Make in Vietnam

Doanh nghiệp bắt tay đưa dịch vụ an ninh mạng Việt Nam ra thế giới

Anh Minh 08/05/2024 18:33

Công ty cổ phần An ninh mạng SCS (đơn vị phát triển SafeGate) và Công ty TNHH BlueOC (BlueOC) cùng hợp lực trong lĩnh vực an ninh mạng, thúc đẩy cung cấp các dịch vụ an ninh mạng Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin (CNTT) Gartner, tổng chi tiêu cho an ninh mạng và rủi ro trên toàn cầu đạt 188 tỷ USD trong năm 2023 (tăng 12% so với năm 2022). Gartner cũng dự báo, chi tiêu cho CNTT nói chung trên toàn cầu tiếp tục tăng trưởng và có thể vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030. Trong đó, an ninh bảo mật là một trong những lĩnh vực đáng chú ý.

Số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Modor Intelligence cho thấy quy mô thị trường an ninh mạng toàn cầu ước tính đạt hơn 203 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến ​​đạt trên 350 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR 11,44% trong giai đoạn 2024 - 2029.

Xu hướng tăng cường đầu tư cho an ninh mạng trên toàn cầu nhằm ứng phó với các cuộc tấn công mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) an ninh mạng Việt Nam mở rộng ra thị trường quốc tế.

3-1-.jpg
Hợp tác giữa SafeGate và BlueOC khẳng định vị thế của DN Việt trong lĩnh vực an ninh mạng, cùng nhau phát triển và đưa dịch vụ tiếp cận với các thị trường mới.

Ngày 8/5/2024, Công ty cổ phần An ninh mạng SCS (đơn vị phát triển SafeGate) và Công ty TNHH BlueOC (BlueOC) công bố thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực ANM, thúc đẩy cung cấp các dịch vụ ANM Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Hợp tác giữa SafeGate và BlueOC với mục tiêu khẳng định vị thế của DN Việt trong lĩnh vực ANM, cùng nhau phát triển và đưa dịch vụ tiếp cận với các thị trường mới.

Theo thoả thuận, BlueOC và SafeGate cam kết hợp tác trong việc chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực an ninh mạng; Thúc đẩy thương mại hóa và đưa các sản phẩm và dịch vụ an ninh mạng do DN Việt Nam triển khai ở các thị trường quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ an ninh mạng.

BlueOC và SafeGate cũng đồng thuận hợp tác trong nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ mới đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bền vững và cam kết cùng nhau trong hành trình đi ra toàn cầu (go global) với các thị trường mục tiêu như Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Canada….

Ông Ngô Tuấn Anh, CEO SafeGate đánh giá với xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay, an ninh mạng là thị trường hấp dẫn với quy mô lớn, dịch vụ đa dạng và luôn có cơ hội cho người chơi mới. Để khai phá và chinh phục thị trường quốc tế, nhất là với một lĩnh vực đặc thù như an ninh mạng chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, các DN an ninh mạng Việt Nam có thế mạnh về nhân sự chuyên môn tốt, dịch vụ cung cấp đa dạng, giá cả cạnh tranh. “Hợp tác giữa hai bên sẽ tạo nên sức mạnh cộng hưởng. Nền tảng và kinh nghiệm trong lĩnh vực ANM của SafeGate kết hợp với thế mạnh của BlueOC trong lĩnh vực phần mềm và kênh tiếp cận các thị trường quốc tế lớn, tôi tin rằng các dịch vụ ANM Việt Nam sẽ sớm chinh phục được thị trường quốc tế khó tính trong thời gian tới”, ông Ngô Tuấn Anh kỳ vọng.

Theo ông Mai Xuân Thứ, Giám đốc Công nghệ BlueOC, thống kê năm 2023, thế giới có khoảng 2.200 cuộc tấn công mỗi ngày. Tại Việt Nam, hằng năm có khoảng 14,000 sự cố an ninh mạng và dự báo trong năm 2024, con số này sẽ còn tăng mạnh hơn do các tội phạm công nghệ ngày càng nguy hiểm và thủ đoạn cũng rất tinh vi.

"Là một công ty làm trong lĩnh vực công nghệ, chúng tôi hiểu rằng các mối nguy cơ tiềm ẩn từ tội phạm mạng khiến các DN lo ngại, khách hàng của chúng tôi cũng vậy. Do đó, việc hợp tác lâu dài giữa SafeGate và BlueOC giúp 2 bên củng cố năng lực của mình, cùng nhau phát triển các giải pháp phần mềm phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng và bảo mật tốt, nâng cao uy tín của Việt Nam nói chung và hai công ty nói riêng trong thị trường CNTT trong và ngoài nước”, ông Mai Xuân Thứ nói thêm./.

Bài liên quan
  • 7 chiến lược ngăn chặn ransomware từ chuyên gia an ninh mạng
    Trong thời đại số hóa ngày nay, ransomware đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp (DN) và tổ chức trên khắp thế giới. Với khả năng gây ra thiệt hại nặng nề từ mất dữ liệu đến gián đoạn hoạt động kinh doanh, việc bảo vệ khỏi ransomware là một ưu tiên cấp bách.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp bắt tay đưa dịch vụ an ninh mạng Việt Nam ra thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO