Chuyển động ICT

Chọn học ngành CNTT hay khoa học máy tính?

Gia Bách 10:31 23/07/2024

Công nghệ thông tin (CNTT) và khoa học máy tính (KHMT) là hai ngành có sự tương tác và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ. Đó cũng là lý do khiến nhiều thí sinh lúng túng không biết nên chọn ngành nào khi đăng ký nguyện vọng đại học (ĐH).

Phân biệt ngành CNTT và KHMT

Theo PGS. TS Vũ Việt Vũ, Trưởng khoa CNTT và Truyền thông, Trường Đại học (ĐH) CMC, các chương trình đào tạo ngành KHMT sẽ giúp sinh viên (SV) hiểu rõ máy tính hoạt động như thế nào, trên cơ sở đó ứng dụng trong việc phân tích, thiết kế, cài đặt các hệ thống phần mềm.

Trong khi đó, hầu hết các chương trình đào tạo ngành CNTT sẽ tập trung trang bị cho SV khả năng sử dụng các công cụ phần cứng và phần mềm để xây dựng giải pháp đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý thông tin cho các tổ chức, cá nhân.

anh-1-thumb.jpg
CNTT và KHMT là 2 ngành đào tạo "hot" hiện nay.

Chẳng hạn như tại trường ĐH CMC, các học phần cơ sở khối ngành và cơ sở ngành gần như tương đồng. Chương trình đào tạo chỉ có sự khác biệt ở các học phần chuyên ngành, với ngành CNTT sẽ có các định hướng như kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, an toàn thông tin, điện toán đám mây,... Còn đối với ngành KHMT sẽ có các định hướng phát triển phần mềm, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn.

Như vậy, các khung chương trình đào tạo ngành KHMT và CNTT thường giống nhau ở các nội dung cơ bản và một số học phần lựa chọn. Nội dung khác nhau chủ yếu tập trung ở mức độ chuyên sâu về thuật toán và lập trình hay các công nghệ lưu trữ, truyền thông và xử lý thông tin.

Cơ hội việc làm và mức lương khi ra trường

Theo báo cáo năm 2023 của TopDev, một nguồn khảo sát uy tín về lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, có 6 vị trí công việc trong lĩnh vực CNTT và KHMT phát triển nhanh nhất trong năm vừa qua.

Đối với lĩnh vực KHMT là các vị trí với mức lương khởi điểm như sau: Chuyên gia khoa học dữ liệu (data scientist), 1.560 USD; chuyên gia an ninh mạng (cybersecurity specialist), 2.072 USD; kỹ sư AI (AI engineer), 520 USD đến 1.080 USD.

Đối với lĩnh vực CNTT là các vị trí: Kỹ sư DevOps (DevOps Engineer), 1.519 USD; Kiến trúc sư đám mây (cloud architect), 1.875 USD; nhà phát triển full-stack (full-stack developer), 1.450 USD.

anh-2.jpg
Mức lương khởi điểm của ngành CNTT và KHMT có thể lên tới 2.000 USD.

PGS. TS. Vũ Việt Vũ cho rằng, mức lương trên chỉ mang tính tham khảo. Cơ hội việc làm và thu nhập còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực và kinh nghiệm của SV khi ra trường. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường công nghệ như hiện nay, nếu SV không có cơ hội được thực hành, thực tập từ sớm, sẽ rất khó cạnh tranh với nhân sự đã có kinh nghiệm từ trước.

“Tại trường ĐH CMC, SV sẽ được tham gia trực tiếp vào các dự án thực tế của doanh nghiệp (DN) trong kỳ thực tập. Hiện tại các SV năm 3 ngành CNTT và KHMT đang được trường sắp xếp thực tập tại Công ty CMC Global và Viện nghiên cứu Ứng dụng công nghệ CMC ATI. Đây là một trong những cam kết về cơ hội thực tập của nhà trường đối với SV.”, PGS. TS. Vũ Việt Vũ cho biết thêm.

anh-3.jpg
SV trường ĐH CMC có cơ hội thực tập ngay từ năm nhất.

Bên cạnh đó, trường ĐH CMC cũng cam kết 100% việc làm cho SV ngành CNTT và KHMT hệ song ngữ tại Tập đoàn CMC và các đối tác như Samsung, Microsoft,...

Năm 2024, Trường ĐH CMC (mã trường CMC) tuyển sinh 250 chỉ tiêu ngành CNTT và 330 chỉ tiêu ngành KHMT. Thí sinh còn có cơ hội xét học bổng tương đương 50%, 70% và 100% học phí từ quỹ học bổng “CMC - Vì bạn xứng đáng” trị giá 96 tỷ đồng./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Chọn học ngành CNTT hay khoa học máy tính?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO