Được định giá 425 tỷ đồng, ví Gpay nhận đầu tư Series A từ KB Securities

NK| 19/01/2021 14:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 19/1, ví điện tử Gpay chính thức công bố khoản đầu tư series A từ Tập đoàn Tài chính KB Hàn Quốc với định giá 425 tỷ đồng từ Công ty KB Securities. Thương vụ đầu tư này là điểm sáng của thị trường Fintech và cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam ngay dịp đầu năm mới 2021.

Được định giá 425 tỷ đồng, Ví Gpay nhận đầu tư Series A từ KB Securities - Ảnh 1.

Tại buổi lễ ra mắt và nhận đầu tư Series A, Gpay đặt tham vọng sẽ có 5 triệu người dùng vào năm 2023.

Gpay hướng tới 5 triệu người dùng vào năm 2023

Tại sự kiện họp báo, ví điện tử Gpay cũng chính thức được ra mắt trước công chúng. Khoản đầu tư sẽ được Gpay sử dụng vào việc tăng trưởng người dùng dựa trên hệ sinh thái sẵn có, phát triển các giải pháp công nghệ mang tính chiến lược và đầu tư phát triển con người với sứ mệnh mang lại sự tiện ích, an toàn và hạnh phúc hơn cho mọi người dân Việt Nam qua việc cung cấp các nền tảng về dịch vụ tài chính trên thiết bị di động.

Theo ông Nguyễn Thuần Chất, Đồng sáng lập, Tổng Giám đốc Gpay, ví điện tử Gpay có hệ sinh thái hỗ trợ từ G-Group với gần 30 triệu người dùng trên các nền tảng tài chính, công nghệ tài chính và các nền tảng kết nối thông tin. Ví Gpay hướng tới cung cấp toàn diện các dịch vụ thanh toán và tài chính cho 5 triệu người dùng thường xuyên vào năm 2023.

"Cùng với việc bổ sung thêm nguồn lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính từ nhà đầu tư Tập đoàn Tài chính KB Hàn Quốc, Gpay tin tưởng sẽ mang đến nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ cho người dân Việt Nam, qua đó góp phần xây dựng nền tảng tài chính số và thúc đẩy thanh toán không tiền mặt", ông Chất chia sẻ thêm.

Được định giá 425 tỷ đồng, Ví Gpay nhận đầu tư Series A từ KB Securities - Ảnh 2.

Gpay được định giá 425 tỷ đồng trong vòng Series A.

Gpay được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo Văn bản số 37/GP-NHNN. Theo đó, các dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép là: Dịch vụ Cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ Hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Dịch vụ ví điện tử.

Liên doanh Fintech KB Fina nhận đầu tư 300 tỷ đồng giai đoạn 1

Được định giá 425 tỷ đồng, Ví Gpay nhận đầu tư Series A từ KB Securities - Ảnh 3.

Ông Phùng Anh Tú, Tổng Giám đốc G-Group: Liên doanh KB Fina chắc chắn sẽ mang đến các sản phẩm tài chính hiệu quả, dễ dàng cùng trải nghiệm vượt bậc cho người dùng Việt.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện họp báo, Liên doanh Fintech KB Fina giữa Tập đoàn Tài chính KB Hàn Quốc (thông qua Công ty Chứng khoán KB Việt Nam) và Tập đoàn Công nghệ G-Group được công bố, nhận đầu tư 300 tỷ đồng trong giai đoạn 1.

Theo ông Peter Park, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán KB Việt Nam: KB Fina là một nền tảng tài chính số toàn diện, nhằm phục vụ người Việt Nam với các sản phẩm và nội dung tài chính đa dạng. Đặc biệt, Fintech này cũng sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng thuộc phân khúc chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được cung cấp dịch vụ ngân hàng.

"KB Fina sẽ hợp tác chặt chẽ với Tập đoàn Công nghệ G-Group tại Việt Nam và Tập đoàn Tài chính KB tại Hàn Quốc để đóng góp giá trị cho xã hội và người tiêu dùng Việt Nam thông qua các dịch vụ kể trên. Tại Hàn Quốc, KB là Tập đoàn Tài chính lớn nhất, có tài sản 520 tỷ USD (tính đến quý 3/2020) và có hoạt động kinh doanh với công ty chứng khoán KBSV và Ngân hàng KB tại Việt Nam. Tương lai của KB Fina sẽ tươi sáng và đầy hứa hẹn", ông Peter Park cho biết thêm.

Được định giá 425 tỷ đồng, Ví Gpay nhận đầu tư Series A từ KB Securities - Ảnh 4.

Liên doanh Fintech KB Fina giữa Tập đoàn Tài chính KB Hàn Quốc (thông qua Công ty Chứng khoán KB Việt Nam) và Tập đoàn Công nghệ G-Group được công bố, nhận đầu tư 300 tỷ đồng trong giai đoạn 1.

"Nền tảng công nghệ cung cấp các dịch vụ tài chính trực tuyến là mô hình đang rất thành công tại các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... Với việc hợp tác giữa Tập đoàn Công nghệ G-Group và Tập đoàn Tài chính KB - định chế tài chính hàng đầu của Hàn Quốc, Liên doanh KB Fina chắc chắn sẽ mang đến các sản phẩm tài chính hiệu quả, dễ dàng cùng trải nghiệm vượt bậc cho người dùng Việt", ông Phùng Anh Tú, Tổng Giám đốc G-Group nhận định.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Một số đổi mới quan trọng trong Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
    Bàn về Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ Dự thảo Luật cho phép áp dụng các biện pháp đặc biệt để triển khai nhanh, như áp dụng cơ chế đặc biệt trong chỉ định thầu, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của người bán, dự án có khoản chi cho thẩm định và đào tạo. Quản lý toàn bộ vòng đời, qua nhiều giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân, từ khâu chọn vị trí, nghiên cứu khả thi, đến giai đoạn đóng cửa, sau đóng cửa. Đây là cách tiếp cận toàn diện, theo kinh nghiệm qu
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
  • Taxi robot Trung Quốc "bắt tay" Uber cung cấp dịch vụ tại Trung Đông
    Theo tuyên bố, quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bên khám phá các thị trường mới tại Trung Đông và các thị trường quốc tế khác.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
Đừng bỏ lỡ
Được định giá 425 tỷ đồng, ví Gpay nhận đầu tư Series A từ KB Securities
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO