Make in Vietnam

CyberPurify và sứ mệnh bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Thế Phương 09/05/2023 06:15

Do môi trường Internet đầy rẫy rủi ro cho trẻ em và thanh thiếu niên trong khi lứa tuổi này tiếp xúc với các thiết bị điện tử ngày càng sớm.

Vì vậy, CyberPurify ra đời nhằm mục đích giải quyết được vấn đề tiếp xúc với nội dung độc hại ngay trong chính căn nhà của trẻ thông qua trí tuệ nhân tạo (AI). Nhờ vậy, sản phẩm đã có hơn 30.000 lượt tải CyberPurify Kids từ 50 quốc gia và bán được hơn 6.000 thiết bị phần cứng CyberPurify Egg.

cyberpurify-1.png

Sản phẩm ra đời nhằm hạn chế tỷ lệ trẻ tiếp cận với nội dung độc hại

CyberPurify là sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo để lọc nội dung độc hại trên Internet. Đồng thời, nó sẽ tự động phân tích các nội dung đang hiển thị, che mờ nếu phát hiện chúng độc hại, hoặc gửi báo cáo đến phụ huynh khi phát hiện trẻ tìm hiểu về ma túy, dược phẩm.

Nhờ có lõi công nghệ cao, hàm lượng nghiên cứu sâu, sở hữu bằng sáng chế, startup này đã được nhiều chuyên gia ghi nhận và đánh giá cao. Tiêu biểu như đầu tháng 12/2022, CyberPurify là một trong 6 startup đã tham dự vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu VietChallenge năm 2022 tại New York (Mỹ).

Trước đó, sản phẩm này cũng đã lọt vòng chung kết SK Startup Fellowship 2022, Techfest 2022 hay ngôi vị á quân cuộc thi Viet Solution 2021.

CyberPurify - công ty khởi nghiệp do chuyên gia công nghệ Nguyễn Hữu Bình và đồng sáng lập Nguyễn Phương Thanh Trúc vào năm 2021. Trước khi sáng lập CyberPurify, Nguyễn Hữu Bình từng sáng lập và điều hành Applancer, đơn vị chủ quản của Topdev, một trong những nền tảng tìm việc trong giới công nghệ lớn nhất Việt Nam.

Ông Bình cũng được biết đến rộng rãi như một người tiên phong trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận dạng nội dung khiêu dâm bằng phần mềm mang tên KillPorn. Phần mềm này từng được sử dụng rộng rãi trong các phòng net và nhà ở từ năm 2007 trước khi được nhượng quyền cho VNPT để phục vụ cho các thuê bao của nhà mạng.

Chia sẻ về lý do ra mắt sản phẩm của đội ngũ sáng lập, bà Nguyễn Phương Thanh Trúc, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành CyberPurify cho biết đến từ 2 tác động chính. Đầu tiên đến từ những yếu tố ngoại lai, khi mà tốc độ thâm nhập Internet ngày càng tăng cao của trẻ em tỷ lệ thuận với sự tiếp cận với độc hại trên mạng. Chưa kể, xu hướng học online sau dịch COVID-19 ngày càng trở nên phổ biến đã tác động không nhỏ đến thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ em. Bên cạnh đó, nhận thức của cha mẹ về việc bảo vệ con trên mạng còn chưa cao.

Yếu tố thứ 2 xuất phát từ bản thân đội ngũ sáng lập, khi đều có con nhỏ nên hiểu được nỗi trăn trở, lo sợ khi cho con lên mạng của những phụ huynh khác. Từ đó CyberPurify được ra đời nhằm hạn chế tỷ lệ trẻ tiếp cận với nội dung độc hại. “Do môi trường Internet đầy rẫy rủi ro cho trẻ em và thanh thiếu niên, CyberPurify sẽ giúp giải quyết được vấn đề tiếp xúc với nội dung độc hại ngay trong chính căn nhà của trẻ”, bà Trúc nhấn mạnh.

Ngoài ra, sản phẩm cũng góp phần giải quyết vấn đề trẻ nghiện game, nền tảng video ngắn thông qua việc giới hạn các nền tảng giải trí và thiết lập giờ tập trung.

Khó khăn đến từ việc nâng cao nhận thức cho phụ huynh để bảo vệ con em mình trên mạng

Về những thuận lợi của CyberPurify, theo bà Trúc, nó đến từ sự thâm nhập ngày càng tăng của Internet cũng như số lượng người dùng là trẻ em trên các nền tảng. Vì vậy, đây là thời điểm vàng để nhóm phát triển cho ra mắt sản phẩm. Cùng với đó là sự tin tưởng, ủng hộ của các chương trình hỗ trợ startup, tổ chức trẻ em, phi chính phủ cho CyberPurify.

Còn những khó khăn gặp phải chủ yếu đến từ việc thu thập dữ liệu, nội dung độc hại để huấn luyện cho bộ dữ liệu (dataset), cải thiện thuật toán. Hơn thế nữa, rào cản còn đến từ việc giáo dục thị trường, thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức cho phụ huynh Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhiều người chưa nhận thức đẩy đủ được bảo vệ con trên không gian mạng, hay quan tâm quá mức dẫn đến xâm phạm quyền riêng tư của trẻ. “CyberPurify vẫn đang kiên định với sứ mệnh của mình. Đó là bảo vệ con mà không xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em và kiên trì từng bước để đạt được sứ mệnh đó”, bà Trúc nhấn mạnh.

Về kết quả cho đến thời điểm hiện tại, CyberPurify Kids - sản phẩm miễn phí đầu tiên của startup này, sau hơn 1,5 năm ra mắt đã đạt hơn 30.000 lượt tải về từ 50 quốc gia. Đặc biệt, thành công ban đầu này hầu như không tốn chi phí quảng cáo. Sự ghi nhận của CyberPurify Kids đã chứng tỏ thị trường có nhu cầu lớn. Để rồi, thông qua CyberPurify Kids đội ngũ nhận sự tin tưởng của phụ huynh và thương hiệu phát triển rất tốt.

Còn sản phẩm mới được ra mắt - CyberPurify Egg cũng đã nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng phụ huynh với 6.000 sản phẩm được bán ra. CyberPurify Egg là thiết bị phần cứng được tích hợp với các bộ phát sẵn có tại nhà và tạo ra tín hiệu WiFi “sạch” đến những máy tính, điện thoại được chỉ định nhằm ngăn chặn trẻ em tiếp xúc với nội dung độc hại một cách triệt để hơn. Sản phẩm cũng giúp bảo vệ trẻ con khỏi bị phân tán

CyberPurify Egg cũng đã nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng phụ huynh với 6.000 sản phẩm được bán ra.

trong thời gian học online bằng cách chặn quyền truy cập vào những trò chơi hoặc trang mạng xã hội trong khung giờ, thông qua một bảng điều khiển online đơn giản.

Bên cạnh đó, do không nhiều phụ huynh giỏi về công nghệ nên thiết bị của CyberPurify thiết lập rất đơn giản, chỉ cần “cắm và chạy” theo hướng dẫn khi quét mã QR đi kèm trong hộp sản phẩm. Đối với những thủ thuật “vượt rào” mà trẻ em có thể sử dụng như VPN hay đổi DNS, sản phẩm sẽ ghi nhận các lưu lượng bất thường và báo lại cho phụ huynh.

cyberpurify-2.png
Sứ mệnh của CyberPurify là bảo vệ con mà không xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em và kiên trì từng bước để đạt được nó.

“Kế hoạch của trong tương lai của đội ngũ thành lập là sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển CyberPurify Egg tốt hơn để tiếp tục sứ mệnh bảo vệ trẻ em của mình cũng như nhân rộng giá trị đến nhiều phụ huynh hơn ở các quốc gia khác như Mỹ”, bà Trúc bày tỏ.

Theo Giám đốc điều hành của CyberPurify, kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với bà là việc sản phẩm được chọn trong top 5 “Thử thách sáng tạo cùng công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI Accelerator Challenge 2021 (AAC 2021)” do Bộ Khoa học và Công nghệ bảo trợ và Đại sứ quán Úc tài trợ vào tháng 5/2021, sau khi CyberPurify mới được thành lập 02 tháng. Điều này cho thấy giám khảo rất quan tâm và tin tưởng vào sứ mệnh của CyberPurify, khi đó mọi thứ dường như mới chỉ là tờ giấy trắng và team gặp rất nhiều trở ngại.

Mong muốn đưa các sản phẩm bảo vệ trẻ em “Make in Viet Nam” đến gần hơn với người dùng

Về những điểm mạnh của CyberPurify, bà Trúc cho rằng là khả năng phát hiện và chặn lọc nội dung độc hại như porn, máu me, tai nạn, ma quỷ, lừa đảo... theo thời gian thực. Với nhiều năm nghiên cứu, phát triển công nghệ của đội ngũ sáng lập, CyberPurify giúp trẻ em được bảo vệ toàn diện nhất.

Sản phẩm cũng được thiết kế đặc biệt cho phụ huynh bận bịu và không rành công nghệ. Như với CyberPurify Egg giúp quản lý tập trung mọi thiết bị Internet chỉ với công cụ quản lý thông tin (dashboard) và cách thiết lập chỉ dưới 2 phút, không đòi hỏi kiến thức sâu về công nghệ nên ai cũng có thể làm được.

ba-truc.png
Bà Nguyễn Phương Thanh Trúc: Điều khiến đội ngũ sáng lập tin tưởng vào nền tảng của mình là nhờ công nghệ độc quyền đã đăng ký bằng sáng chế, có khả năng tự động phát hiện và chặn lọc 15 loại nội dung theo thời gian thực..

Khi được hỏi về yếu tố cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, đại diện CyberPurify khẳng định điều khiến đội ngũ sáng lập tin tưởng vào nền tảng của mình là nhờ công nghệ độc quyền đã đăng ký bằng sáng chế, có khả năng tự động phát hiện và chặn lọc 15 loại nội dung theo thời gian thực... Tiếp theo, đó là vì sứ mệnh là của CyberPurify - “bảo vệ nhưng vẫn tôn trọng”, điều mà CyberPurify sẽ luôn theo đuổi trong hiện tại và tương lai.

“Cuối cùng, nhờ vào cộng đồng lớn mạnh mà CyberPurify đã xây dựng, bao gồm hơn 2 triệu lượt theo dõi nền tảng mạng xã hội Quora - trang mạng xã hội có cộng đồng phụ huynh lớn nhất tại Mỹ”, bà Trúc cho biết thêm. 

Đối với CyberPurify, việc tham gia giải thưởng vô cùng quan trọng vì điều đó giúp xây dựng nhận dạng thương hiệu, kết nối với nhà đầu tư, nhà phân phối,... Đây đều là những khía cạnh mật thiết với sự thành công của startup như CyberPurify vì cần tận dụng tối đa từng đồng tiền của mình.

“CyberPurify không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ hay tập đoàn lớn nên không chọn cách ra mắt ồn ảo. Thay vào đó, chúng tôi cẩn thận từng bước để vừa bán hàng vừa tìm hiểu sâu hành vi, hành vi khách hàng khi sử dụng kết hợp xây dựng cộng đồng lớn mạnh, vững chắc”, bà Trúc nói.

Lý giải việc nhiều sản phẩm bảo vệ ATTT cho trẻ em được ra mắt trong thời gian gần đây, bà Trúc cho rằng, do những rào cản về công nghệ nên các sản phẩm này mới bắt đầu được quan tâm. Bởi vì, các nền tảng bảo vệ trẻ em phải mất nhiều thời gian và công sức để huấn luyện dữ liệu, cải thiện thuật toán để có thể cho ra đời sản phẩm hoàn chỉnh. Chưa kể, công nghệ AI vẫn còn khá non trẻ ở Việt Nam.

Nguyên nhân thứ 2 khiến sau dịch COVID-19 là thời điểm vàng cho sản phẩm bảo vệ trẻ em là bởi vì trước đó, khi trẻ em phải ở nhà với các lớp học và giải trí trực tuyến dẫn đến phụ thuộc quá nhiều vào Internet, đã tác động trực tiếp tới nhu cầu của phụ huynh. Khi “có cầu thì ắt có cung” nên các sản phẩm liên quan bảo vệ ATTT cho trẻ em đã liên tục được ra đời.

Về những đề xuất kiến nghị của mình, Giám đốc điều hành CyberPurify khẳng định, để có thể phát triển tốt thì sự hỗ trợ từ chính phủ như về tài chính, marketing, kết nối với các nhà đầu tư, với các kênh phân phối... vô cùng quan trọng

Ngoài ra, CyberPurify cũng mong muốn việc tổ chức thêm cuộc thi, giải thưởng chất lượng để vinh danh các sản phẩm chất lượng cao, góp phần đưa thương hiệu Make in Viet Nam đến gần hơn với người tiêu dùng, thị trường. Việc này cũng là một bước đệm quan trọng để CyberPurify phát triển hiệu quả nhất trong tương lai.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 4 tháng 4/2023)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
CyberPurify và sứ mệnh bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO