Theo phân tích dữ liệu từ công ty này, số lượng “các siêu giao dịch” trong khu vực giảm đi nhưng lại gia tăng đáng kể các giao dịch trị giá dưới 50 triệu USD.
Các giao dịch giá trị dưới 50 triệu USD đã lập kỷ lục mới khi đạt tổng 2,4 tỷ USD, tăng từ 1,5 tỷ USD năm 2018. Ngược lại, số tiền đầu tư vào các vòng gọi vốn đầu tư lớn hơn (trên 50 triệu USD) đạt tổng cộng 5,3 tỷ USD vào năm 2019, chiếm khoảng một nửa trong tổng số 10,5 tỷ USD được ghi nhận năm 2018.
Nguồn: Báo cáo đầu tư công nghệ Đông Nam Á mới nhất của Cento Ventures năm 2019
“Do hoạt động ở các giai đoạn trước đã tăng (theo số lượng và giá trị), đầu tư năm 2019 giảm có thể do việc đầu tư vào các giai đoạn sau giảm hơn. Tuy nhiên, kết hợp giữa việc gọi vốn đang diễn ra của các kỳ lân hiện tại và nhóm các doanh nghiệp công nghệ mới hơn đang bước vào các giai đoạn sau và tăng các vòng gọi vốn lớn hơn sẽ tạo ra khả năng cho xu hướng tăng vốn đầu tư trở lại vào năm 2020”, Mark Suckling, một trong những tác giả của báo cáo và một đối tác tại Cento Ventures, cho KrAsia biết.
Báo cáo cũng ghi nhận Grab và Gojek, hai siêu kỳ lân (decacorn) trong khu vực, đã có những vòng gọi vốn đầu tư lớn trong năm 2019, nhưng ít hơn so với năm trước.
Đầu tư rót vào Grab trong năm 2018 và 2019 lên tới 5,1 tỷ USD, theo tính toán của Cento Ventures, trong khi Gojek nhận được 3,7 tỷ USD trong khoảng thời gian đó. Báo cáo có tính đến đầu tư cho Grab và Gojek vào năm báo cáo được công bố, vì cả hai công ty đã và đang thực hiện các sáng kiến gọi vốn trong nhiều năm.
Năm 2019, các công ty công nghệ lớn khác trong khu vực cũng ghi nhận các vòng đầu tư lớn, bao gồm Traveloka (420 triệu USD) và VNPay (300 triệu USD). Một số cái tên ít quen thuộc hơn có Nhà cung cấp dịch vụ e-logistics của Việt Nam Scommerce (100 triệu USD), công ty khởi nghiệp công nghệ đào tạo của Indonesia là Ruangguru (150 triệu USD) và công ty khởi nghiệp AI có trụ sở tại Singapore (80 triệu USD).
Các công ty liên ngành (liên quan đến các doanh nghiệp kỹ thuật số liên ngành như Grab và Gojek) và bán lẻ trực tuyến vẫn là các công ty được rót vốn nhiều nhất, trong khi các công ty mảng dịch vụ tài chính, thanh toán và du lịch tiếp tục thu hút đầu tư. Hậu cần, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng là những lĩnh vực đáng chú ý khi vốn đầu tư được tăng lên, báo cáo lưu ý.
Theo báo cáo, trong khi Indonesia tiếp tục nắm giữ phần lớn vốn đầu tư vào khu vực, thị phần đã giảm từ 76% trong năm 2018 xuống còn 59% vào năm 2019.
Việt Nam đã có thêm các công ty giai đoạn có sản phẩm chín muồi như Tiki, VNPay và Sendo. Lần đầu tiên, đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam vượt Singapore. Đầu tư cho các công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Việt Nam chiếm 18% tổng vốn đầu tư trong khu vực (tương đương 741 triệu USD), tăng mạnh so với con số 4% của năm trước (tương đương 287 triệu USD).
Đã có nhiều cuộc thảo luận trong năm qua về việc ưu tiên lợi nhuận để tránh khả năng “đầu tư mùa đông” (capital winter) có thể có đối với các công ty mới khởi nghiệp, sau thất bại của WeWork. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh rằng các yếu tố cơ bản của khu vực vẫn tích cực: dân số đông, số hóa nhanh chóng đòi hỏi các dịch vụ trực tuyến và nhiều ngành công nghiệp áp dụng công nghệ mới để chuyển đổi hoạt động.
Ngoài ra, sự bùng phát của dịch bệnh do virus corona hiện tại đã gây ra một số lo ngại về sự chậm lại có thể của đầu tư công nghệ ở châu Á. Tuy nhiên, Suckling cho biết, còn quá sớm để dự báo sự tác động đối với dòng vốn đầu tư công nghệ từ Trung Quốc vào Đông Nam Á.
Còn nhiều không gian phát triển cho các công ty khởi nghiệp
Theo trang công nghệ zdnet.com, hệ sinh thái khởi nghiệp thịnh vượng và loạt công ty kỳ lân ở Đông Nam Á đã giúp tạo ra một cộng đồng doanh nhân mới đang đầu tư vào các công ty khởi nghiệp khác và tạo thêm cơ hội tiếp cận vốn mới không như trước đây. Và những công ty tìm kiếm cơ hội thị trường có thể hướng tới các phân khúc nóng, như trí tuệ nhân tạo (AI) và chuối khối (blockchain), đồng thời xem xét các lĩnh vực quan trọng khác như thương mại xã hội.
Hệ sinh thái khởi nghiệp của khu vực đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về vốn trong vài năm qua, Craig Dixon, đồng sáng lập của Accelerating Asia, một công ty tăng tốc khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore và quỹ đầu tư mạo hiểm (giai đoạn đầu).
Trong khi đầu tư toàn cầu giảm 17,5% so với cùng kỳ trong quý 2 năm 2019, các công ty khởi nghiệp Internet ở Đông Nam Á đã kiếm được 7,6 tỷ USD trong nửa đầu năm, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018, theo Báo cáo kinh tế số Đông Nam Á (e-Conomy SEA) năm 2019 của Google, Temasek Holdings và Bain & Company.
Gần 37 tỷ USD đã được bơm vào nền kinh tế Internet của khu vực từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2019.
Khi được hỏi liệu AI có phải là cơ hội thị trường cho các công ty khởi nghiệp hay không, vì nó đã thu hút được nhiều sự chú ý của các doanh nghiệp, Craig Dixon, đồng sáng lập Accelerating Asia bày tỏ sự hoài nghi đối với các công ty khởi nghiệp đã quảng cáo AI hoặc blockchain, vì vấn đề đó, là vấn đề cốt lõi của họ.
Ông cho rằng công nghệ chỉ đơn giản là một công cụ, AI không nên là cơ sở cho một công ty khởi nghiệp.
Thay vào đó, ông chỉ ra các xu hướng chính đang phát triển trên toàn cầu và ở Đông Nam Á trong 3 đến 5 năm qua. Cụ thể, số hóa các doanh nghiệp cũ và logistics, đặc biệt là về vận tải hàng hải, vận chuyển bằng ô tô tải và vận chuyển nói chung đang có không gian phát triển.
Craig Dixon cũng cho biết có sự gia tăng hoạt động giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G), nơi các công ty khởi nghiệp đã và đang giúp chính phủ tăng tốc các quy trình hoặc xây dựng bảo mật xung quanh quyền riêng tư và quyền riêng tư dữ liệu. Ngoài ra, một số công ty khởi nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực truyền thông xã hội, giúp các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng thông qua các nền tảng như vậy.