Covid-19: Cơ hội cho các startup lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ

Hoàng Linh| 23/04/2020 16:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại dịch Covid-19 mang đến nhiều cơ hội cho các startup lĩnh vực y tế tại Việt Nam khi nhiều người chuyển sang tư vấn khám chữa bệnh trên môi trường điện tử.

Vài ngày sau khi Việt Nam nới lỏng giãncáchxã hội ở một số tỉnh, thành, ngày 15/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự buổi ra mắt nền tảng khámchữa bệnh từ xa vàứng dụng bảo vệ cộng đồngBluezone. Các công cụ kỹ thuật số mới đượckỳ vọng sẽ hỗ trợ Việt Nam phòngchống Covid-19 và hơn thế nữa, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của đất nước.

Việt Nam ngày càng cónhiều người tiêu dùng am hiểu công nghệ, và chiếm được lòng tin của họ là điều không dễ dàng. Grab đã phảimất nhiều năm để người tiêu dùng nhận ra lợi ích của ứng dụng gọixe công nghệ. Người Việtđa số vẫn trả tiền mặt khichuyển phát các đơn đặt hàng trực tuyến vì họ chưatin tưởng vào cáchệ thống thanh toán trực tuyến.

Đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sự e ngại các nền tảng số thậm chí còncao hơn nữa. Có một nỗi lo thường trực: Liệutôi có bị lừa bởi những bác sĩ không có trình độ chuyên môn không?

Covid-19 đã góp phần thay đổi vấn đề này, đó là nhờ vàosự thành công của chính phủ trong việc ứng dụng các công cụ số để nâng cao nhận thức cộng đồng về đại dịch.

Bài hát popđiện tử phổ biếntoàn cầu

Tháng trước, bài hát popnâng cao nhận thức cộng đồng vềvirus coronacủa Việt Nam đã phổbiến toàn cầu sau khi được chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ "Last Week Tonight with John Oliver" đưa tin. Người dẫn chương trình đãnhiều lần nhấn mạnh "không thể tin được" đối với giai điệu và ca từ đầy thông tin đãtruyền đạt được về cách rửa tay đúng nhất.

Việc ngăn chặn và đầy lùi Covid-19 của Việt Nam đã đạt thành công, với việc chưa ghi nhận ca tử vong nào và 268 ca được xác nhận nhiễm Covid-19 vào ngày 22/4. Đây là kết quả của việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số thông qua các kênh khác nhau để tiếp cận người dân của Việt Nam và khuyến khích một nỗ lực chung để duy trì các tiêu chuẩn chăm sóc sức khoẻ.

Ứngdụng khai báo thông tin y tế NCOVIđã vượt qua Facebook trởthànhứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên Apple Store vào tháng trước. Và Zalo, một ứng dụng nhắn tin với hơn 50 triệu người dùng, là kênhđể cơ quan y tế phổ biến các cảnh báo và cácyêu cầu y tế, chứkhông phải WhatsApp hay Facebook Messenger. Cácnhà mạng lớn đã thựchiện hashtag #hayonha (#stayathome).

Dolly Hoang, Giámđốc công ty tư vấn tập trung vào châu Á YCP Solidance, gần đây đã xuất bản một báo cáo có tiêu đề "A Look Forward: How Digitalization is Transforming Vietnam's Healthcare System" (Tạm dịch: "Hướng về phía trước: Cách số hóa đang chuyển đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam"), nhấn mạnh rằng Covid-19 đã tạo ra một môi trường choviệc người dân thay đổi và tìmhiểu thông tin liên quan đến sức khỏe thôngqua các nền tảng kỹ thuật số khác nhau. Một số người lần đầu tiên sử dụng tư vấn trực tuyến với các bác sĩ để tránh rủi ro nhiễm dịch tại các bệnh viện công, hoặc vì các cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân đã đóng cửa.

Cơ hội cho startup lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ từ chuyển đổi số do Covid-19 - Ảnh 1.

Động lực thúc đẩy số hoá y tế tại Việt Nam

Cơ hội cho startup lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ từ chuyển đổi số do Covid-19 - Ảnh 2.

Không gian cho số hoá y tế tại Việt Nam vẫn còn rất lớn

Giatăng nhu cầu chăm sóc sứckhoẻ trực tuyến

Các startup chăm sóc sức khỏe nhận thấy cơ hội lớn từviệc người dân chấp nhận sử dụng các ứng dụngchăm sóc sức khoẻ trực tuyến rộng rãi hơn.

Được thành lập vào năm 2014, Jio Health hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, thànhphốđôngdân nhất Việt Nam. Startupnày đã huy động được 5 triệu USD trongvòng gọi vốn Series A từ MonkTHER Hill Ventures vào tháng 9 năm ngoái, chophéptruy cập theo yêu cầu vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua ứng dụng và trang web của mình, cùngvới phòng khám, phòng thí nghiệm và nhà thuốc tích hợp.

Cách đây nhiều năm, người sáng lập và CEO Raghu Rai đã sớmnhìnthấy cơ hội đểthành lập công ty của mình tại Việt Nam, nơi hạ tầng của hệ thống chăm sóc sức khỏe còn thiếu thốn và bệnh viện công quá đôngđúc, thời gian các bác sĩ chỉ dànhcho mỗi bệnh nhân hạn chế.

Cơ hội cho startup lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ từ chuyển đổi số do Covid-19 - Ảnh 3.

Một bác sĩ của Jio Health trong một buổi kiểm tra sức khỏe cho nhân viên văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Jio Health)

Jio Health có khoảng 150 chuyên gia ở 14 mảng chăm sóc sức khoẻ. Startup này tin tưởng có thể đáp ứng khoảng 80% nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho hầu hết bệnh nhân thông qua sự kết hợp giữa các dịch vụ trực tuyến và ngoại tuyến, bao gồm từ tư vấn video, trò chuyện với các bác sĩ được cấp phép, đến giao thuốc và thăm khám tại nhà của các bác sĩ.

CEO Raghu Rai cho biết Jio Health đã thấy nhu cầu tăng gấp đôi cho các sản phẩm trực tuyến của công ty. Công ty đang tăng cường các biện pháp phòng ngừa an toàn cho các dịch vụ y tế tại nhà cốt lõi của công ty. Khi đại dịch Covid-19 kết thúc, người dân sẽ có ý thức hơn nhiều về các lựa chọn thay thế cho các cơ sở truyền thống và chăm sóc sức khỏe trực tuyến có thể được quan tâm nhiều hơn.

Thay đổi các thói quen

Nguyễn Thành Phan, CEO của Doctor Anywhere, hiểu rằng thói quen của người Việt Nam khi nói đến chăm sóc sức khỏe là không thể thay đổi chỉ sau một đêm. Hầu hết mọi người khi cảm thấy không khỏe, những gì họ thường làm là đến hiệu thuốc gần nhất và hỏi ý kiến dược sĩ ở đó, bởi vì việc tiếp cận một bác sĩ là khó khăn. "Chúng tôi muốn thay đổi điều đó."

Doctor Anywhere, gần đây đã gây sự chú ý ở Đông Nam Á với khoản tài gọi vốn Series B trị giá 27 triệu USD. Được thành lập vào năm 2016, công ty có thể liên hệ với các bác sĩ được cấp phép trong nước và việc cung cấp thuốc. Tại Việt Nam, Doctor Anywhere tự hào có mạng lưới 100 bệnh viện và phòng khám tư nhân và khoảng 80 nhà thuốc.

Cơ hội cho startup lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ từ chuyển đổi số do Covid-19 - Ảnh 4.

Một cửa hàng thuốc Doctor Anywhere. (Ảnh: Doctor Anywhere)

CEO Doctor Anywhere cho biết nhu cầu tư vấn trực tuyến trên Doctor Anywhere đã tăng gấp 5 lần kể từ khi Covid-19 bùng phát. Mặc dù các tư vấn này hiện được cung cấp miễn phí, nhưng startup đang tập trung các nguồn lực để định hình các trải nghiệm trực tuyến tốt, do đó khách hàng vẫn sẽ sử dụng nền tảng của họ để đặt các cuộc hẹn y tế khi cuộc sống trở lại bình thường

Về lâu dài

Huỳnh Phước Thọ, đồng sáng lập startup eDoctor, không muốn thực hiện các động thái ngắn hạn chỉ vì Covid-19. Công ty gần đây đã nhận được tài trợ từ CyberAgent Capital, Genesia Ventures, Bon Angels và Nextrans. Đó là vòng gọi vốn có tổ chức đầu tiên của eDoctor từ năm 2014, khi startup này bắt đầu vận hành một đường dây nóng tư vấn chăm sóc sức khỏe hợp tác với Viettel.

Lúc đó, đường dây nóng luôn quá tải. Vào năm 2017, eDoctor cuối cùng đã ra mắt một ứng dụng di động và từ đó đã cạnh tranh với các startup tương tự trong lĩnh vực tư vấn trực tuyến và xét nghiệm.

Huỳnh Phước Thọ cho biết ngay cả khi khách hàng sẵn sàng thử dùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến, khách hàng vẫn yêu cầu chuyển đổi suôn sẻ sang các dịch vụ ngoại tuyến khi cần thiết. Mục tiêu của chúng tôi là giúp bệnh nhân, bác sĩ và các đối tác khác trong hệ sinh thái trở nên hiệu quả hơn trong việc cung cấp các dịch vụ y tế dựa trên dữ liệu. Điều đó có nghĩa là cung cấp các giải pháp công nghệ để đảm bảo rằng dữ liệu y tế được sử dụng một cách an toàn và bảo mật để theo dõi, đánh giá y tế lâu dài.

Tiếp theo là gì?

Mặc dù ngày càng lạc quan, các startup tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Báo cáo của YCP Solidance, cho thấy các startup Việt Nam chỉ ghi nhận 7 triệu USD đầu tư vào năm 2019, đây là một khoản khiêm tốn so với hàng trăm triệu USD chảy vào lĩnh vực thanh toán hoặc thương mại điện tử. Khối lượng thỏa thuận công nghệ y tế tại Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với Singapore và Indonesia.

Cơ hội cho startup lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ từ chuyển đổi số do Covid-19 - Ảnh 5.

Nguồn: Báo cáo của YCP Solidance Viking.

YCP Solidance nhận xét rằng chăm sóc sức khỏe trong nước bị chi phối và thúc đẩy bởi khu vực công. Tình trạng dư thừa và thiếu nhân lực là những vấn đề lớn đối với các bệnh viện công. Trong khi đó, các startup đang tìm cách lấp đầy khoảng trống với các dịch vụ chăm sóc tại nhà và từ xa, đồng thời cải thiện giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian để lĩnh vực này có được động lực, từ việc thu hút các nhà đầu tư đến việc giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Các công ty công nghệ y tế đang tham gia cuộc chơi. Để phát triển lâu dài, có thể cần sự hợp tác dài hạn với các đối tác khác trong hệ sinh thái này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Covid-19: Cơ hội cho các startup lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO