Một báo cáo của Accergy/GeSI năm 2017 đã cho thấy những gì mà truy cập số hóa có thể làm để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững hơn của thế giới.
Báo cáo cũng chỉ ra mối liên hệ giữa SDG và việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là các tác động tích cực - như giảm nghèo đói, bất bình đẳng,… - có thể được hỗ trợ bởi những tiến bộ trong thế giới công nghệ hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, cuộc sống con người ngày càng gắn chặt với công nghệ cũng đồng nghĩa với việc sẽ tồn tại nhiều rác thải điện tử. Loại rác này có nhiều tác hại nghiêm trọng tới môi trường, sức khỏe con người nhưng ít người biết hoặc quan tâm tới việc xử lý sao cho đúng cách.
Báo cáo của Accergy/GeSI nêu rõ rác thải điện tử là loại chất thải phát triển nhanh nhất thế giới. Điều này dẫn đến một thực tế nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi: Ước tính rằng sẽ có hơn một tỷ điện thoại di động sẽ hết tuổi thọ và chủ sở hữu của chúng không sử dụng bất kỳ hình thức hoặc cơ sở tái chế nào.
Kết quả là các thiết bị điện tử mang lại rất nhiều giá trị cho người dân tại các nước đang phát triển nhưng lại kết thúc ở các bãi rác hoặc thậm chí bị đốt cháy.
Rác thải điện tử có thể là một cơ hội cho doanh nghiệp và xã hội?
Do đó, rác thải điện tử được coi là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất của ngành CNTT. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nó thực sự lại là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp (DN) và xã hội?Đó là câu hỏi mà ngành công nghiệp viễn thông ở Hà Lan từng trăn trở và câu trả lời đã mang lại một cách tiếp cận hoàn toàn mới để giải quyết thách thức về tái chế rác thải điện tử.
Nghiên cứu của Ecovadis năm 2017 đã đề cập rằng khoảng 97% của tất cả các tập đoàn, đô thị và chính phủ đặt mục đích mua sắm các công cụ theo cách có trách nhiệm hơn, mua sắm xanh. Nhưng khá khó để đạt được mục đích đó, đặc biệt đối với ngành CNTT.Tạo ra sự minh bạch chuỗi cung ứng điện tử khá khó khăn, chứ chưa nói đến việc làm cho bền vững hơn.
T-Mobile, Samsung và DN xã hội Hà Lan Closing the Loop đã triển khai một dịch vụ theo chu trình khép kín được gọi là ‘One for One”. Nguồn gốc vật liệu của một chiếc điện thoại mới được bán tại Hà Lan được làm bằng cách tái chế một chiếc điện thoại phế liệu cũ. Chúng được thu gom tại các thị trường mới nổi, nơi rác thải điện tử rất phong phú.
Tại Hà Lan, dịch vụ này đã giành được nhiều giải thưởng vì nó là một cách đơn giản, minh bạch để cung cấp các dịch vụ xanh - hay “tuần hoàn hóa” - cho khách hàng.Những khách hàng này, chẳng hạn như chính phủ Hà Lan, giờ đây có thể mua điện thoại theo cách thức xanh hơn.
Vậy làm thế nào để các dịch vụ như vậy hoạt động? Khi một khách hàng mua một chiếc điện thoại mới, một khoản phí nhỏ sẽ được thêm vào giá mua. Khoản phí đó được sử dụng bởi Closing the Loop để thu thập những chiếc điện thoại phế liệu đã hết tuổi thọ ở một quốc gia đang phát triển, chẳng hạn như Ghana.
Điện thoại phế liệu được mua thông qua các cửa hàng sửa chữa điện thoại nhỏ hoặc các kênh không chính thức khác, do đó vừa tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân nơi đây, trong khi giảm ô nhiễm. Điểm dừng tiếp theo là châu Âu, nơi rác thải này có thể được tái chế và các kim loại quý, ngày càng khan hiếm được tách ra và làm cho phù hợp để tái sử dụng.
Ngành công nghiệp viễn thông đang có một vị thế tuyệt vời để cung cấp các công cụ chính nhằm hỗ trợ đạt được các Mục tiêu toàn cầu của Liên Hợp Quốc.
Báo cáo ngành công nghiệp di động năm 2019 của GSMA từ đã khẳng định lại điều đó, cũng như nghiên cứu của Deloitte và GeSI. Sức mạnh của các công nghệ và tiếp thị có thể được sử dụng cho mục đích xanh, để tạo ra những câu chuyện hấp dẫn về cách tất cả chúng ta có thể đóng góp vào việc tái chế nhiều hơn và hiệu quả hơn.