Ứng dụng CNTT và CĐSở HTX còn ở mức thấp
Theo Liên minh HTX Việt Nam (VCA), Liên minh đã phối hợp với Tổ chức Oxfam của Anh triển khai khảo sát 153 HTX tại 3 tỉnh thành nhằm đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu của các HTX nông nghiệp về khả năng CĐS, ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm.Năm 2022, VCA cũng phối hợp Viện Rosa - Luxemburg của Đức khảo sát 160 HTX, 240 người lao động và thành viên tại 12 tỉnh thành về tác động và khả năng phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong đó có khảo sát về ứng dụng công nghệ cao và CĐS.
Quacác khảo sát cho thấy, việc áp dụng CNTT và CĐS trong hoạt động quản lý điều hành như sử dụng máy vi tính, phần mềm kế toán, điện thoại thông minh, phần mềm bảo vệở mức độ thấp,trong đó sử dụng phần mềm, thiết bị để bảo vệ dữ liệu đã số hóa còn ở mức thấp (điểm 1,98/5).
Về nhu cầu ứng dụng CNTT, công nghệ cao trong sản xuất hiện tại được HTX đánh giá tương đối cao, trong khi thực tế áp dụng ở mức thấp. Trong đó, đáng lưu ý một số lĩnh vực có mức độ ứng dụng rất thấp như: Dự báo xu hướng phục vụ sản xuất (điểm 1,55/5), phân tích dữ liệu phục vụ sản xuất (1,65/5).Chủ yếu quá trình này được thực hiện ở một vài HTX có quy mô lớn, hay những HTX nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức trong chuyển giao ứng dụng công nghệ số.
Tại một số HTX, ứng dụng CNTT và CĐS mới được thực hiện thí điểm với quy mô nhỏ do chi phí đầu tư lớn so với tiềm lực tài tính hạn chế của HTX.
Về nhu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động xúc tiến thương mại cũng có khoảng cách lớn giữa nhu cầu và mức độ ứng dụng CNTT trong thực tế. Trong đó đặc biệt khâu quản lý kho, thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ cao còn thấp, đa số các HTX thực hiện quản lý xuất nhập, tồn kho trên sổ giấy, hoặc ứng dụng tin học văn phòng Excel, chỉ có vài HTX có sử dụng phần mềm quản lý kho.
Khảo sát nhấn mạnh khả năng tiếp cận công nghệ cao (CNC) bị hạn chế là một trong những khó khăn lớn nhất của các HTX nông nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra. Điều này cho thấy rằng một mặt đại dịch COVID-19 có tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực của các HTX thì việc ứng dụng CNTT, CNC cũng được các HTX chú trọng.
Khó khăn từ thực tế
TheoHTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Sunfood Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồngtại Hội nghị tuyên truyền về phát triển kinh tế tập thể, HTX trong giai đoạn mớingày 8/11, việc ứng dụng CNTT, CĐS là xu thế tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh cho HTX và thành viên, ngay từ khi thành lập, HTX chú trọng áp dụng vào quá trình canh tác và tiêu thụ sản phẩm.
Đối với quá trình sản xuất, hiện nay, việc chăm sóc vườn cây được hoàn toàn tự động qua các phần mềm thích hợp, điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh, mọi công việc quản lý sản xuất từ chăm sóc, tưới nước, tưới phân, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đều được thao tác trên một ứngdụng (app) đã được cài đặt sẵn chính xác về các chỉ số (như độ EC, PH máy …) chỉ cần thực hiện cài đặt tỉ lệ mình mong muốn rồi phần mềm sẽ chạy đúng với yêu cầu.
Hệ thống cũng kiểm soát chính xác độ ẩm, tốc độ gió, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Toàn bộ là hệ thống tưới nhỏ giọt nên sẽ tiết kiệm tối đa nước tưới. Các dữ liệu sản xuất của HTX được cập nhật hàng tuần trên website của HTX, thể hiện rõ quy trình sản xuất rau, củ, quả tại nông trại. Chẳng hạn, màu xanh là cây mới trồng, màu đỏ là cây đang thu hoạch, cho biết luôn ngày xuống giống, ngày thu hoạch của lô vườn.
Đối với hoạt động tiêu thụ,HTX Sunfood Đà Lạt đang bán hàng trên 4 app điện tử, có website riêng. Trung bình, mỗi ngày Sunfood bán từ 10 - 20 tấn các loại rau, củ, quả.
Tuy nhiên, theoHTX Sunfood Đà Lạt, quá trình CĐS của HTX vẫn đang gặp không ít khó khăn. Thứ nhất, do khả năng vốn hạn hẹp, HTX chỉ có thể làm mô hình mẫu trên khu vực sản xuất tập trung, việc triển khai đại trà tới các vườn trồng phụ thuộc phần lớn vào năng lực cũng như nhận thức của các hộ thành viên, từ đó dẫn đến quá trình CĐS không đồng bộ, hạn chế hiệu quả đầu tư.
Thứ hai là nhân lực về công nghệ tin học của HTX rất hạn chế, hầu hết cán bộ xuất thân từ các ngành quản lý kinh tế, kiến thức tin học chủ yếu vẫn là tự học, sử dụng theo hướng dẫn của đơn vị tư vấn nên chưa nhanh nhạy, chủ động phát hiện ra những khâu, những công việc có thể chuyển đổi số.
Thứ ba là hệ thống kho bãi, dịch vụ giao hàng của HTX chưa tương thích, chưa đáp ứng với môi trường thương mại điện tử, vì vậy, việc giao hàng cho khách hàng tiêu dùng trực tiếp còn hạn chế.
CĐS hợp tác xã cần sự đồng hành của địa phương
Nghị quyết số20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới xác định rõ chiến lược phát triển HTX, kinh tế tập thể tại Việt Nam. Mục tiêu tổng quátlà phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.Mục tiêu đến 2030, cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700 HTX thành viên; Có trên 5.000 HTX ứng dụng CNC, bền vững thân thiện với môi trường.
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 xác định chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam, nêu rõ:Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Mục tiêu đến 2030, nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong trương trình hành động của VCA giai đoạn 2020-2025, xác định rõ:đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, CĐS, phát triển HTX hiệu quả, bền vững.Một trong năm chương trình hành động quan trọng của VCA là: Đẩy mạnh xây dựng, phát triển HTX quy mô lớn, ứng dụng CNC, sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực.VCA đã tổ chức rất nhiều khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư.
Trong các năm qua, VCA đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích ứng dụng CNC, trong đó không tính các chương trình VCA tự triển khai, các chương trình phối hợp với các tổ chức quốc tế trong CNC gồm: xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến với DGRV, thư viện điện tử trực tuyến với Agritera, phối hợp với Tiktok, Shopee quảng bá sản phẩm, phối hợp với IPSC đào tạo về ứng dụng CNC cho HTX.
VCA đã đưa ra các khuyến nghị. Cụ thể, đối với chính quyền các cấp, có 3 khuyến nghị gồm:hỗ trợ giải quyết vấn đề thiếu vốn trong quá trình thực hiện CĐS và ứng dụng CNTT của các HTX; Hỗ trợ về hạ tầng thiết bị cơ bản phục vụ CĐS và ứng dụng CNTT. Cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương có thể xem xét trích một phần ngân sách kết hợp với các tổ chức quốc tế để hỗ trợ trang thiết bị cơ bản như máy vi tính cho những HTX cam kết thực hiện CĐS trong hoạt độngvà hỗ trợ HTX sử dụng một số nền tảng ứng dụng CĐS.
Khuyếnnghị đối với HTXlà cầntrẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường huy động nguồn lực tài chính từ các thành viên thay vì chỉ trông chờ vào nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng bởi đảm bảo về tài chính là điều kiện cần, tiên quyết cho việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ trong sản xuất kinh doanh (SXKD) tại HTX.
TheoVCA, HTX cần nâng cao hiệu quả SXKD hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thông qua thực hiện liên kết chuỗi, xây dựng mô hình HTX có hợp đồng liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp mới chất lượng, năng suất cao, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đây là điều kiện để đẩy nhanh quá trình áp dụng CNTT và CĐS trong hoạt động của HTX nông nghiệp.
HTXcần chủ động áp dụng công nghệ vào quá trình SXKD. Trong bối cảnh CĐS và cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cần được chú trọng, quan tâm để thúc đẩy hoạt động SXKD. Vì vậy, các HTX cần chủ động nghiên cứu, triển khai các hình thức kinh doanh, dịch vụ mới bằng cách sử dụng công nghệ để vừa giảm số lượng lao động trực tiếp nhưng vẫn tăng tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, dịch vụ.
Để có thể đẩy mạnh và phát huy CĐS cho các HTX nông nghiệp, HTX Sunfood Đà Lạt cũngkiến nghị: khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức quản lý điều hành, quản lý sản xuất, phát triển thị trường theo hướng ứng dụng CĐS cho cán bộ quản lý các HTX; Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại các HTX; khuyến khích đối với các tổ chức kinh tế tập thể, HTX tham gia vào quá trình đào tạo về công nghệ số, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về CĐS, phát triển kinh tế số.
Bên cạnh đó, cần hỗ trợ HTX tham gia các sàn giao dịch điện tử sẵn có hoặc tạo lập các sàn mới phù hợp với các HTX trên cơ sở liên kết mạng lưới và dịch vụ chuyển phát của ngành bưu chính với các sàn thương mại điện tử để tăng cường phạm vi, hiệu quả và uy tín trong giao dịch cho HTXvà có giải pháp về hỗ trợ phát triển hạ tầng số cho HTX.
Nền tảng số để thúc đẩy CĐS HTX
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục CĐS Quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết CĐS là phương thức phát triển mới. Bộ TT&TT với vai trò là thường trực Uỷ ban CĐS Quốc gia đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số ngày 31/3/2022. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược là triển khai hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, HTX, cơ sở SXKD cá thể CĐS kinh doanh trên sàn TMĐT. Đây là một trong những chiến lược để phát triển kinh tế HTX.
Nhằm thúc đẩy hoạt động trên Bộ TT&TT tập trung vào triển khai, phát triển nền tảng số để phục vụ phát triển kinh tế HTX. Thực tế đã chứng minh: công nghệ số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của các HTX khi yêu cầu cấp bách phải thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng tối đa sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển.
Bộ TT&TT sẽ đồng hành với các DN công nghệ số nghiên cứu triển khai các cửa hàng số cho các HTX. Bộ TT&TT đang thúc đẩy 2 sàn TMĐT Postmart.vn và voso.vn nhưng HTX cũng phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng, thương hiệu của các nông sản. Bộ TT&TT cũng đẩy mạnh tuyên truyền kinh tế HTX khi đã chỉ đạo các báo, đài đưa tin bài về nội dung này, hiệu quả của kinh tế tập thể./.