Chuyển động ICT

Hàn Quốc trải qua “những thách thức tiên phong” để bước vào 6G

Anh Minh 12/09/2023 06:08

GSMA đánh giá cao năng lực dẫn đầu của Hàn Quốc trong các công nghệ di động thế hệ mới 5G và 6G, đồng thời kêu gọi nỗ lực thảo luận, quản lý tích cực hơn để theo kịp những tiến bộ công nghệ mới như AI.

Với những thành tích trong công cuộc đi đầu về đổi mới số, các chuyên gia của Hiệp hội Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSMA) cho rằng Hàn Quốc có thể sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ đầy hứa hẹn, trong đó có cả mạng viễn thông thế hệ thứ sáu (6G) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong một cuộc phỏng vấn với trang The Korea Herald ở Seoul mới đây, Julian Gorman, người đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của GSMA cho biết: “Lần đầu tiên tôi đến đây tham dự sự kiện các nhà lãnh đạo 5G, Bộ trưởng Khoa học và CNTT-TT của Hàn Quốc chia sẻ rằng Hàn Quốc có tham vọng xuất khẩu 5G. Tôi kỳ vọng tham vọng tương tự sẽ xuất hiện trong 6G, điều đó có nghĩa là Hàn Quốc phải dẫn đầu trong thị trường tiên phong”.

20230908000799_0.jpg
Người đứng đầu GSMA APAC, Julian Gorman, (trái) và Giám đốc điều hành John Giusti phát biểu trong cuộc phỏng vấn với The Korea Herald ở Seoul. (Ảnh: The Korea Herald)

Hàn Quốc đã thương mại hóa dịch vụ 5G lần đầu tiên trên toàn cầu vào tháng 4/2019 và tỷ lệ thâm nhập của dịch vụ 5G ở đây đã vượt quá 50% sau chưa đầy 5 năm kể từ khi triển khai. Gorman đã đến đất nước này khoảng 5 tuần sau khi ra mắt 5G và chứng kiến những tiến bộ công nghệ của đất nước, ông cho rằng về bản chất Hàn Quốc có khả năng dẫn đầu công cuộc đổi mới.

Theo tờ Aju Business Daily của Hàn Quốc, Bộ Khoa học và CNTT-TT Hàn Quốc có kế hoạch thương mại hóa dịch vụ mạng 6G đầu tiên vào năm 2028, sớm hơn 2 năm so với lịch trình ban đầu. Chính phủ đã công bố chiến lược K-Network 2030 với mục đích thúc đẩy hợp tác công tư để phát triển công nghệ 6G, đổi mới mạng di động thế hệ tiếp theo dựa trên phần mềm và tăng cường chuỗi cung ứng mạng.

Bộ đã triển khai một nghiên cứu khả thi về phát triển các công nghệ cốt lõi 6G với tổng trị giá 625,3 tỷ KRW (481,7 triệu USD) để sản xuất tại địa phương các vật liệu, linh kiện và thiết bị liên quan đến mạng 6G trong tương lai.

Bộ cũng cho biết đã quyết định thúc đẩy việc triển khai dịch vụ 6G vì nước này không thể đạt được đổi mới công nghiệp nếu không có lợi thế cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực 6G. Báo cáo cũng lưu ý chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch phát triển các công nghệ cốt lõi cho truyền thông vệ tinh quỹ đạo thấp cần thiết cho 6G.

Ngoài ra, Bộ sẽ tổ chức “lễ hội tầm nhìn trước 6G” vào năm 2026 để chứng minh kết quả nghiên cứu của đất nước trong lĩnh vực 6G. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch mời các công ty viễn thông toàn cầu, công ty CNTT, chuyên gia tiêu chuẩn và quan chức chính phủ từ các quốc gia khác tham dự sự kiện này.

Những thử thách của người đi tiên phong

Người tiêu dùng trong nước không tán thành kế hoạch đầu tư phát triển 6G của các gã khổng lồ viễn thông trong nước, bởi vì thực tế người dùng ở đây vẫn không hài lòng với chất lượng dịch vụ 5G, bao gồm cả tốc độ không như mong đợi.

Về sự không hài lòng của công chúng, Gorman cho biết Hàn Quốc có tiêu chuẩn “rất cao” đối với mình và nước này đang trải qua “những thách thức tiên phong” vào thời điểm hiện tại. Lãnh đạo GSMA cho rằng sau này các quốc gia khác cuối cùng cũng sẽ trải qua thách thức tương tự.

Ông cho biết thêm, công nghệ 5G có tiềm năng lớn nhưng cần thêm thời gian để phát triển và cải tiến hoàn toàn.

Các giám đốc điều hành của GSMA đã đến thăm Seoul khi tổ chức chuỗi sự kiện Mobile 360 APAC lần đầu tiên đã khai mạc tại đây vào ngày 7/9. Tổ chức phi lợi nhuận của Vương quốc Anh đã ký một biên bản ghi nhớ với Diễn đàn 6G, một cơ quan tư vấn nghiên cứu được thành lập hồi tháng 5 để chuẩn bị cho việc thương mại hóa dịch vụ 6G.

“Cũng như công nghệ 5G, Hàn Quốc sẽ dẫn đầu về phạm vi sử dụng mạng và khi Hàn Quốc sắp triển khai 6G, tôi kỳ vọng các nhà mạng và chính phủ Hàn Quốc sẽ hiện diện tích cực và tham gia toàn diện vào các hoạt động đó”, người đứng đầu khu vực APAC của GSMA cho biết.

6g.jpg
Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc có kế hoạch thương mại hóa dịch vụ mạng 6G đầu tiên vào năm 2028, sớm hơn 2 năm so với lịch trình ban đầu

Hàn Quốc đã bảo đảm băng tần 3,5 gigahertz và 28 gigahertz cho mạng 5G, là những băng tần được xem là công nghệ chủ chốt cho các dịch vụ di động tốc độ cao.

Đầu tháng 5, Bộ CNTT Hàn Quốc đã hủy giấy phép phổ tần 28 GHz mới của mạng 5G tốc độ cao thuộc sở hữu của SK Telecom, nhà mạng không dây số 1 nước này, với lý do thiếu đầu tư. Giám đốc điều hành GSMA John Giusti khuyến khích chính phủ tìm ra cách liên tục dẫn dắt các ứng dụng đó "trong tương lai".

Đề xuất Hàn Quốc thảo luận với các quốc gia về đạo đức sử dụng AI

Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của các ứng dụng AI, Liên minh Châu Âu đã lần đầu tiên đưa ra luật AI toàn diện trên toàn cầu vào tháng 6, nhưng Hàn Quốc vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành của GSMA cho biết việc áp dụng chậm các quy định không nhất thiết có nghĩa là tụt hậu trong tiến bộ công nghệ.

Nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á xếp thứ 6 trong số 181 quốc gia, theo báo cáo của GSMA. Báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng của chính phủ trong việc sử dụng AI trong các dịch vụ công.

Giusti cho biết: “Các quy định không bao giờ có thể theo kịp hoàn toàn với công nghệ”, đồng thời đề nghị chính phủ Hàn Quốc có “các cuộc thảo luận tích cực” với GSMA và các quốc gia khác về cách tích hợp đạo đức chính xác và hiệu quả.

Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng CNTT Hàn Quốc đã đề cập đến các chính sách AI liên quan đến việc sử dụng AI có trách nhiệm. Người đứng đầu khu vực APAC của GSMA cũng bày tỏ hy vọng Hàn Quốc sẽ tham gia thảo luận cùng các nước về các quy định đạo đức AI và đi đầu trong công cuộc ứng dụng công nghệ mới

“Những vấn đề liên quan đến AI chỉ bắt đầu từ 6 - 8 tháng trước. Các quốc gia khác nhau đang áp dụng các quy định theo những cách khác nhau. Nhiều cuộc thảo luận đã diễn ra về mức độ sẵn sàng của quy định và công nghệ. Những cuộc thảo luận đó sẽ mang lại những cái nhìn tính toàn diện”, Gorman nói./.

Theo Rcrwireless, The Korea Herald
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Hàn Quốc trải qua “những thách thức tiên phong” để bước vào 6G
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO