Hiện nay, cơ hội để phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ còn dư địa rất lớn. Vì thế, xây dựng một quy hoạch đảm bảo tính bền vững là điều kiện tiên quyết để đưa kinh tế - xã hội của vùng tiếp tục phát triển.
3 tuyến quốc lộ của Việt Nam thuộc địa bàn tỉnh Điện Biên, Thanh Hoá, Lai Châu kết nối với Bắc Lào và Trung Quốc được đề xuất nâng cấp, cải tạo với tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).
Phát triển vận tải theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả và bảo đảm an toàn giao thông vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh, thành phố trong vùng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc... tạo động lực bứt phá về kinh tế - xã hội cho khu vực trong tương lai.
Hà Nội đang triển khai phong trào toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), mỗi người dân hoàn toàn có thể trở thành một “tuyên truyền viên”, một “cộng tác viên” đắc lực.
Cơ sở hạ tầng giao thông có thể định hình các thành phố cả về mặt địa lý và xã hội. Giải pháp tính di động dưới dạng dịch vụ (MaaS) có thể thúc đẩy một tương lai đáng sống và bền vững hơn vì nó làm giảm tắc nghẽn giao thông và giảm thiểu lượng khí thải carbon.
Dự kiến trong giai đoạn tới, tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển là 398.706 tỷ đồng, trong đó đến năm 2025 là 147.164 tỷ đồng; đến năm 2030 bổ sung 251.542 tỷ đồng.
Cục Hàng hải thuộc Bộ Giao thông Vận tải vừa xây dựng Đề án phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam và đang lấy ý kiến góp ý từ các đơn vị, bộ, ngành có liên quan.
Quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tham nhũng và FDI tới sự phát triển của các ngành dịch vụ công tại các nước ASEAN, nhóm nghiên cứu từ Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra 3 nhóm giải pháp quan trọng để giảm thiểu tham nhũng trong khu vực ASEAN và tăng cường tính minh bạch trong các ngành dịch vụ công, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng của khu vực.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm sẽ tạo ra không gian phát triển mới, động lực phát triển mới ở các vùng miền, địa phương và cả nước, góp phần giải quyết nút thắt về giao thông vận tải; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội…
Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT Nguyễn Thành Phúc đã nhận định 6 vấn đề đặt ra đối với ATTT Việt Nam trong năm 2022 tại phiên toàn thể Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn không gian mạng ngày 23/06/2022.
Việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là tất yếu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam hiện nay. Đi kèm với đó là những vấn đề đặt ra với nguồn nhân lực ICT.
Theo Cơ quan giao thông vận tải và đường bộ (RTA) Dubai, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ thông minh đã giúp giảm 5% mức tiêu thụ nhiên liệu trên xe buýt công cộng của Dubai, đồng thời cắt giảm 34 tấn khí thải carbon.
“Chính phủ sẽ quyết tâm rất cao để thực hiện bằng được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội 13 đã đề ra, để chúng ta hoàn thành 3.000km đường cao tốc đến 2025 và 5.000km đường cao tốc đến năm 2030”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu trước Quốc hội.
Đó là Báo cáo do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ công bố ngày 12/5, tại Hà Nội.