27/9/2019, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 đều nhấn mạnh CĐS, KTS là mục tiêu quan trọng của nhiệm kỳ tới, trong đó KTS chiếm 20% GDP. Covid-19 cũng làm thay đổi thói quen người dân toàn thế giới khi người dân, DN, tổ chức lên mạng nhiều hơn để làm việc, học tập, giải trí, mua sắm… dẫn tới nhu cầu chuyển phát tăng, đòi hỏi hạ tầng logistics phát triển và địa chỉ số trở nên quan trọng.

Bộ TT&TT khởi động triển khai đề án địa chỉ số - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trọng Đường: Bộ TT&TT đề xuất giải pháp xây dựng Nền tảng địa chỉ số và Bản đồ số

Địa chỉ số không có gì mới khi nhiều nước trên thế giới đã triển khai. Bộ TT&TT, ngành Bưu chính Việt Nam cũng như các nước trên thế giới cũng xây dựng mã địa chỉ bưu chính.

Chương trình CĐS quốc gia giao Bộ TT&TT phát triển Mã địa chỉ bưu chính - Vpostcode phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vpostcode là mã địa chỉ phát triển trên nền tảng bản đồ số và mã bưu chính quốc gia, nhằm cung cấp các thông tin về mã và vị trí của bất kì địa điểm nào trên toàn quốc.

Các kết quả nổi bật của việc triển khai Vpostcode lànền tảng mã địa chỉ Vpostcode.vn, ứng dụng app mobile Vpostcode, bản đồ số Vmap.vn. Vpostcode có các tính năng: tạo địa chỉ số, tìm kiếm địa chỉ số, chỉ đường trên bản đồ, lưu thông tin địa chỉ số của người dùng, chia sẻ địa chỉ số,… gán địa chỉ số cho 23,4 triệu địa chỉ, cung cấp dịch vụ̣ API kết nối, chia sẻ sử dụng với các tổ chức, DN.

Tuy nhiên, theo ông Đường, hiện có một số bất cập là chưa có văn bản hành chính chính thức quy định Vpostcode là địa chỉ số và cũng chưa có quy chế thông báo, gắn địa chỉ Vpostcode cho từng địa điểm, công trình, nhà ở; Chưa được người dân sử dụng trong đời sống, do vậy, vẫn phụ thuộc vào địa chỉ hành chính, trong khi số địa chỉ Vpostcode không có địa chỉ hành chính rõ ràng chiếm đến 71% (có 16,7 triệu trên tổng số 23,4 triệu địa chỉ Vpostcode là không có địa chỉ hành chính rõ ràng); Khó nhớ do Vpostcode sử dụng cả số và chữ để đánh địa chỉ và nhiều ký tự (12 ký tự).

Bên cạnh đó, Vpostcode sử dụng OLC (thông tin tọa độ) trong cấu trúc mã địa chỉ ảnh hưởng đến tính riêng tư. Việc thiếu địa chỉ hành chính gây nhiều bất cập cho Vpostcode: khó khăn trong việc rà soát, chính xác hóa thông tin địa chỉ; phải sử dụng các thông tin thường biến động như tên người, số điện thoại làm thông tin địa chỉ…

Để giải quyết những tồn tại, bất cập ở trên, ông Đường cho biết Bộ TT&TT đề xuất giải pháp xây dựng Nền tảng địa chỉ số quốc gia và Bản đồ số quốc gia. Cụ thể là ban hành quyết định chính thức quy định về địa chỉ số, với các nội dung cơ bản sau: Cấu trúc địa chỉ số; Quy chế tạo địa chỉ số; Quy chế thông báo và gắn biển địa chỉ số; Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện.

Bộ TT&TT sẽ xây dựng Nền tảng địa chỉ số (CSDL về địa chỉ số) trên cơ sở kế thừa nền tảng địa chỉ bưu chính VPostcode đã có; Tổ chức thông báo, gắn biển địa chỉ sốđến từng công trình, nhà cửa, địa điểm đã được tạo địa chỉ số; Xây dựng Bản đồ số quốc giadựa trên CSDL quốc gia địa chỉ số, đảm bảo chỉ đường, dẫn đường đến được từng địa chỉ số đã được tạo.

CSDL quốc gia về địa chỉ số sẽ được mở để chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức, DN cùng khai thác để xây dựng các bản đồ số chuyên biệt phục vụ cho từng ngành, lĩnh vực và hoạt động của các tổ chức, DN.

Cấu trúc Địa chỉ số dự kiến gồm 10 ký tự dạng số: 5 ký tự đầu là mã khu vực (Được gán đến đơn vị hành chính cấp phường/xã và đơn vị hành chính tương đương), 5 ký tự sau là mã mở rộng (Được gán đến từng công trình, nhà ở hoặc bất kỳ địa điểm nào cần đánh địa chỉ. Mã mở rộng này là duy nhất cho mỗi khu vực). Các trường thông tin của một địa chỉ số gồm: Tọa độ địa chỉ: tọa độ của địa chỉ vật lý được gán mã địa chỉ số; Phân loại địa chỉ: phân loại của đối tượng địa chỉ vật lý; Địa chỉ hành chính: thông tin chi tiết để xác định một địa chỉ vật lý và Ảnh địa chỉ (kèm tọa độ): không bắt buộc, phục vụ cho người dùng tự tạo địa chỉ số mới.

Tạo ra nhiều giá trị cho người dùng

Với đề xuất của Bộ TT&TT, các DN bưu chính, chuyển phát, bản đồ số… đã thống nhất và khẳng định đây là việc Nhà nước nên làm, phải làm, có quyết sách bắt buộc phải làm. Các ý kiến cho rằng việc xây dựng địa chỉ số không chỉ đáp ứng phát triển KTS, XHS, CPS mà còn thể hiện lòng tự hào dân tộc. Đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các DN như Viettel Post, Bưu điện Việt Nam, Be, Grab, Giao hàng nhanh, IOTLink… cho biết sẵn sàng đóng góp sức người, sức của để cùng Bộ làm việc này.

Đại diện các đơn vị, DN cho biết xây dựng địa chỉ số cần phải phải tạo ra nhiều giá trị cho để người dùng tham gia. Theo đại diện Viettel Post, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) đã phát triển được Vpostcode rất là tốt, trên cơ sở đó, địa chỉ số có thể thêm thông tin số điện thoại bởi số điện thoại vào địa chỉ số giúp dễ nhớ hơn mà không phải cần nhớ cả dãy số dài. Việc xây dựng địa chỉ số cần mở để các DN tham gia và thậm chí có thể mở rộng cho người dân. Địa chỉ càng chính xác thì càng tạo ra giá trị.

Đại diện của dịch vụ gọi xe Be cho biết ủng hộ nền tảng bản đồ số của của người Việt để cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo dữ liệu tài nguyên số. Cơ quan nhà nước cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho DN, người dân tham gia xây dựng và được sử dụng các dịch vụ mà nền tảng này tạo ra, hỗ trợ cho người dùng dịch vụ.

Đại diện Hiệp hội TMĐT (VECOM) cũng cho biết bản thân mỗi cá nhân có rất nhiều thông tin như số điện thoại, địa chỉ… làm sao để tích hợp tạo trên địa chỉ số để tạo thuận lợi, giá trị cho người dùng. Việc triển khai địa chỉ số cần người dùng nhiều, theo đó, cần nghĩ đến người dùng muốn gì, nghĩ ra giá trị cho người dùng… như mỗi người được giao hàng miễn phí thì phải cung cấp thông tin lên bản đồ số…

Cũng theo đại diện của VECOM, sàn TMĐT đưa ra nhiều chính sách đối với người dùng như để điều kiện sử dụng một vài thứ sẽ có những lợi ích gì. Về lâu dài việc này tạo giá trị cho người dùng nên người tiêu dùng tham gia. Theo đó, phát triển địa chỉ số, các bên gồm nhà nước, tổ chức, DN, cá nhân đều nhận thấy có lợi ích, giá trị để cùng tham gia

Còn theo đại diện IOTLink, đơn vị làm bản đồ số, mã địa chỉ bưu chính quốc gia trong địa chỉ số là không thay đổi. Mã địa chỉ phải là duy nhất. Nếu gán địa chỉ hành chính hay thay đổi phải cân nhắc bởi mã thì không thay đổi để giải quyết được quá khứ và tương lai bởi hiện tại địa chỉ có thể là một cái ao nước sau này là tòa nhà nhưng vẫn phải cố định.

Bà Nguyễn Vũ Hồng Thanh, Vụ trưởng Vụ Bưu chính cho biết tầm quan trọng của việc xây dựng địa chỉ số là rõ ràng. Thời gian qua, Vụ Bưu chính đồng hành với BĐVN xây dựng mã địa chỉ bưu chính và việc hướng tới xây dựng địa chỉ số là công việc gian nan. Theo đó, các bên cần phải chung tay và làm rõ lợi ích của các bên.

Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, công nghệ, bà Thanh cho rằng cần phải làm rõ lợi ích của địa chỉ số vì sản phẩm đưa ra phải có lợi ích cho người dùng. Các quy định xây dựng địa chỉ số cần rõ ràng, theo đó, có các yêu cầu, nguyên tắc khi tham gia. Địa chỉ số là nâng cấp cao hơn, trong đó có 10 chữ số do cơ quan quản lý, trên cơ sở đó các cơ quan có thể bổ sung thêm để phục vụ đối tượng khách hàng, quản lý của mình.

Bộ TT&TT khởi động triển khai đề án địa chỉ số - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Ông Lê Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty BĐVN cho biết địa chỉ số có 2 phần là địa chỉ và bản đồ số. Về góc độ địa chỉ, BĐVN đã xây dựng Vpostcode - khung địa chỉ bưu chính để hỗ trợ chuyển phát bưu phẩm đến đúng địa chỉ.

Trong khi đó, bản đồ số còn có những hỗ trợ khác như dịch vụ công, dịch vụ đô thị thông minh, hỗ trợ cho DN giao hàng, tối ưu hóa lộ trình logistics, hay liên quan đến phòng chống Covid, bản đổ số giúp xử lý dữ liệu các F, khu vực có dịch, xử lý các thảm hoạ… CSDL địa chỉ được số hóa và các nền tảng bản đồ là "cặp bài" để phát huy giá trị của địa chỉ số.

Phó Tổng Giám đốc BĐVN cũng cho biết CSDL địa chỉ là quan trọng nhất, BĐVN đã tiến hành thu thập tính đến hiện nay là hơn 23 triệu địa chỉ, trong đó hơn 21 triệu dữ liệu đã được xác thực (verify) qua 3 vòng, đạt chính xác 98,7%. Trong các địa chỉ này, có một số địa chỉ hành chính chưa có tên đường, địa chỉ số sẽ giúp xác định những nơi chưa có tên đường. Vpostcode cũng đã cung cấp khả năng dẫn đường, khai thác thuộc tính đường, chỉ đường đến địa chỉ. Qua theo dõi ánh xạ lên bản đồ số, CSDL này đã đạt 89,5% số lượng địa chỉ tương đương 21.020.000 địa chỉ có khả năng chỉ đường đến.

Chia sẻ về tiến trình dự án địa chỉ số, ông Nguyễn Trọng Đường cho biết thêm dự án có kế hoạch triển khai trong năm nay hoặc ngắn hơn khi có quyết định ban hành. Phần việc địa chỉ số sẽ nỗ lực làm trong năm nay, còn bản đồ số thì sẽ cần nhiều thời gian hơn./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bộ TT&TT khởi động triển khai đề án địa chỉ số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO