Chiến lược đầu tư công nghệ cho báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số

Ngọc Diệp| 03/10/2022 10:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Đứng trước cuộc đua mạnh mẽ trong sự bùng nổ của mạng xã hội, ngành công nghiệp báo chí đã có những thay đổi mạnh mẽ, buộc đội ngũ người làm báo phải thay đổi cách thức làm việc truyền thống để bắt kịp xu hướng làm báo trong kỷ nguyên chuyển đổi số (CĐS). Trên thực tế, báo chí hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ.

Công nghệ giúp kéo độc giả trở lại gần hơn với báo chí

Phát biểu tại Chương trình đào tạo "CĐS báo chí" do Cục Báo chí, Bộ TT&TT phối hợp cùng công ty Google tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Thùy Dương, Quản lý Hợp tác chiến lược ngành Tin tức và Xuất bản Đông Nam Á (Google) cho biết sau hơn hai năm đại dịch COVID-19, báo chí tại Việt Nam cũng như trên thế giới đều nhận thức rõ tầm quan trọng sống còn của CĐS.

Tại Việt Nam, số lượng cơ quan báo chí tự phát triển CMS còn ít, không phải cơ quan báo chí nào cũng có điều kiện để đầu tư bài bản vào CĐS như đầu tư CMS riêng, an toàn thông tin, đám mây (cloud)… Mặc dù vậy, đã có nhiều cơ quan báo chí đi tiên phong trong CĐS với các công nghệ số tiêu biểu là trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, điện toán đám mây, dữ liệu lớn…

Ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân cho biết: Không có công nghệ song hành thì báo chí không thể nào phát triển được và khó có thể tồn tại. Theo đó, trong mọi hoạt động của báo chí dù là báo số hay báo in thì công nghệ có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong thế giới "digital first" - xu hướng mà các cơ quan báo chí đang đi theo. Tuy nhiên, nói đến công nghệ ở đây thì nhiều người thường nghĩ nó phải là cái gì đó phức tạp, cái gì đó đắt tiền, cầu kì nhưng thực ra không phải như vậy. Ngay trong chiến lược CĐS cũng vậy, từ cuối năm ngoái đến nay, cụm từ "CĐS" đang dần trở thành xu hướng trong xã hội, nhưng chắc chắn không phải cơ quan báo chí nào cũng hiểu và biết cách thực hiện ra sao.

Ông Minh nhấn mạnh CĐS ở đây trước hết là CĐS về tư duy, đặc biệt là tư duy của các nhà lãnh đạo tòa soạn. Ông cũng khẳng định nếu người đứng đầu của tòa soạn hiểu rõ về vấn đề CĐS hoặc người được giao phụ trách về CĐS thông thạo về CĐS thì tòa soạn đó đã nắm chắc 60% thành công. Và cho đến khi lan tỏa được tư duy đó đến từng ngóc ngách, từng thành viên trong tòa soạn thì công cuộc này mới hoàn thành.

Tổng biên tập Báo Nhân Dân cho rằng, việc CĐS hay áp dụng công nghệ vào báo chí không có sự phân biệt về quy mô tòa soạn. Theo đó, một tờ báo nhỏ nếu biết tận dụng công nghệ, CĐS hiệu quả, giữ chân được độc giả trung thành và duy trì được chất lượng nội dung cung cấp thì chắc chắn sẽ hiệu quả hơn những tờ báo lớn nhưng không đảm bảo về mặt nội dung, không có chiến lược đúng đắn.

Theo các diễn giả tại Chương trình, vấn đề lớn nhất của các tờ báo không phải là doanh thu mà là độc giả. Các tòa soạn phải trả lời được câu hỏi: Phân khúc độc giả là gì, xem tin tức gì và khi nào; họ cần và không cần thông tin gì. Độc giả trung thành mới là người mang lại giá trị nguồn thu cho tờ báo chứ không phải là độc giả vãng lai. "Tôi thà có 10.000 độc giả trung thành với tờ báo còn hơn có 1 triệu độc giả nhưng chỉ đọc lướt qua, không mang lại lợi ích gì", Tổng Biên tập báo Nhân Dân nhấn mạnh.

Để có được lượng độc giả trung thành, theo đại diện báo VnExpress, nội dung là vấn đề cần quan tâm nhất, tuy nhiên, công nghệ sẽ hỗ trợ để nội dung đó phát huy hiệu quả tốt nhất. VnExpress đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, cụ thể là các ứng dụng về dữ liệu và tự động hoá, để đạt được các mục tiêu đặt ra. Mục tiêu đầu tiên là công nghệ phải hỗ trợ toà soạn xây dựng chiến lược xuất bản. VnExpress chú trọng các tương tác của độc giả để biết được họ quan tâm đến gì và hiểu được hành trình của độc giả, rồi mới lên kế hoạch xây dựng chiến lược nội dung và phát triển sản phẩm phù hợp, từ đó phục vụ độc giả tốt hơn. Không chỉ vậy, biết độc giả quan tâm đến gì còn giúp VnExpress điều phối nội dung trên trang để cá nhân hoá, làm sao để thông tin thu hút được độc giả tốt hơn. Thông tin này giúp toà soạn lựa chọn loại nội dung cũng như loại tường phí phù hợp.

Mục tiêu thứ 2 là tăng sự liên kết giữa độc giả với toà soạn. Mục tiêu thứ 3 là cắt giảm chi phí, giúp phóng viên có nhiều thời gian để tập trung cho công việc và sáng tạo hơn thông qua tự động hoá. Cuối cùng, phân tích dữ liệu kết hợp với hiển thị quảng cáo giúp VnExpress tối ưu doanh thu từ quảng cáo thông qua việc thay đổi chỉ số quảng cáo, tinh chỉnh tuỳ theo cung và cầu, kiểm soát quảng cáo tốt hơn

Chiến lược đầu tư công nghệ

Theo chia sẻ của Nguyễn Thị Thùy Dương, khi làm việc với các cơ quan báo chí trên thế giới, do Google không phải là chuyên gia về báo chí nên thường nói chuyện với các toà soạn là mặt kỹ thuật, ví dụ toà soạn đang quan tâm với việc phát triển kênh phân phối thì phải nhìn vào dữ liệu, đây là mảng Google có khả năng giúp đỡ các cơ quan báo chí.

Bà Dương cho biết chúng ta có thể bắt đầu với những giải pháp công nghệ rất đơn giản để tối ưu trang web của mình trong khuôn khổ tài nguyên cho phép. Việc đầu tư cần chia nhỏ giai đoạn, đến khi có nhu cầu lớn hơn thì sẽ tiếp tục đầu tư, tất nhiên, cũng cần tính đến các bài toán đầu tư trong tương lại dài hạn.

Theo ông Lê Quốc Minh, nhiều công nghệ được các cơ quan báo chí trên thế giới ứng dụng đã hiện diện tại Việt Nam. Khi nói đến AI thì từ năm 2018 Vietnamplus đã bắt đầu ứng dụng AI để nắm bắt thông tin người dùng, gửi newsletter tự động để đáp ứng nhu cầu của từng độc giả, gắn các tool gợi ý thông tin phù hợp với từng cá nhân.

"Tìm ra công nghệ là chuyện dễ nhưng quan trọng là mình có muốn làm hay không", ông Minh cho biết.

Tổng biên tập Báo Nhân Dân nhấn mạnh CĐS không chỉ là câu chuyện chuyển đổi về nội dung mà còn là chuyển đổi về văn hóa làm việc của cả tòa soạn và từng cá nhân, từ khâu quản lý cơ sở hạ tầng cho tới quy trình làm việc của các biên tập viên, phóng viên. Không nhất thiết cứ phải chạy đuổi theo "trend" (xu hướng), kinh nghiệm cho thấy nhiều toạ soạn trên thế giới bắt "trend" sai dẫn tới việc đầu tư lãng phí, không hiệu quả.

CĐS tại mỗi cơ quan báo chí sẽ khác nhau, do đó mỗi cơ quan sẽ có một cách làm riêng. CĐS là một con đường dài, các cơ quan báo chí cần bắt tay vào làm luôn, vừa thực hiện vừa điều chỉnh, kết hợp với việc học hỏi lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí.

"Nếu có nhận thức và tư duy như vậy và tất cả cùng làm thì chúng ta mới có thể triển khai quá trình CĐS hiệu quả", ông Minh cho biết.

Trong khi đó, theo đại diện VnExpress, khi bắt đầu CĐS cần chuyển đổi tư duy, đó là tư duy chấp nhận thay đổi, chấp nhận sai và đúng. Đầu tư công nghệ cần đáp ứng tầm nhìn dài hạn của toà soạn, sau đó cần triển khai theo từng giai đoạn, với các chỉ số cụ thể để kiểm soát xem việc đầu tư có hiệu quả không để điều chỉnh dần. Trước khi làm mới cái hiện tại cần xác định các rào cản, tránh lãng phí về tài chính, con người, không mang lại hiệu quả cho toà soạn.

Chia sẻ về vấn đề các toà soạn nên xây dựng đội ngũ công nghệ hay thuê ngoài, ông Lê Quốc Minh cho biết các toà soạn cần tổ chức đào tạo cơ bản cho các phóng viên, biên tập viên, bởi nhiều công cụ (tool) hỗ trợ hiện nay cho phép các phóng viên, biên tập viên không cần giỏi công nghệ cũng có thể làm được.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu trên thế giới, nhân viên lập trình là bộ phận không thể tách rời khỏi toà soạn và nên tham gia vào bộ phận biên tập. Thực tế, theo ông Minh, để xây dựng đội ngũ công nghệ lớn như vậy là không khả thi đối với các toà soạn nhỏ, vì vậy, cần có một vài đối tác công nghệ để hỗ trợ

Đồng quan điểm, ông Káp Thành Long, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tri thức trực tuyến, chuyên gia báo chí cho biết để đảm bảo làm ra sản phẩm với mức chi phí thấp nhất, các toà soạn cần xem xét cái gì có thể thuê ngoài, đặc biệt là ưu tiên các công cụ hỗ trợ phóng viên. Tuy nhiên, cũng có những rủi ro nhất định khi hợp tác với các đối tác công nghệ bên ngoài. Vì vậy, bên cạnh việc chọn đối tác tin cậy, uy tín, toà soạn cũng cần cân đối tài chính và chiến lược lâu dài, xác định cái gì nên thuê ngoài, cái gì là cốt lõi của toà soạn thì nên tự làm./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Nền tảng để Việt Nam tham vọng thành công trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và AI của Việt Nam. Việc kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi mạch và ứng dụng thực tiễn là nhiệm vụ then chốt.
  • Những thách thức và rào cản khi doanh nghiệp ứng dụng GenAI
    Mặc dù GenAI mang lại nhiều giá trị, việc ứng dụng công nghệ này vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn.
  • Ako Dhông - Hơi thở buôn làng giữa lòng Ban Mê
    Ako Dhông hiện còn 33 căn nhà dài. Cộng đồng người Ê Đê ở đây đã xây dựng nó trở thành buôn làng du lịch cộng đồng đẹp đẽ và giàu có nhất của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột.
  • Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước
    Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò là một trụ cột trong nền ngoại giao Việt Nam, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.
  • Nhận diện và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
    Nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động rất cần thiết để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp bảo vệ vững chắc tư tưởng Đảng.
  • Mối quan hệ đang "nồng ấm" giữa báo chí và chuyển đổi số
    Sự ra đời của công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc ngành báo chí, báo hiệu sự chuyển đổi từ các hình thức truyền thống của báo in và phương tiện phát sóng.
  • Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
    Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
  • Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024
    Tối 13/12/2024, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình Vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, hệ sinh thái cho lĩnh vực media: Sigma OTT của Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ số được vinh danh.
  • Chuyển đổi số với báo chí đa nền tảng và bài toán nhân lực
    Khi báo chí đa nền tảng là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí ngày càng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chặt hơn với các cơ sở đào tạo uy tín, thậm chí mời sinh viên về tòa soạn để vừa đào tạo, vừa thực hành là những giải pháp mà một số cơ quan báo chí đã áp dụng và cho hiệu quả ban đầu.
Chiến lược đầu tư công nghệ cho báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO