Theo đó, các nhà xuất bản, cơ quan báo chí tại Australia sẽ không thể đăng tin tức lên trang Facebook của họ. Còn người dùng Australia cũng không thể chia sẻ và xem các tin tức, cả trong nước lẫn quốc tế, trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới. Trang Facebook của một số cơ quan chính phủ Australia cũng bị ảnh hưởng.
Dự luật Đàm phán Truyền thông Tin tức của Australia nhằm buộc các công ty công nghệ lớn phải có những thỏa thuận chia sẻ doanh thu với các nhà xuất bản, các tòa soạn báo khi sử dụng nguồn cấp nội dung của họ. Facebook và Google là những công ty bị nhắm đến đầu tiên. Điều thú vị là phản ứng của Facebook và Google lại hoàn toàn trái ngược nhau.
Ngày 18/2, Facebook tuyên bố không cho phép người dùng Australia chia sẻ hoặc xem nội dung tin tức trên nền tảng mạng của mình. Hành động này của Facebook nhằm phản đối dự luật Đàm phán Truyền thông Tin tức ở Australia.
Theo đó, các nhà xuất bản, cơ quan báo chí tại Australia sẽ không thể đăng tin tức lên trang Facebook của họ. Còn người dùng Australia cũng không thể chia sẻ và xem các tin tức, cả trong nước lẫn quốc tế, trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới. Trang Facebook của một số cơ quan chính phủ Australia cũng bị ảnh hưởng. Dự luật Đàm phán Truyền thông Tin tức của Australia nhằm buộc các công ty công nghệ lớn phải có những thỏa thuận chia sẻ doanh thu với các nhà xuất bản, các tòa soạn báo khi sử dụng nguồn cấp nội dung của họ. Facebook và Google là những công ty bị nhắm đến đầu tiên. Điều thú vị là phản ứng của Facebook và Google lại hoàn toàn trái ngược nhau.
Trong mấy ngày qua, Google đã ký hợp đồng với các nhà xuất bản lớn nhất ở Úc sau khi có thông tin về Dự luật Đàm phán Truyền thông Tin tức mà Quốc hội Australia đang xem xét. Tập đoàn truyền hình Seven West Media đã có thỏa thuận với Google; Nine Entertainment cũng có thỏa thuận với Google; và một trong những tập đoàn lớn nhất của đất nước - News Corp của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch - cũng đã đạt được thỏa thuận. Những thỏa thuận này đảm bảo Google sẽ trả cho các tòa soạn báo một khoản tiền không được tiết lộ, và Google sẽ đưa các bài báo của News Corp và các tòa soạn báo vào sản phẩm News Showcase của mình ở Úc và hơn thế nữa.
"Trong số các ấn phẩm của News Corp tham gia Google News Showcase sẽ có Wall Street Journal, Barron's, MarketWatch và New York Post; ở Anh: Times và The Sunday Times; và The Sun; ngoài ra có một loạt các nền tảng tin tức ở Úc, bao gồm cả Australian, news.com.au, Sky News và nhiều trang báo địa phương khác", Google cho biết trong một tuyên bố.
Như đã công bố, các giao dịch liên quan đến Google News Showcase, một tab trong phần Google News chứa những nội dung được cấp phép từ các đối tác chính thức.
Tất nhiên, tìm kiếm là thứ mà Google quan tâm nhất và đó chính là "định nghĩa" về Google. Xóa các liên kết, đường link đến các câu chuyện tin tức khỏi Google sẽ khiến công cụ tìm kiếm Google trở nên vô hiệu ở Úc, điều đó cũng có nghĩa là "mở đường" cho các đối thủ làm ăn tại đây. Do đó, ở cương vị của Google, công ty đã phải ký một loạt các thỏa thuận "ép buộc".
Điều đáng nói là bất kỳ nhà xuất bản Úc nào cảm thấy bị thiệt hại do những điều khoản thỏa thuận không công bằng với Google đều có thể chọn không tham gia vào kết quả tìm kiếm bất kỳ lúc nào họ muốn, bằng cách thêm một dòng HTML vào trang web của họ. Nhưng hầu như không ai làm vậy, vì lưu lượng truy cập từ Google đã giúp thúc đẩy đáng kể doanh thu quảng cáo và doanh thu đến từ nguồn độc giả đọc báo trả tiền cho họ.
Với những động thái như vậy, Google hiện đã mời mọi quốc gia khác theo đuổi một loại thỏa thuận tương tự. Các thành viên Nghị viện ở Canada và Liên minh châu Âu đã tán thành các biện pháp tương tự như của Úc. Và một nguyên lý cơ bản của web mở - đó là các siêu liên kết có thể được hiển thị tự do trên bất kỳ trang web nào.
News Showcase cũng chính là mô hình trả tiền mua tin mà Google đã triển khai ở Anh, Đức, Brazil, Argentina, Canada, Nhật Bản và mới nhất là Pháp. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ dự kiến đầu tư khoảng 1 tỷ USD cho mô hình này trên toàn cầu.
Không giống như Google, dịch vụ cốt lõi của Facebook không dựa nhiều vào các bài báo. Công ty ước tính rằng chỉ có khoảng 4% bài đăng trên mạng xã hội là tác phẩm báo chí. Không khó để tưởng tượng việc mọi người mở Facebook và cuộn trong vài phút, và không có một liên kết bài báo nào xuất hiện cả - trên thực tế, hàng triệu người làm điều này mỗi ngày.
Và vì vậy, có lẽ cũng không phải ngạc nhiên nhiều khi Google nhanh chóng đồng ý trước yêu cầu của Úc, trong khi Facebook chọn giải pháp ngược lại. William Easton, giám đốc điều hành của Facebook tại Úc và New Zealand, nói:
"Chính phủ đã thực hiện một số thay đổi, nhưng về cơ bản Dự luật được đề xuất không hiểu rõ cách thức hoạt động các dịch vụ của chúng tôi. Thật không may, điều này có nghĩa là mọi người và tổ chức tin tức ở Úc sẽ bị hạn chế đăng liên kết tin tức và chia sẻ hoặc xem nội dung tin tức của Úc và quốc tế trên Facebook. Trên toàn cầu, việc đăng và chia sẻ các liên kết tin tức từ các nhà xuất bản Úc cũng bị hạn chế. Để làm điều này, chúng tôi đang sử dụng kết hợp các công nghệ để hạn chế nội dung tin tức và chúng tôi sẽ có các quy trình để xem xét bất kỳ nội dung nào đã vô tình bị xóa".
Và cứ như vậy, các bài báo có nguồn gốc từ Úc đã biến mất khỏi Facebook.
Easton nói rằng trong năm qua, Facebook đã đóng góp hơn 5 tỷ lượt nhấp chuột cho các nhà xuất bản Australia, với giá trị ước tính là 407 triệu đô la Úc. Nếu bị chặn như hiện tại, các tòa soạn báo sẽ không còn nhận được một cú nhấp chuột nào từ Facebook - một động thái có thể khiến các nhà xuất bản phải xác định lại về giá trị mà Facebook và các nhà xuất bản mang lại cho nhau.
Động thái của Facebook đã gây chấn động cả Australia và cộng đồng quốc tế những ngày qua. Và ngoài chặn các bài báo, tin tức, Facebook còn chặn cả các trang của chính phủ và các trang web khẩn cấp, các nhóm phi lợi nhuận và Cục Khí tượng, do đó nhiều bài viết về thời tiết hay tình hình dịch bệnh COVID-19 cũng không thể chia sẻ được.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia với chính phủ để sửa đổi luật, với mục đích đạt được một con đường ổn định, công bằng cho cả Facebook và các tòa soạn báo", Facebook cho biết.
"Dự luật của Australia không công nhận bản chất mối quan hệ giữa nền tảng Facebook và các nhà xuất bản. Facebook không ăn cắp các nội dung tin tức mà chính các nhà xuất bản lựa chọn chia sẻ nội dung của họ lên Facebook", Campbell Brown, Phó chủ tịch phụ trách đối tác tin tức toàn cầu của Facebook, nhấn mạnh trong một bài đăng trên blog. "Hy vọng trong tương lai, chúng tôi lại có thể mang đến tin tức cho người dùng tại Australia".
Châm ngòi cho một cuộc chiến quốc tế chống Facebook?
Theo hãng tin AP, phản ứng của Facebook với Australia như một sự thể hiện trong trò chơi quyền lực. Và phản ứng đó có thể dễ dàng bị phản tác dụng, do nhiều chính phủ lo ngại về ảnh hưởng không được kiểm soát của công ty đối với xã hội, dân chủ và diễn ngôn chính trị. Đó là một lời nhắc nhở đáng ngạc nhiên về mức độ quyền lực mà CEO Mark Zuckerberg đang nắm giữ.
Jennifer Grygiel, một chuyên gia truyền thông xã hội và là giáo sư tại Đại học Syracuse, cho biết: "Hành động của Zuckerberg ở đây cho thấy anh ta có thể gây gián đoạn việc truy cập tin tức trên toàn cầu trong tích tắc. Không công ty nào có nhiều ảnh hưởng đến việc tiếp cận báo chí như vậy, và không nên có công ty nào như vậy".
Động thái của Facebook có nghĩa là mọi người ở Úc không còn có thể đăng liên kết đến các câu chuyện tin tức trên Facebook. Trong khi đó, bên ngoài nước Úc, không ai có thể đăng liên kết đến các nguồn tin tức của Úc như Sydney Morning Herald.
"Đe dọa khiến cả một quốc gia phải quỳ gối đồng ý với các điều khoản của Facebook là sự thừa nhận cuối cùng của quyền lực độc quyền", Hạ nghị sĩ David Cicilline, một đảng viên Đảng Dân chủ Rhode Island, người đứng đầu một tiểu ban của Hạ viện đã thúc giục hành động chống độc quyền chống lại công ty, viết trên Twitter.
Lệnh cấm đã ảnh hưởng đến các bài báo của các tổ chức thông tấn quốc tế lớn và các tờ báo hoặc đài phát thanh cộng đồng nhỏ. Những hạn chế đó có khả năng tước đi quyền tiếp cận thông tin cơ bản của nhiều người Úc trên Facebook về COVID-19 hoặc mùa cháy rừng của đất nước.
Côngtycôngnghệnàyđãphảiđốimặtvớinhữnglờichỉtríchtrongnhiềunămvìchophépthôngtinsailệchxungquanhcácvấnđềchínhtrịvàviruscoronavirusxuấthiệntrêntrangwebcủamình.CácnhàphêbìnhchobiếthọsợrằngviệctướcbỏnguồntintứchợpphápcủangườidùngÚcsẽchỉlàmtrầmtrọngthêmvấnđềđó.
TamaLeaver,mộtchuyêngianghiêncứuInternetvàtruyềnthôngxãhộitạiĐạihọcCurtinởÚc,chobiết:"ChơitròchơinàyởÚcsẽkhiếnnguồncấpdữliệucủamọingườibịlấpđầybởithôngtinsailệch".
Đượcbiết,sauAustralia,CanadacũngcamkếtkhônglùibướcnếuFacebookchặnchiasẻtintứcnhưđãlàmởÚc.TheohãngtinReuters,BộtrưởngDisảnCanadaStevenGuilbeault,phụtráchsoạnthảodựluậttươngtựdựkiếnđượccôngbốtrongnhữngthángtới,đãchỉtríchhànhđộngcủaFacebookvànóirằnghọsẽkhôngngănđượcOttawa.
VớiCanada,ôngGuilbeaultchorằngchínhphủcóthểápdụngmôhìnhcủaÚc,yêucầuFacebookvàGooglethỏathuậntrảtiềnchocáchãngtin.CanadacũngđãthảoluậnvớicácđốitácPháp,Úc,ĐứcvàPhầnLanvềviệccùng nhau đảm bảobồi thường công bằngcho các tòasoạnbáo.
Những phản ứng của Facebook đối với Australia dường như đang kích ngòi nổ cho một cuộc chiến quốc tế. Theo giáo sư Megan Boler tại Trường Đại học Toronto, người chuyên nghiên cứu về mạng xã hội, hành động của Facebook đánh dấu bước ngoặt đòi hỏi một cách tiếp cận quốc tế chung.
(Bài đăng trên ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 2 tháng 2/2021)