Chuyển đổi số

Đề án 06 phải giúp kết nối, thực hiện được ngay các DVC được người dân, DN sử dụng nhiều

PV 08/05/2023 21:18

Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về tình hình thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

2.jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp

Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc đạt được các mục tiêu của Đề án 06 là tiền đề hết sức quan trọng để tiến tới vận hành Chính phủ số, đi cùng với xã hội số, kinh tế số, thực hiện thành công CĐS quốc gia. Sứ mệnh của Đề án 06  là dẫn dắt, thí điểm, đột phá trong CĐS quốc gia. Sau những "bước đi đầu tiên", việc mở rộng Đề án 06 xuống các địa phương, đến từng người dân đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự chỉ đạo ở cấp cao nhất, với các giải pháp quyết liệt, trách nhiệm nhất.

Bộ TT&TT thẩm định chặt chẽ kiến trúc chính phủ điện tử (CPĐT)

Theo báo cáo tại cuộc họp, 4 nhóm vấn đề gặp nhiều vướng mắc trong thực hiện Đề án 06 tại các bộ, ngành, địa phương là: Pháp lý, hạ tầng CNTT, dịch vụ công (DVC), nguồn lực triển khai Đề án.

Cụ thể, về pháp lý, nhiều bộ, ngành chưa hoàn thành việc đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư. Việc rà soát sửa đổi các văn bản dưới nghị định còn chậm, chưa công bố để các địa phương thực hiện. Các địa phương chưa chủ động tái cấu trúc theo thẩm quyền TTHC. Việc rà soát đề xuất chủ trương miễn, giảm phí, lệ phí DVC trực tuyến (DVCTT) chưa hiệu quả…

Về hạ tầng CNTT, cấp bộ chậm thực hiện theo các hướng dẫn về CĐS, về an ninh an toàn thông tin (ATTT). Hệ thống thông tin chưa được liên kết đồng bộ, tổng thể, nhiều đơn vị còn có hệ thống phân tán; mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT không đồng đều. An ninh ATTT chưa được quan tâm đúng mức, chưa ban hành quy trình, quy chế để quản lý khai thác và bảo mật thông tin…

Cùng với những tồn tại tương tự, các địa phương còn chưa đánh giá tổng thể hạ tầng để có kiến trúc tổng thể CĐS, triển khai hệ thống của các sở, ngành rời rạc, không tập trung được hạ tầng cũng như dữ liệu, dẫn đến việc thực hiện CĐS không hiệu quả trong các sở, ngành, lĩnh vực; chưa quyết liệt trong việc rà soát, bổ sung, đầu tư các thiết bị đầu cuối cần thiết…

Về DVC của địa phương, việc khai thác thông tin tự động điền biểu mẫu điện tử (eForm) chưa tạo được hiệu ứng tích cực để chuyển đổi trạng thái; chưa trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện để người dân thực hiện DVCTT thuận tiện tại các bộ phận một cửa.

Trong khi đó, các địa phương thiếu chủ động tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho lực lượng quản trị, vận hành các hệ thống và phổ cập kiến thức, kỹ năng CNTT cơ bản cho cán bộ để có thể sử dụng thành thạo phần mềm.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT đang khẩn trương hoàn thành thủ tục ban hành Nghị định quy định danh mục CSDL quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn (thời hạn tháng 7/2023); Quy hoạch hạ tầng TT&TT; kiến trúc CPĐT 3.0…

"Bộ TT&TT sẽ thẩm định chặt chẽ kiến trúc CPĐT của các bộ, ngành để bảo đảm đồng bộ với kiến trúc CPĐT quốc gia; tập trung đánh giá, công bố chất lượng Cổng DVCTT các bộ, ngành, địa phương và mức chi phí triển khai", Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết.

6.jpg
Toàn cảnh cuộc họp

Đề án 06 phải giúp kết nối, thực hiện được ngay các DVC được người dân, DN sử dụng nhiều

Nhấn mạnh yêu cầu đồng bộ, thống nhất của hạ tầng công nghệ (phần cứng và phần mềm), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ TT&TT làm rõ cơ chế, phạm vi đầu tư đối với mạng lưới trục đường truyền cấp quốc gia cho đến bộ, ngành, địa phương; định mức, đơn giá thuê dịch vụ CNTT, ứng dụng, phần mềm (dùng chung, chuyên dụng) trong quản trị dữ liệu.

Phó Thủ tướng yêu cầu cần có cách tiếp cận đồng bộ, bài bản trong triển khai, phát huy, mở rộng những kết quả đã đạt được của Đề án 06 vào CĐS quốc gia trên quan điểm "chính sách pháp luật phải đi trước một bước". Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT trong xây dựng Luật Giao dịch điện tử bao gồm giao dịch giữa chính quyền với công dân và các chủ thể khác; giữa công dân với các chủ thể khác; định hướng về mặt nguyên tắc trong sửa các luật liên quan.

Về mức độ sẵn sàng về hạ tầng kết nối, quy định pháp lý, nhân lực… đáp ứng CĐS, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chuyển đổi quy trình, phương thức thực hiện TTHC, DVC từ trực tiếp sang môi trường điện tử với những thủ tục được người dân, DN sử dụng nhiều, vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo Chỉnh phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiến tới cung cấp các ứng dụng (app) TTHC để người dân, DN tương tác trực tuyến hiệu quả với chính quyền.

Phó Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT xem xét, nghiên cứu, đề xuất chính sách đầu tư cho CĐS vào hạ tầng đường truyền, thiết bị, phần mềm, con người; phương án đấu thầu, lựa chọn nhà thầu dịch vụ CNTT khác với những gói thầu vật tư, thiết bị khác dựa trên đặc thù là tài sản, tài nguyên tri thức, mang tính sáng tạo; Bộ Tài chính đề xuất cơ chế mới về thuê dịch vụ CNTT./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Đề án 06 phải giúp kết nối, thực hiện được ngay các DVC được người dân, DN sử dụng nhiều
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO