Chuyển đổi số: Cơ hội để Việt Nam bứt phá thành cường quốc về nông nghiệp

Lan Phương| 16/09/2021 21:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Chuyển đổi số (CĐS), áp dụng công nghệ số cho lĩnh vực nông nghiệp mang lại những kết quả ấn tượng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vượt qua đại dịch COVID-19 và đảm bảo cuộc sống cho người nông dân.

CĐS là đòi hỏi cấp thiết và phải làm nhanh

Tại Diễn đàn quốc tế CĐS nông nghiệp Việt Nam 2021 do Bộ Ngoại giao, Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) và báo VnExpress phối hợp tổ chức ngày 19/6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Việt Nam đã sớm xác định tầm quan trọng của ngành nông nghiệp và coi đây là cơ hội bứt phá của nền kinh tế Việt Nam.

Chuyển đổi số: cơ hội để Việt Nam bứt phát thành cường quốc về nông nghiệp - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: COVID-19 đã chứng minh việc đưa công nghệ thông minh vào nông nghiệp giúp bảo đảm sự ổn định, thông suốt, đồng thời giúp phát triển kinh tế sau đại dịch

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: "Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã trở thành ngành sản xuất chủ lực của đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với yêu cầu của thị trường ngày càng cao, nông nghiệp Việt Nam phải có khả năng thích ứng và sức cạnh tranh cao. Đại dịch COVID-19 cũng đã chứng minh việc đưa công nghệ thông minh vào nông nghiệp giúp bảo đảm sự ổn định, thông suốt, đồng thời giúp phát triển kinh tế sau đại dịch".

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng công cuộc CĐS đối với nông nghiệp đang là đòi hỏi cấp thiết và phải làm nhanh. Việt Nam xác định tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ, CĐS, điều này sẽ tạo ra bước ngoặt, tích hợp nền kinh tế tri thức, mang lại sự phát triển bền vững.

"Chúng ta không thể chần chừ được nữa. Bối cảnh hiện nay, xã hội luôn biến đổi, ví dụ COVID-19 với biến thể mới, phức tạp, chúng ta không thể dự báo trước. Nền nông nghiệp cũng dựa vào câu chuyện biến đổi đó, từ đó định hướng, thích nghi", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nông nghiệp Việt Nam đứng trước 3 thách thức là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến đổi xu thế tiêu dùng trên thế giới. "Chúng ta đang sống trong nền kinh tế xanh, ở châu Âu người ta đã đưa ra tiêu chí tiêu dùng xanh, sản phẩm sản xuất không ảnh huởng đến hệ sinh thái, không ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, nền nông nghiệp phải thay đổi. Đây là thách thức lớn vì nhiều năm chúng ta đi theo câu chuyện sản xuất rồi mang đi bán. Hiện, mỗi thị trường đòi hỏi khác nhau, thị trường năm sau khác năm trước, đòi hỏi cập nhật, thay đổi liên tục".

Công nghệ số giúp nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chiếm 14% GDP của Việt Nam, với gần 40% lực lượng lao động. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đã trở thành trụ đỡ của nền kinh tế và những kết quả đạt được là rất đáng tự hào.

Chuyển đổi số: cơ hội để Việt Nam bứt phát thành cường quốc về nông nghiệp - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng: Nghề nông nghiệp là nghề cao quý, là nghề của muôn đời, công nghệ số giúp nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, dư địa cho nông nghiệp phát triển đột phá trong giai đoạn tới là rất lớn. Nói không quá, nông nghiệp sẽ là yếu tố then chốt để kinh tế Việt Nam phát triển đột phá một cách bền vững. Mục tiêu ngắn gọn là làm sao người nông dân sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí cạnh tranh nhưng nhưng bán ra được giá cao nhất.

Thứ trưởng nhận định: "CĐS nhằm phát triển nông nghiệp số chính là một trong những chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu này. Nghề nông nghiệp nghề cao quý, là nghề của muôn đời, công nghệ số giúp nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn".

Chương trình CĐS quốc gia đã đề ra một số định hướng CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; Thực hiện CĐS trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu; Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

CĐS nông nghiệp cũng chú trọng ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm; Triển khai sáng kiến "Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp (DN) ứng dụng công nghệ số".

Ngành Nông nghiệp cũng cần thực hiện CĐS mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

Thứ trưởng khẳng định: "Bộ TT&TT luôn đồng hành cùng Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành, địa phương khác trong công cuộc CĐS nói chung và CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng để đưa đất nước tiến lên và trước hết là góp phần vượt qua nhanh đại dịch COVID-19".

CĐS giúp Hải Dương vượt qua đại dịch

Thêm khẳng định CĐS giúp vượt nhanh đại dịch, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết trong những năm gần đây, nông nghiệp Hải Dương đang có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ đem lại những hiệu quả rất rõ nét; trong đó việc ứng dụng CĐS trong nông nghiệp là một điểm sáng bước đầu đã đem lại những kết quả rất đáng mừng.

Chuyển đổi số: cơ hội để Việt Nam bứt phát thành cường quốc về nông nghiệp - Ảnh 3.

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng: CĐS là một xu thế tất yếu cần phải nhanh chóng nắm bắt lấy thời cơ phát triển do CĐS mang lại

Lĩnh vực trồng trọt đã có một số diện tích có hệ thống camera giám sát và thiết bị cảm biến tự động kết nối điện thoại thông minh để điều khiển bón phân, tưới nước tự động từ xa; một số diện tích thủy sản có hệ thống quan trắc, cho ăn, điều chỉnh tự động kết nối điện thoại thông minh.

Trong đợt dịch thứ 3, Bí thư Phạm Xuân Thăng cho biết Hải Dương là nơi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng nặng nề nhất trong cả nước, kéo dài trong 62 ngày từ 27/1 - 1/4 với 726 ca mắc COVID-19; toàn tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 16 ngày. Trong thời điểm đó, Hải Dương có khối lượng rất lớn sản phẩm nông nghiệp cần tiêu thụ, đặc biệt là sản phẩm cây rau màu vụ đông, nhưng lại gặp vô vàn khó khăn, do lưu thông hàng hóa bị tắc nghẽn vì các biện pháp phòng chống dịch. Trong bối cảnh đó, chính nhờ ứng dụng CĐS đã góp phần quan trọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dễ dàng và giữ được giá, đồng thời vẫn bảo đảm được an toàn với dịch bệnh.

Đặc biệt, vụ vải thiều năm nay, Hải Dương được mùa lớn, với sản lượng khoảng 55.000 tấn nhưng lại thu hoạch đúng vào thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở các địa phương lân cận và một số địa phương khác trong cả nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tiêu thụ vải.

Trong bối cảnh đó, tỉnh Hải Dương đã chủ động áp dụng một loạt các giải pháp hỗ trợ nông dân, như: hướng dẫn các hộ sản xuất vải theo tiêu chuẩn quốc tế theo quy trình GlobalGAP và VietGAP tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc và bảo quản, nên chất lượng quả vải được nâng cao, không còn dư lượng thuốc trừ sâu bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu; cùng với đó tỉnh đã rất tích cực ứng dụng CĐS vào sản xuất và tiêu thụ quả vải, như cấp mã số vùng trồng cho 52 vùng vải phục vụ xuất khẩu; tất cả sản phẩm vải bán ra thị trường cả trong và ngoài nước đều được dán tem QR code truy xuất nguồn gốc.

Tỉnh đã phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều và các nông sản tiêu biểu kết nối trực tuyến với 36 điểm cầu với 5 điểm cầu trong nước và 31 điểm cầu nước ngoài ở 12 quốc gia; quả vải thiều đã được quảng bá rộng rãi qua truyền hình, các trang thông tin điện tử, nền tảng số. Nhờ những nỗ lực đó, đặc sản vải thiều với chất lượng thơm ngon, khác biệt đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Alibaa, Voso, Postmart và được tiêu thụ rất tốt.

Chuyển đổi số: cơ hội để Việt Nam bứt phát thành cường quốc về nông nghiệp - Ảnh 4.

Nhân viên bưu điện hướng dẫn nông dân giới thiệu vải thiều trên sàn TMĐT

Nhờ có CĐS, Bí thư Phạm Xuân Thăng cho biết quả vải thiều đặc sản của Hải Dương đã được tiêu thụ dễ dàng được mùa, được giá trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, được thị trường trong nước và quốc tế tiếp nhận, đánh giá cao, ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, còn xuất khẩu khoảng 2000 tấn đi các thị trường mới, như: Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU, Singapore... Giá trị kinh tế của quả vải đem lại là 1.478 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2020. Dù 6 tháng đầu năm 2021, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nặng nề, song giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn tăng 7,3%, đây là thắng lợi kép trong sản xuất nông nghiệp.

Những bước đi đầu tiên rất thuyết phục của ứng dụng CĐS trong nông nghiệp đã giúp Hải Dương rút ra được bài học kinh nghiệm. Bí thư Phạm Xuân Thăng nhấn mạnh: "CĐS là một xu thế tất yếu cần phải nhanh chóng nắm bắt lấy thời cơ phát triển do CĐS mang lại. Thực tế đã cho thấy, CĐS là công cụ hữu hiệu tạo ra những giá trị gia tăng mới của nông sản, làm cho năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nông nghiệp tăng lên đáng kể. CĐS kết nối thuận lợi giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa DN với nông dân, bất chấp những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra".

Để thúc đẩy CĐS trong nông nghiệp, Bí thư Phạm Xuân Thăng nhấn mạnh: "Cần phải có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy cho người dân về CĐS; cùng với đó cần phải thu hút được sự đầu tư của các DN, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp nông nghiệp số. Huy động và phát huy tốt các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho CĐS.

Bí thư Phạm Xuân Thăng cũng nêu rõ: "Hải Dương đã lựa chọn con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và CĐS; gọi tắt là xanh - số. Phát triển nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và CĐS là chiến lược phát triển xuyên suốt, bao trùm của tỉnh. Vào tháng 3/2021, tỉnh đã ban hành nghị quyết chuyên đề về CĐS, cùng với triển khai 3 dự án lớn về CĐS. Với mục tiêu, tới năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GRDP, từng bước hình thành đồng bộ cả 3 trụ cột: kinh tế số, chính quyền số, xã hội số".

Nông nghiệp số giúp Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp

Tham gia đóng góp ý kiến CĐS cho nông nghiệp từ đầu cầu Nhật Bản, PGS. TS. Trần Đăng Xuân, Đại học Hiroshima cho biết hiện nay có hơn 70% sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đến từ 22 triệu nông dân sản xuất nhỏ, vì vậy, canh tác kỹ thuật số không nên chỉ phụ thuộc vào các tập đoàn lớn.

Chuyển đổi số: cơ hội để Việt Nam bứt phát thành cường quốc về nông nghiệp - Ảnh 5.

PGS. TS. Trần Đăng Xuân: Việt Nam cần có những chính sách tăng cường hơn nữa để nông dân phát triển nông nghiệp số

"Chúng ta nên lấy hộ nông dân sản xuất nhỏ làm trung tâm để áp dụng công nghệ canh tác kỹ thuật số tiên tiến. Trong các vùng sản xuất nông nghiệp chính, Việt Nam cần áp dụng nông nghiệp thông minh như đồng bằng Sông Cửu Long, trung tâm của nền nông nghiệp Việt Nam với trọng tâm là canh tác lúa, trái cây, nuôi trồng thủy sản. Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,9 tỷ USD nhưng nếu áp dụng canh tác số cho sản xuất lúa gạo thì ước tính Việt Nam có thể thu về trên 10 tỷ USD/năm", PGS. TS. Trần Đăng Xuân cho biết.

Cũng theo PGS. TS. Trần Đăng Xuân, nông nghiệp số sẽ giúp nông dân Việt Nam giảm thiểu các tác động tiêu cực về biến đổi khí hậu bằng cách truy cập dữ liệu khí hậu nông nghiệp, đặt mua các sản phẩm canh tác phù hợp như phân bón, thuốc trừ sâu, phụ tùng máy móc, tra cứu và phân tích thông tin thị trường. Các hộ sản xuất nhỏ thì nên học cách giao dịch sản phẩm trực tiếp trên các chợ nông sản trực tuyến sẽ giúp nông dân giảm bớt phụ thuộc vào thương lái trung gian giống như cách nông dân Nhật Bản đã làm trong nhiều năm qua.

"Việt Nam cần có những chính sách tăng cường hơn nữa để nông dân phát triển nông nghiệp kỹ thuật số. Nhật Bản hàng năm chi trung bình 1% GDP (khoảng 50 tỷ USD) để hỗ trợ cho 2 triệu nông dân", PGS. TS. Trần Đăng Xuân cho biết.

Để phát triển nền nông nghiệp số, PGS. TS. Trần Đăng Xuân cho biết Việt Nam nên tiếp cận tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương để nhận chuyển giao công nghệ hỗ trợ và đào tạo. Việc đưa thanh niên trẻ sang thực tập sinh tại Nhật Bản cần được thúc đẩy hơn nữa. Hiện nay, hàng năm có khoảng 5 vạn thanh niên Việt Nam được gửi sang Nhật Bản làm thực tập sinh kỹ thuật nhưng tỷ lệ làm thực tập sinh trong lĩnh vực nông nghiệp số chưa cao nên cần tăng số lượng.

PGS. TS. Trần Đăng Xuân cũng cho biết nông nghiệp số sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành cường quốc nông nghiệp trên thế giới. "Để làm được việc này, chúng ta phải bắt đầu từ việc đào tạo cho các hộ nông dân nhỏ. Nông nghiệp số để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, năng suất tốt, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, triển vọng"./.

Bài liên quan
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
  • Sự gia tăng của ứng dụng AI tạo sinh: Những rủi ro tiềm ẩn cho xã hội và con người
    AI tạo sinh là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của con người trong thập niên 20 của thế kỷ XXI. Cho đến nay, sự ứng dụng của AI tạo sinh đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng trong các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học. AI tạo sinh đã thách thức nhiều khái niệm và định kiến của chúng ta về bản thân mình, đặc biệt là về cách chúng ta hiểu về tư duy và bản chất của tư duy con người.
Chuyển đổi số: Cơ hội để Việt Nam bứt phá thành cường quốc về nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO