Thanh toán không dùng tiền mặt: Vì sao vẫn khó ?

Phúc Minh| 06/11/2021 17:34
Theo dõi ICTVietnam trên

Thay đổi thói quen trong thanh toán từ tiền mặt sang không tiền mặt là một quá trình khó khăn, khi hình thức này vẫn phổ biến trong các giao dịch mua bán hiện nay. Vì thế, cần có những phương thức thanh toán mới thuận tiện hơn để người dân, doanh nghiệp lựa chọn…

Với chủ đề “Một chạm thông minh - Kích cầu mua sắm”, sự  kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021” đã được tổ chức sáng 5/11 tại Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên do UBND TP. Hà Nội giao Sở Công thương tổ chức trong tháng 11 hằng năm. Sự kiện năm nay còn có sự phối hợp thực hiện của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương.

THANH TOÁN KHÔNG TIỀN MẶT TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VẪN CÒN THẤP

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, cho biết năm 2021 trước những khó khăn của dịch Covid-19, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp hữu hiệu để đạt “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch vừa thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Sự kiện năm nay với chủ đề “Một chạm thông minh - Kích cầu mua sắm” nhằm góp phần đẩy mạnh thanh toán trong thương mại điện tử, đặc biệt là đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các kênh thương mại điện tử, các lĩnh vực thanh toán khác như: điện, nước, viễn thông, y tế… trên địa bàn thành phố.

Thông qua các chuỗi hoạt động của sự kiện, Sở Công thương kỳ vọng sẽ thu hút, tạo thói quen cho người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch và mua sắm. Đồng thời, tạo thêm động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm, thanh toán, và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng.

Về phía Bộ Công thương, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, đánh giá hiện nay tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử vẫn còn thấp, điều này có thể khiến người tiêu dùng gặp nhiều rủi ro khi giải quyết các khiếu nại.

"Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ thanh toán không tiền mặt trong thương mại điện tử chưa cao là do niềm tin của người tiêu dùng đối với các giao dịch thương mại điện tử vẫn còn hạn chế, chính sách bảo vệ ngưởi tiêu dùng cũng chưa đồng bộ", bà Huyền cho biết. Tuy nhiên thời gian qua, nền tảng công nghệ cho thanh toán trực tuyến đang bắt đầu được cải thiện, được kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực này.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP. Hà Nội cũng thừa nhận: "Thay đổi thói quen trong thanh toán từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt là một quá trình khó khăn, khi tiền mặt vẫn phổ biến trong các giao dịch mua bán hiện nay. Để thay đổi cần có những phương thức thanh toán mới, tích hợp thuận tiện hơn để người dân, doanh nghiệp lựa chọn".

Theo ông Huy, hiện mạng lưới các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hà Nội bao gồm: 112 chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước, 175 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, 5 chi nhánh ngân hàng liên doanh, 16 chi nhánh ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, 7 chi nhánh công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…

Thanh toán không dùng tiền mặt: Vì sao vẫn khó ? - Ảnh 2.

"Ngày không dùng tiền mặt năm 2021" diễn ra sáng 5/11 tại Hà Nội. Ảnh - Nhật Dương.

Cùng với hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, các ngân hàng thương mại hiện nay cũng triển khai thêm nhiều hệ thống thanh toán điện tử khác như: qua internet, điện thoại di động. Hai phương thức này đang có sự phát phát triển tương đối nhanh, đến nay có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại, với số lượng giao dịch lên đến vài trăm triệu tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hiện các công nghệ mới trong thanh toán điện tử cũng đang được áp dụng như: nhận diện khuôn mặt, sử dụng vân tay… Ngoài ra, nhiều ngân hàng trong nước cũng đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến mới nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng cho khách hàng…

Song song đó, hiện các hệ thống thanh toán phục vụ nhu cầu thanh toán bán lẻ cũng tăng trưởng khá tốt, với số lượng giao dịch ngày càng tăng, hệ thống ATM và POS tiếp tục được đầu tư, riêng trên địa bàn Hà Nội đang có 2.800 cây ATM, 90.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS.

ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN, TĂNG CƯỜNG BẢO MẬT

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới, theo  ông Nguyễn Quốc Huy, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt trong khu vực công. Đồng thời, triển khai nhiều hình thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thanh toán không tiền mặt các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, học phí, viện phí, cước viễn thông…

Mặt khác, đơn vị này tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ trên nền tảng di động; sắp xếp và phát triển hợp lý mạng lưới ATM; tăng cường các quy định đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thanh toán thẻ…

Dưới góc độ một doanh nghiệp thương mại điện tử, Giám đốc đối ngoại Lazada Việt Nam Vũ Thị Minh Tú nhận xét, hiện hình thức thanh toán phố biến nhất trong thương mại điện tử vẫn là tiền mặt khi nhận hàng tại nhà, con số này trong năm 2020 vẫn chiếm đến 78%.

"Tuy nhiên, kết quả khảo sát về thói quen mua sắm sau đại dịch ở Việt Nam cũng cho thấy có đến 78% người tiêu dùng cho biết sẵn sàng sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Xu hướng này được thể hiện đặc biệt mạnh mẽ ở giới trẻ, khi có đến 50% người trẻ dưới 30 tuổi cho biết họ đã, đang sử dụng các phương thức thanh toán điện tử", đại diện Lazada thông tin.

Còn theo báo cáo của Visa trong năm 2020, tỷ lệ người tiêu dùng mang ít tiền mặt hơn trong túi đã tăng 26% so với trước dịch, tỷ lệ thanh toán qua thẻ cũng tăng đến 68%. Câu hỏi đặt ra là các sàn thương mại điện tử đóng vai trò như thế nào trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt?

Với riêng Lazada, bà Tú cho biết, đơn vị này đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phục vụ cho 300 triệu khách hàng. Hiện Lazada đang phối hợp với các đối tác tổ chức tập huấn kỹ năng và kinh doanh thương mại điện tử, ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nông nghiệp ở các địa phương, doanh nghiệp yếu thế và dễ bị tổn thương trong thời điểm đại dịch.

Theo đó, doanh nghiệp tham gia sẽ được các gói hỗ trợ dành riêng cho nhà bán hàng mới, miễn phí 90 ngày đầu lên sàn, miễn phí vận chuyển….

Nhờ những nỗ lực đó, thời gian gần đây Lazada đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, khi tỷ lệ thanh toán tiền mặt giảm từ 91% vào tháng 4/2020 xuống còn 84% vào tháng 10/2021; tỷ lệ thanh toán không tiền mặt cũng tăng trưởng 30% mỗi tháng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Thanh toán không dùng tiền mặt: Vì sao vẫn khó ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO