Thực tế, đầu tư mạo hiểm luôn là hoạt động rủi ro cao vì nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Ngày 27/10, Google, Temasek và Bain & Company công bố báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 với chủ đề "Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội". Báo cáo cho thấy nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến 23 tỷ USD.
Việc phát triển các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo ngay tại trường học, viện nghiên cứu là trụ cột nâng đỡ hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực và quốc gia.
Mặc dù dòng tiền đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) Việt Nam trong 6 tháng qua vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực nhưng một số dự báo dòng vốn này trong năm 2022 và thời gian tới có thể sẽ giảm, không còn ở mức cao và sẽ không còn nhiều những thương vụ gọi vốn vài trăm triệu USD...
Thị trường công nghệ blockchain toàn cầu đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đột biến trong vài năm qua. Việt Nam được nhận định là có nhiều cơ hội trong cuộc đua này.
Trong một khu vực có hơn 400 triệu người dùng Internet và ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều người kết nối thông qua các nền tảng truyền thông xã hội và các diễn đàn trực tuyến.
Từ việc có thể phát hiện COVID-19 thông qua quét lồng ngực đến xác định và giảm thiểu các trường hợp gian lận tự động, AI ngày càng có vai trò vô cùng lớn đối với toàn thế giới.
Blockchain được nhận định là nền công nghiệp tiềm năng và có khả năng ứng dụng cáo trong nhiều lĩnh vực. Nhu cầu về nhân lực của ngành rất cao, bao gồm tất cả vị trí từ kỹ thuật đến công nghệ.
Sau đại dịch, các quỹ mạo hiểm chuyển hướng đầu tư cho các công ty mảng B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và SaaS (phần mềm dịch vụ), theo bà Trần Hoài Phương.
Việt Nam đang hội tụ đủ điều kiện để trở thành “trang trại” tương lai của các start-up “kỳ lân” và cần có những bước thay đổi ngoạn mục để nuôi dưỡng những start-up kỳ lân đó.
Trong kế hoạch phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đến năm 2025, tầm nhìn 2030, mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số (CĐS) của Thành phố là phát triển chính quyền số, kinh tế số, CĐS trong các ngành với tinh thần là đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong thực hiện mô hình tăng trưởng mới. Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, để thành công, TP. HCM cần xây dựng 6 nền tảng then chốt ngay từ bây giờ.
Theo Báo cáo Đổi mới Sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam năm 2021, lĩnh vực thanh toán và thương mại điện tử (TMĐT) vẫn là hai ngành đứng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư, chiếm khoảng gần 70% số vốn đầu tư. Nhờ Sky Mavis, ngành trò chơi trực tuyến (gaming) đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các ngành được đầu tư nhiều nhất.
Dù nhiều công ty blockchain nở rộ tại Việt Nam cũng như Đông Nam Á nhưng các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực bảo mật tiền điện tử, blockchain lại đang thiếu hụt.