Hoạt động lợi dụng mạng viễn thông để lừa đảo đang diễn biến phức tạp cả trên thế giới và Việt Nam. Các đối tượng lừa đảo đã kịch bản hoá đến tận từng cá nhân.
Theo thông tin từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) - Cục ATTT (Bộ TT&TT), hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo đã có 62 DN quảng cáo kết nối tới hệ thống và được Cục ATTT chia sẻ danh sách các số thuê bao đăng ký. Việc này tránh việc bị phạt tiền tối đa lên đến 100 triệu đồng nếu gửi SMS, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại trong danh sách.
Theo Thông tư số 22/2021/TT-BTTTT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ mới được ban hành ngày 13/12, tin nhắn rác, cuộc gọi rác được xác định dựa trên tần suất gửi, đặc điểm hành vi, mẫu tin. Còn thư điện tử (email) rác được xác định dựa trên tần suất, đặc điểm và công nghệ gửi, nhận thư.
Cổng thông tin điện tử (TTĐT) phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác tại địa chỉ chongthurac.vn vừa được Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT đưa vào vận hành chính thức.
Thống kê của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin – Truyền thông cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021, số cuộc gọi rác, lừa đảo bị phát tán và số thuê bao bị ảnh hưởng có xu hướng giảm rõ rệt so với cuối năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, các nhà mạng đã chặn hơn 92.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, hơn 35 triệu cuộc gọi giả mạo, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội và quyền lợi cho người tiêu dùng.
Đây là tổng số thuê bao phát tán cuộc gọi rác mà Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile và I Telecom đã chặn lọc thành công chỉ trong 2 tháng đầu của năm 2021.
Theo Cục Viễn thông, từ tháng 7 -12/2020, các nhà mạng đã ngăn chặn gần 90.000 thuê bao
phát tán cuộc gọi rác, giúp bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó, giải pháp quản lý cuộc gọi rác
“Make in Vietnam” của Viettel với tỷ lệ chính xác lên đến 100%, đã giúp nhà mạng này có tỷ
lệ chặn cuộc gọi rác cao nhất (chiếm hơn 60%).
Theo Sở TT&TT Hà Nội, đơn vị đã có kế hoạch triển khai Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (gọi tắt là Nghị định 91) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi nhắn tin quảng cáo dịch vụ bất động sản và hành vi gọi điện thoại quảng cáo dịch vụ bảo hiểm.
Theo đại diện Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, trong 3 tháng gần đây, các nhà mạng đã khóa chiều đi với 34.700 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, đồng thời ngăn chặn trên 9 triệu cuộc gọi giả mạo.
Công nghệ AI nhận diện hình ảnh được Bộ TT&TT giao Tập đoàn VNPT tiên phong thử nghiệm từ cuối năm 2018. Đến tháng 2/2019, VNPT bắt đầu thử nghiệm nội bộ và đến tháng 8/2019 áp dụng trên toàn mạng VinaPhone.
Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác để "quét" sạch tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
MobiFone đã hoàn thiện xây dựng hệ thống phát hiện và ngăn chặn cuộc gọi rác sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) và chính thức đưa vào hoạt động từ đầu tháng 7 này.