Ngày 30/6/2022, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2022 - 2027, với sự tham gia của 131 đại biểu chính thức, đại diện cho 2.685 đoàn viên tại 07 cơ sở đoàn trực thuộc.
Bộ TT&TT công bố Việt Nam đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự (analog), hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất trên phạm vi toàn quốc từ 00 giờ ngày 28/12/2020.
Đến nay, Quảng Bình là địa phương triển khai hiệu quả Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, 100% địa bàn đã được phủ sóng truyền hình gồm: Truyền hình số vệ tinh, mặt đất, truyền hình cáp và truyền hình Internet.
Mặc dù bị ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh nhưng năm 2020, Nghệ An đã thực hiện tốt đề án truyền hình số mặt đất và quản lý các trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh
Truyền hình số mặt đất sẽ mang lại các lợi ích như nâng cao chất lượng các kênh chương trình truyền hình và có thể cung cấp nhiều kênh đến người dân. Việc hướng dẫn người dân làm quen và không bị lúng túng khi sử dụng là việc vô cùng cấp thiết, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa.
Là tỉnh miền núi, những năm qua, Tuyên Quang đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số hóa truyền hình mặt đất, trong đó ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo với công nghệ phù hợp nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng cung cấp dịch vụ lâu dài.
Việc số hóa truyền hình mặt đất nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình, nhất là những vùng lõm, vùng có điều kiện thu sóng còn nhiều khó khăn, mang lại cơ hội xem truyền hình cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở những vùng sâu, vùng xa.
Trong những năm qua, Đài PT - TH tỉnh Lào Cai đã ưu tiên các nguồn lực về thiết bị, kinh phí và con người, tập trung thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu nắm bắt thông tin của khán thính giả.
Tại Hà Giang, nhiều địa phương đã hoàn thành số hóa truyền hình, người dân thu xem được truyền hình với chất lượng tốt hơn, số lượng kênh truyền hình phong phú hơn.
Chất lượng chương trình truyền hình được nâng cao, âm thanh, hình ảnh trung thực, sắc nét; số lượng kênh chương trình, hiệu quả sử dụng tần số truyền hình tăng lên... là những bước chuyển mạnh mẽ hệ thống phát thanh truyền hình (PTTH) tỉnh Hòa Bình khi thực hiện số hóa theo lộ trình của Chính phủ.
Ngày 5/6/2020, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đảng bộ Cục Tần số vô tuyến điện lần thứ IV nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Phan Tâm, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ TT&TT, Thứ trưởng Bộ TT&TT đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Triển khai giai đoạn II của Đề án số hóa truyền hình mặt đất đúng tiến độ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) 6 tháng cuối năm 2017.
Ngày 26/4/2017, Văn phòng Ban Chỉ đạo Đề án số hóa thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tại khu vực Nam bộ. Đến dự có ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Về phía tỉnh Kiên Giang có ông Mai Văn Huỳnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh.
Sáng ngày 14/2/2017, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam (Đề án số hóa) đã tổ chức phiên họp lần thứ 13 để tổng kết, đánh giá công tác triển khai Đề án số hóa năm 2016 và triển khai các công tác trọng tâm của Đề án số hóa năm 2017. Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chủ trì phiên họp. Tham dự có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và các thành viên Ban chỉ đạo.
"Việc thực hiện Đề án phải đúng chương trình kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng và hạn chế ảnh hưởng tới người dân thấp nhất có thể”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn kết luận tại cuộc họp Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam giai đoạn 2.