Chuyển đổi số

Các năng lực thích ứng số để doanh nghiệp tạo đột phá

Nhật Minh 10:18 15/02/2024

Giờ đây, các doanh nghiệp (DN) muốn phát triển cần tập trung xây dựng nguồn nhân lực trong nội bộ có khả năng làm chủ các thiết bị công nghệ số và đảm bảo nguồn nhân lực có tư duy đột phá, sáng tạo trong công việc…

Quan điểm trên sẽ được làm sáng tỏ hơn khi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đưa ra phân tích, đề xuất, đường hướng, giải pháp.

Phát triển năng lực thích ứng số tạo đột phá

Theo PGS. TSKH. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn DN (iEIT), trường Đại học Ngoại thương, giờ đây việc các DN muốn phát triển cần thực hiện việc quản trị nguồn nhân lực theo hướng chuyển đổi số (CĐS) toàn diện, bài bản, thiết thực. Vì đây là hướng đi của xu thế, thời đại thực số, mà ở đó đang có sự cạnh tranh, bao trùm của thị trường số hoá (cạnh tranh mềm giữa các ngành và sự cạnh tranh không đối xứng; vừa hợp tác, vừa cạnh tranh; xoá bỏ trung gian; trung gian hoá…).

Hơn nữa, các mô hình kinh doanh truyền thống (chuỗi) đang bị thay thế bởi các mô hình nền tảng (các dịch vụ số tương tác thông qua dịch vụ trực tuyến trên nền tảng Internet).

Chưa dừng lại, các mô hình kinh doanh nền tảng cũng đang phát triển tạo ra hệ sinh thái kinh doanh số (nhà cung cấp, phân phối, các tổ chức liên quan, yếu tố công nghệ…).

Không chỉ nêu ra các đặc điểm căn bản nêu trên, PGS. TSKH. Nguyễn Văn Minh còn cho rằng, các DN hiện nay đa phần đều có chung những thách thức căn bản như: Quyền lực chuyển từ DN sang khách hàng; nhu cầu mua sắm đang theo mô hình hội, nhóm; các hội, nhóm liên kết với nhau bằng công nghệ; thương hiệu sản phẩm được trải nghiệm qua công nghệ…).

thi-truong-so-hoa.png
Các DN muốn phát triển cần thực hiện việc quản trị nguồn nhân lực theo hướng CĐS toàn diện, bài bản, thiết thực.

Từ góc nhìn về những thách thức nêu trên, các DN muốn vượt qua, phát triển cần: Cân bằng mục tiêu dài hạn với nhu cầu trước mắt; xác định các lợi ích mà ý tưởng mới sẽ mang lại; đổi mới bắt kịp với tốc độ thay thổi; giải quyết các thách thức về bền vững sinh thái; liên kết chiến lược với trải nghiệm khách hàng.

Cùng với đó, các DN cần áp dụng các nguyên tắc kinh doanh, phát triển phù hợp với thời đại số: Muốn tăng trưởng cấp số nhân cần cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng, người tiêu dùng; áp dụng các thuật toán và dữ liệu; tư duy lại mô hình tổ chức bằng cách chuyển từ DN truyền thống sang sáng tạo, tự chủ, chủ động với thời đại số.

Đặc biệt, đối với nguồn nhân lực số cần đáp ứng 05 năng lực thích ứng số: Bắt kịp xu hướng công nghệ mới; Đánh giá và dự báo được tác động của công nghệ tới tổ chức của mình; Thúc đẩy học tập liên tục; Tái cấu trúc tổ chức, chuyển từ phân tầng bao cấp sang kết nối đội nhóm; Phát triển năng lực thích ứng số tạo đột phá.

Đặc biệt cần phát triển nguồn nhân lực số có tác phong, kỷ luật, đạo đức trong công việc; có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số trong quá trình tương tác của các hoạt động kinh tế; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường lao động và tiến bộ khoa học - công nghệ mới; có khả năng tư duy đột phá trong công việc, vì đây là tiêu chí đặc trưng của nguồn nhân lực số.

“Cùng với đó yêu cầu nhân lực số đảm bảo các nhân viên có kiến thức kỹ thuật số; kiến thức dữ liệu; tư duy phản biện; kỹ năng hợp tác; có khả năng dịch chuyển cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược kinh doanh…”, PGS. TSKH. Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh.

Cũng theo vị chuyên gia này, phát triển nguồn nhân lực cần phát triển mô hình năng lực mới đa nền tảng mà ở đó đảm bảo hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ thông qua các giao thức ứng dụng API có bảo mật, an toàn thông tin.

Chưa dừng lại, quan điểm tiếp theo của PGS.TSKH. Nguyễn Văn Minh, đối với cấp lãnh đạo các DN cần xây dựng phong cách lãnh đạo số có: Khả năng, tư duy phân tích, quản lý dựa trên dữ liệu số để ra quyết định chiến lược; có khả năng đối mặt với sự đổi mới quản trị đa ngành; thấu hiểu truyền thông xã hội; có khả năng thiết lập tầm nhìn mới cho tổ chức trong kỷ nguyên số; xây dựng mục tiêu, mô hình, xác định lộ trình CĐS, dẫn dắt thực hiện CĐS.

Cần tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản trị nguồn nhân lực

Ở quan điểm khác, ông Lê Trung Thắng, nhà sáng lập và CEO Viet Nam DX Group cho rằng, các DN muốn tăng trưởng bền vững cần tập trung vào các hoạt động ứng dụng công nghệ đối với các trải nghiệm khách hàng.

Để làm được điều này, các nhân sự của DN cần đảm bảo có kiến thức số hoá trong công tác, lĩnh vực, nghiệp vụ của mình. Cụ thể, có sự hiểu biết rộng, cộng tác đa lĩnh vực và văn hoá số, nhất là tập trung tận dụng nguồn nhân lực trẻ Gen Z (sinh năm 1995 - 2015) có nhiều lợi thế về việc nắm bắt công nghệ, chủ động với công nghệ, từ đó vận dụng hiệu quả vào công việc phụ trách, được giao.

Cũng nói về vai trò, tầm quan trọng của công nghệ trong việc quản trị nguồn nhân lực, ông Mai Hoàng Minh, Giám đốc phát triển kinh doanh của Công ty CP TopCV Việt Nam cho rằng, việc ứng dụng công nghệ giúp tự động hoá quá trình tuyển dụng. Bởi vì, khi số hoá toàn bộ thông tin nhân sự giúp DN có nguồn dữ liệu để quản lý hiệu quả trên hệ thống điện tử.

Hơn nữa, các DN cần áp dụng các công nghệ AI trong quản trị nguồn nhân lực, vì đây đang được xem là "bộ óc" phân tích của con người, nhưng có quy mô, tốc độ tốt, cao hơn nhiều lần của con người.

Cụ thể hơn, AI giúp DN thu hút, tuyển dụng nguồn nhân tài, giúp tối ưu hoá việc sàng lọc các ứng viên nộp đơn tuyển dụng và giải đáp các thắc mắc của ứng viên. Và nhất là có khả năng tìm, phát hiện, đánh giá được các ứng viên có tiềm năng cao thông qua chatbot.

Hơn nữa, AI có khả năng hỗ trợ bộ phận làm nhân sự đưa ra định hướng tuyển dụng và nâng cao kinh nghiệm của các nhân viên… Và muốn làm tốt điều này, các DN cần lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ ra hệ thống quyết định; cần xây dựng, bổ sung nguồn dữ liệu đa dạng, chính xác; cần sử dụng AI để tự động hoá các nhiệm vụ tuyển dụng.

“Ngoài ra, trong sự phát triển này, các DN có thể áp dụng các giải pháp công nghệ quản trị nhân sự đang phổ biến hiện nay như các nền tảng tuyển dụng trực tuyến: Hệ thống quản trị tuyển dụng ATS; Nền tảng công cụ đánh giá online (Pre-employment assessment); Đào tạo trực tuyến E-Learning; Phần mềm quản lý nhân sự HRMS…” ông Mai Hoàng Minh dẫn chứng.

Như vậy, có thể nói việc quản trị nguồn nhân lực theo hướng CĐS là cần thiết, bắt buộc đối với các DN. Lợi ích và hiệu quả sẽ được tạo ra nếu như các DN biết tận dụng, chủ động triển khai nhiệm vụ này, bởi xét cho cùng đây là một xu thế thay đổi, thích nghi trong xu thế số phát triển, bùng nổ mạnh mẽ hiện nay./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Những động lực tăng trưởng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Các năng lực thích ứng số để doanh nghiệp tạo đột phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO