Các nền tảng số ở Australia phải chịu trách nhiệm về phát tán thông tin sai lệch

Hoàng Linh| 21/03/2022 14:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Chính phủ liên bang Australia sẽ xem xét xây dựng các quy định mới ngăn chặn việc phát tán thông tin sai lệch trực tuyến và tăng cường giám sát chặt chẽ hơn đối với các nền tảng số lớn.

Theo các quy định được đề xuất, Cơ quan Truyền thông và Truyền thông Australia (ACMA) sẽ có được các quyền hạn mở rộng để thực thi các quy tắc tự nguyện nếu các nền tảng không có các hành động phù hợp.

Bộ trưởng Truyền thông Paul Fletcher cho biết: "Điều này thúc đẩy các nền tảng giải quyết tác hại của thông tin sai lệch, đồng thời cho phép ACMA khả năng buộc các nền tảng chịu trách nhiệm nếu những nỗ lực tự nguyện của họ không đủ hoặc không kịp thời".

Việc công bố những xây dựng quy định này được đưa ra một năm sau khi các nền tảng số lớn, bao gồm Facebook, Google, TikTok và Twitter, cùng những nền tảng khác đưa ra quy tắc ứng xử tự nguyện để giải quyết thông tin sai lệch trực tuyến. Kể từ khi ra mắt quy tắc thực hành tự nguyện, chính phủ liên bang đã liên tục chỉ trích các nỗ lực của các nền tảng truyền thông xã hội nhằm giải quyết thông tin sai lệch.

Thủ tướng Australia Scott Morrison năm ngoái đã chỉ trích các gã khổng lồ công nghệ về hành vi xảy ra trên nền tảng của họ, các nền tảng mạng xã hội như Facebook đã trở thành "cung điện của kẻ hèn nhát" cho những kẻ đăng những thông tin sai lệch.

Ngoài quyền hạn mới trong việc xem xét kỹ lưỡng bộ quy tắc ứng xử, các quy định cũng tìm cách trao cho ACMA quyền thu thập thông tin mới để cải thiện khả năng truy cập vào dữ liệu cụ thể của Australia về các biện pháp xử lý thông tin sai lệch.

Bộ trưởng Truyền thông Paul Fletcher cho biết: "Các nền tảng số phải chịu trách nhiệm về những gì trên trang của mình và phải có hành động đối với các nội dung có hại hoặc gây hiểu lầm. Đây là kỳ vọng của chính phủ - và chúng tôi đã ủng hộ kỳ vọng đó bằng hành động gần đây khi thông qua Đạo luật An toàn trực tuyến (Online Safety Act) mới, chúng tôi đang hành động khi có thông tin sai lệch".

Ngoài ra, chính phủ liên bang muốn thành lập một nhóm hành động về thông tin sai lệch để tập hợp các bên liên quan chính trong chính phủ và khu vực tư nhân để hợp tác và chia sẻ thông tin về các vấn đề mới nổi và phản ứng thực tiễn nhất.

Các quy định được xây dựng dựa trên các khuyến nghị do ACMA đưa ra, khi hầu hết người Australia đều lo ngại và đã gặp phải những thông tin sai lệch trực tuyến.

Để bảo vệ người dân trên môi trường mạng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Australia Karen Andrews đã công bố thành lập một trung tâm có nhiệm vụ đặc biệt là ngăn chặn tội phạm mạng lừa đảo, ăn cắp và lừa gạt người dân sáng ngày 21/3. Trung tâm được cấp 89 triệu đô la Australia thông qua khoản 1,67 tỷ đô la Australia mà chính phủ nước này dành cho chiến lược an ninh mạng.

Bộ trưởng Andrews cho biết kế hoạch quốc gia và trung tâm tội phạm mạng mới của Cảnh sát Liên bang Úc (AFP), được gọi là Trung tâm điều phối về chính sách chung chống tội phạm mạng (JPC3), sẽ tập hợp kinh nghiệm, quyền hạn, khả năng và trí tuệ cần thiết để tạo lập một ứng phó mạnh mẽ, nhiều mặt.

Cũng theo Bộ trưởng Andrews, áp dụng luật của Khối thịnh vượng chung sâu rộng và khả năng kỹ thuật tiên tiến, trung tâm chống tội phạm mạng mới của AFP sẽ quyết liệt nhắm vào các mối đe dọa mạng, đóng cửa chúng và đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý.

Trong đại dịch, tội phạm mạng đã trở thành một trong những hình thức tội phạm phát triển nhanh nhất và phổ biến nhất tại Australia. Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng để cướp hoặc tống tiền người Australia trở nên hiệu quả hơn và tự do hơn bao giờ hết.

Đặt tại trụ sở của AFP tại New South Wales, các hoạt động của JPC3 sẽ do trợ lý ủy viên Cảnh sát Liên bang Úc (AFP) Justine Gough, người điều hành toàn thời gian đầu tiên của AFP chuyên trách chống tội phạm mạng.

Theo kế hoạch phòng chống tội phạm mạng quốc gia, Bộ Nội vụ đặt mục tiêu chính quyền các cấp sẽ hoạt động theo khuôn khổ đấu tranh chống tội phạm mạng, ưu tiên 3 trụ cột: Phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm mạng; điều tra, phá vỡ và truy tố các vụ việc tội phạm mạng; và giúp nạn nhân phục hồi sau các sự cố tội phạm mạng.

Cùng với việc ra mắt trung tâm chống tội phạm mạng, kế hoạch cũng vạch ra mục tiêu thành lập một diễn đàn chống tội phạm mạng quốc gia, tập hợp các đại diện từ Khối thịnh vượng chung, các cơ quan tư pháp bang và vùng lãnh thổ, cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan quản lý - chẳng hạn như Văn phòng Ủy viên An toàn điện tử - để xây dựng kế hoạch hành động chống tội phạm mạng quốc gia.

Tháng trước, Bộ Nội vụ đã giới thiệu ba Dự luật mới trước Quốc hội, bao gồm kế hoạch hành động ransomware, an ninh hàng không và hàng hải, cũng như truy cập điện thoại di động trong các nhà tù.

Bộ cũng đang thúc đẩy giai đoạn thứ hai của bộ luật mạng nhắm vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng, hiện đang được một ủy ban quốc hội xem xét để trở thành luật./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Các nền tảng số ở Australia phải chịu trách nhiệm về phát tán thông tin sai lệch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO