Truyền thông

Gia Lai: Ưu tiên phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số

Mai Linh 10/11/2024 13:10

Ưu tiên phát triển toàn diện, phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng đặc biệt khó khăn là mục tiêu đặt ra tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV tỉnh Gia Lai (nhiệm kỳ 2024-2029) đã diễn ra chiều 9/11/2024 tại TP. Pleiku.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai- Ảnh 5.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội. Ảnh: VGP.

Dự Đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm; lãnh đạo tỉnh Gia Lai… cùng 250 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn gần 750.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) thuộc 44 dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội khẳng định, trong 5 năm qua, tình hình vùng DTTS của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã chỉ đạo triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng đồng bào các DTTS và miền núi từng bước được nâng lên, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ người DTTS, hệ thống chính trị vùng dân tộc được tăng cường; khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy, giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố thêm niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo, quản lý chung của các cấp tại địa phương.

Kinh tế - xã hội của tỉnh hằng năm tăng trưởng khá; các cấp, các ngành triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; các thiết chế văn hóa, thông tin truyền thông, lễ hội truyền thống của dân tộc được chỉ đạo chặt chẽ.

Kết cấu hạ tầng cơ sở vùng DTTS được tăng cường đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Các địa phương quan tâm đến việc triển khai nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, lao động nông thôn vùng DTTS và miền núi; từng bước hình thành mô hình, chuỗi sản xuất ứng dụng công nghệ mới. Bộ mặt nông thôn vùng dân tộc ngày càng khởi sắc.

Công tác xây dựng Đảng, đoàn thể; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị được chú trọng. Số lượng đảng viên DTTS hằng năm đều tăng, việc quy hoạch, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ được nâng lên về số lượng và chất lượng. Cơ sở đảng, tổ chức đoàn thể và tổ chức chính trị trong vùng đồng bào DTTS được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng, ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Công tác củng cố khối đại đoàn kết dân tộc được các ngành, các cấp thường xuyên chỉ đạo, tạo sự gắn kết giữa các dân tộc trong tỉnh. An ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo đổi mới của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước ngày càng được nâng lên.

Về nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 - 2029, Đại hội xác định:

Ưu tiên phát triển toàn diện, phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng đặc biệt khó khăn; khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế kinh tế từng vùng, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ không gian sinh sống của đồng bào DTTS.

Chú thích ảnh
Ông Rah Lan Chung- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phát biểu tại Đại hội. Ảnh: TTXVN.

Rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS so với vùng có điều kiện thuận lợi phát triển; Từng bước giảm dần số xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn, cải thiện rõ rệt đời sống sinh hoạt người dân; Chú trọng thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội và kết nối phát triển các vùng kinh tế.

Đẩy mạnh phát triển đồng bộ các lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi; Xóa bỏ dần các phong tục tập quán lạc hậu, đồng thời bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp đặc trưng của các dân tộc.

Tập trung xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Củng cố sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Gia Lai là tỉnh vùng cao biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên, có vị trí quốc tế quan trọng trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện) với 218 xã, phường, thị trấn và 1.577 thôn, làng, tổ dân phố.

Dân số toàn tỉnh năm 2024 là 1.634.896 người, với 44 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS là 748.124 người, chiếm 45,76% dân số toàn tỉnh (dân tộc Jrai chiếm 29,65%, dân tộc Bahnar 12,90%, các dân tộc khác chiếm 3,21%). Các DTTS cư trú đều khắp các địa bàn trong tỉnh; mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội riêng rất phong phú, đa dạng, tạo nên tính thống nhất trong nền văn hóa tại địa phương./.

Bài liên quan
  • Phát huy vai trò của người có uy tín trên địa bàn tỉnh Gia Lai
    Những năm qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều đóng góp trong công tác vận động đồng bào tham gia xây dựng Đảng, thực hiện tốt chính sách của Nhà nước, tuyên truyền giúp bà con trong địa bàn phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn, giữ vững trật tự an ninh chính trị, an toàn xã hội…
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ứng dụng AI: Đường đua mới của ngành năng lượng
    Các chuyên gia đến từ Intel, Viettel và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đã quy tụ tại hội thảo chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu lớn và hạ tầng cloud, bệ phóng số cho năng lượng thông minh
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
  • AI làm việc với con người và giúp con người làm việc hiệu quả hơn
    Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện tại nơi làm việc và có tiềm năng biến đổi mạnh mẽ như động cơ hơi nước đã làm đối với Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
  • PGDC 2025: Khơi nguồn sáng tạo - Kiến tạo tương lai ngành game Việt
    Hội thảo Phát triển Game PTIT - PGDC 2025 là sự kiện chuyên sâu đầu tiên về phát triển game do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức, thu hút khoảng 500 lượt người tham dự.
  • Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn, AI
    Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Iwaya Takeshi khẳng định Nhật Bản sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo.
  • Sinh viên từ Việt Nam thắng giải về AI của AWS
    Được đồng tổ chức bởi Amazon Web Services (AWS) và AI Singapore (AISG), giải đấu lần đầu mở rộng quy mô khu vực Regional LLM League đã thu hút 1.300 sinh viên tham gia đến từ các cơ sở giáo dục đại học của 6 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
  • Đã có thay đổi tích cực trong phân công trách nhiệm về an ninh mạng OT
    Kết luận trên chính là những thay đổi tích cực ghi nhận trong Báo cáo tình trạng an ninh mạng trong lĩnh vực công nghệ vận hành (OT) toàn cầu năm 2025 (2025 State of Operational Technology and Cybersecurity Report) về việc bảo mật công nghệ, an ninh mạng trong bối cảnh các mối đe dọa IT/OT ngày càng phát triển.
Gia Lai: Ưu tiên phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO