Dịch vụ công trực tuyến TP.HCM có nhiều bước tiến

Hòa Bình| 08/06/2022 19:49
Theo dõi ICTVietnam trên

UBND TP.HCM đã đồng ý với đề xuất của Sở Tư pháp TP.HCM về triển khai thực hiện thí điểm khai thác, sử dụng dữ liệu số hóa sổ hộ tịch, trích lục điện tử cho người dân TP kể từ ngày 15/6/2022.

Một góc Chính quyền điện tử - Đô thị thông minh

Hiện tại, nhiều loại giấy tờ như: sổ hộ khẩu, thẻ BHYT, các loại giấy tờ hộ tịch đã, đang và sẽ được thay thế bằng bản điện tử. Do đó, khi người dân thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính có thể xuất trình bản điện tử này thay cho bản giấy.

Tại TP.HCM, UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức đã thực hiện nâng cấp, đồng bộ dịch vụ công trực tuyến tại UBND các phường, tích hợp liên thông dữ liệu quận – phường với trục liên thông dữ liệu LGSP (nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu) của TP.HCM. Đây là một trong những giải pháp nhằm tối ưu hóa chất lượng, tốc độ cung ứng dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ chung của UBND TP.HCM trong việc xây dựng Chính quyền điện tử - Đô thị thông minh.

UBND quận 1 đã triển khai đồng bộ 25 thủ tục hành chính tại 10 phường và tích hợp liên thông dữ liệu quận-phường với trục liên thông dữ liệu LGSP của TP, giúp người dân và doanh nghiệp có thêm kênh để tiếp cận các thủ tục hành chính, dễ dàng tra cứu các thủ tục hành chính khi có nhu cầu; đồng thời có thể kiểm tra thời gian giải quyết hồ sơ của các cơ quan hành chính đang thụ lý giải quyết. Bên cạnh đó, việc tích hợp, đồng bộ các dữ liệu góp phần giúp người đứng đầu các đơn vị kiểm soát được tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn; giám sát được việc triển khai áp dụng các quy trình ISO, phát huy được các quy trình nội nghiệp của cơ quan hành chính cấp phường, đảm bảo công khai, minh bạch đáp ứng và tăng sự hài lòng người dân, doanh nghiệp.

Quận 1 triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trong giải quyết thủ tục hành chính với 6 thủ tục gồm: lĩnh vực kinh tế với thủ tục Đăng ký kinh doanh; lĩnh vực Hộ tịch và lĩnh vực Lao động với thủ tục Khai trình sử dụng lao động qua mạng. Đến nay, UBND quận 1 tiếp tục đầu tư và đã triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho 40 thủ tục hành chính cấp quận ở 8 lĩnh vực: Kinh tế, Lao động; Đô thị; Nội vụ; Giáo dục; Hộ tịch; Y tế và Văn thư - Lưu trữ.

Sau khi thực hiện liên thông dữ liệu tại tất cả các quận, huyện, TP Thủ Đức, kể từ ngày 15/6 tới, người dân tại TP.HCM có thể đến UBND phường, xã, thị trấn nào gần nhất, thuận tiện nhất để yêu cầu trích lục hồ sơ khai sinh, khai tử, kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con vì các dữ liệu này đã được số hóa.

Dịch vụ công trực tuyến TP.HCM có nhiều bước tiến - Ảnh 2.

Người dân trải nghiệm tương tác các dịch vụ công trực tuyến được đồng bộ tại 10 phường quận 1-TP.HCM

Trích lục điện tử các loại giấy tờ nào?

TP.HCM sẽ bắt đầu cấp bản sao trích lục 4 loại giấy tờ gồm kết hôn, khai sinh, khai tử và đăng ký nhận cha, mẹ, con từ dữ liệu số hóa sổ hộ tịch tại kho dữ liệu dùng chung của TP cho người dân mà không phụ thuộc vào nơi đã đăng ký, nơi lưu trữ sổ hộ tịch và nơi cư trú. Người dân có thể đến UBND phường, xã, thị trấn nào gần nhất, thuận tiện nhất để thực hiện trích lúc 4 loại giấy tờ trên.

Đây là bước quan trọng để TP thực hiện việc cấp bản điện tử giấy tờ hộ tịch theo thông tư 01/2022 của Bộ Tư pháp. Đồng thời là cơ sở để mở rộng việc ứng dụng khai thác, sử dụng dữ liệu số hóa sổ hộ tịch trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính.

TP đã hoàn thành giai đoạn 1 công tác số hóa sổ hộ tịch với việc số hóa 4 loại sổ gồm sổ đăng ký kết hôn, sổ đăng ký khai sinh, sổ đăng ký khai tử và sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, với tổng số trên 12,8 triệu hồ sơ.

Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, việc cấp trích lục điện tử sẽ không phụ thuộc vào diện cư trú (thường trú, tạm trú), mà căn cứ vào việc hộ tịch (kết hôn, khai sinh, khai tử, đăng ký nhận cha, mẹ, con) đã có đăng ký trước đó tại TP.HCM hay chưa.

TP.HCM đang thực hiện số hóa sổ bộ ghi nhận việc đăng ký hộ tịch như kết hôn, khai sinh, khai tử, đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trên cơ sở dữ liệu hộ tịch đã số hóa đó, TP sẽ cấp trích lục tương ứng theo yêu cầu. Để triển khai việc thí điểm, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông sẽ tập huấn cho công chức các phòng tư pháp và công chức tư pháp - hộ tịch phường xã, thị trấn.

Tuy nhiên, cũng rất cần lưu ý hiện trạng một số tỉnh, thành phố đã gặp phải vướng mắc khi nhiều người cao tuổi vì thời gian quá lâu nên đã bị mất giấy khai sinh nên không thể số hóa được một khu vực dữ liệu dân cư.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Dịch vụ công trực tuyến TP.HCM có nhiều bước tiến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO