Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn có nhiều bước ngoặt

Thuỳ Trang| 02/08/2022 07:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Đầu tư vào startup công nghệ tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo dự kiến sẽ ghi nhận thêm những dấu ấn mới ấn tượng, nhất là khi hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (ĐMST) đang có nhiều tiềm năng và động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ.

Sức ép của trào lưu ĐMST thúc đẩy doanh nghiệp (DN) tìm kiếm startup

Các DN lớn cũng dần nhận thức vai trò quan trọng của ĐMST và việc đầu tư, ứng dụng những ý tưởng mới vào hoạt động của mình. Ý tưởng và giải pháp ĐMST không những giúp DN thực hiện mục tiêu hàng đầu là tối ưu hoá lợi nhuận theo một cách mới, còn đồng thời cũng là cách để các DN bắt kịp với nhu cầu và xu hướng mới chuyển đổi không ngừng của thị trường. 

Ông Hoàng Mạnh Thắng Phó Tổng Giám đốc Phát triển kinh doanh và Thương hiệu EY Việt Nam chia sẻ, ĐMST thường được xét đến một cách đơn lẻ và là một chủ đề tự thân không có vai trò trung tâm hoặc rõ ràng trong chiến lược của các DN lớn và lâu năm trong nước. Nếu muốn thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và bền vững, thì ĐMST cần thiết phải là một phần không thể thiếu của chiến lược và công tác lãnh đạo. Nó cần được nâng cấp trở thành một "chủ đề" trong các cuộc họp của lãnh đạo và được nhúng sâu vào "gen" của văn hóa DN. 

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tìm một sự cân bằng mới và tốt hơn, giữa điều hành hoạt động kinh doanh cốt lõi để đạt được hiệu suất ngắn hạn và đạt được đỉnh lợi nhuận với việc xây dựng và tái điều hướng hoạt động kinh doanh để tăng trưởng, tạo dựng những giá trị dài hạn. Thiếu hụt điều này, các DN rất dễ trở nên "lỗi thời" và trở thành "không liên quan" đến các nhu cầu mới của thị trường trong tương lai. Rất có thể, các DN sẽ cần những kỹ năng, quy trình, công nghệ và những nhân sự khác nhau cho hai nhiệm vụ này. 

"COVID-19 là một cú huých thúc đẩy sự kết hợp những kỹ năng và cách tiếp cận tốt nhất của hai nhiệm vụ để có thể xây dựng "mô hình 2 trong 1" tại DN lớn. Đồng thời lấy ĐMST, tăng trưởng làm cốt lõi của chiến lược và công tác lãnh đạo", ông Thắng khẳng định. 

Nỗ lực của Chính phủ và sự trợ giúp đắc lực từ các tổ chức 

Có thể thấy, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và sự ra đời của ngày càng nhiều các giải pháp, ý tưởng ĐMST tại Việt Nam, các cơ quan ban ngành và chính phủ đã triển khai rất nhiều chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của DN ở các khía cạnh: chuyển giao công nghệ, hỗ trợ khối DN SME và hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, điển hình là: Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Quyết định số 1696/QĐ-BTP ngày 25/07/2019 - Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; Thông tư số 45/2019/TT-BTC ngày 19/07/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý tài chính Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025".

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị và tổ chức hỗ trợ sự phát triển ĐMST trực thuộc chính phủ Việt Nam được thành lập, tiêu như Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC) là đơn vị được giao tổ chức, triển khai "Ngày hội khởi nghiệp ĐMST quốc gia" (TECHFEST) và các nhiệm vụ khác thuộc Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Quốc gia đến năm 2025 nhằm kết nối mạng lưới trong và ngoài nước, hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia. 

Hay Trung tâm ĐMST Quốc gia (NIC - Vietnam National Innovation Center)  là đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Thủ Tướng Chính phủ thành lập, với chức năng hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, ĐMST của Việt Nam, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học và công nghệ.

Các nền tảng kết nối ĐMST mở như BambuUP, PlugandPlay, Idea Connection… giúp cập nhật các xu hướng mới, các nhà cung cấp ý tưởng, giải pháp, sản phẩm và kết nối cung - cầu trên thị trường với một mạng lưới chuyên gia các lĩnh vực. Từ đó có thể hỗ trợ các DN và startup trong quá trình hiện thực hóa những ĐMST một cách tối ưu nhất. 

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn có nhiều bước ngoặt - Ảnh 1.

Một trong những giải pháp công nghệ Việt Nam được đón nhận tích cực trên thị trường là nền tảng AI của Palexy - "Google Analytics" của các cửa hàng bán lẻ.

Cần giải quyết những khoảng trống đầu tư để startup tiếp tục vươn vai

COVID-19 vừa là thách thức vừa là cơ hội thuận lợi cho các startup thay đổi và phát triển nhanh chóng, đặc biệt ngành y tế, giáo dục, các ứng dụng hội họp hay giao dịch thương mại online,... lên ngôi thậm chí thay đổi vĩnh viễn thói quen tiêu dùng trong tương lai trên toàn thế giới.

Hiện nay, nhiều startup Việt Nam, cùng những giải pháp tiềm năng đã có khả năng cho ra đời những sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Một trong những giải pháp công nghệ Việt Nam được công nhận và đón nhận tích cực trên thị trường là trí tuệ nhân tạo (AI) của Palexy - "Google Analytics" của các cửa hàng bán lẻ. 

Palexy giúp các nhà bán lẻ truyền thống triển khai "công thức thành công" của thương mại điện tử, đó là tận dụng dữ liệu khách hàng của họ để quay lại phục vụ chính những khách hàng đó. Với các nhà bán lẻ truyền thống, bước đầu tiên cần làm là số hoá quy trình vận hành. Nắm bắt từng hành vi mà khách hàng thực hiện trong cửa hàng. Toàn bộ quá trình này sau đó được phân tích thông qua các công nghệ AI và thị giác máy tính (computer vision) mà Palexy tự phát triển và hoàn thiện.

Bên cạnh đó, các startup Việt Nam đã có những công ty đủ trưởng thành để trở thành nhà đầu tư cho thế hệ nhà sáng lập đi sau. Điển hình là VNG - một trong bốn kỳ lân của Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Mới đây, DN này chính thức công bố gia nhập vào "sân chơi" metaverse sau khi tham gia rót vốn vào Haegin - một startup game tiềm năng tại Hàn Quốc trong vòng series B. Đại diện VNG cho hay, thông qua việc rót vốn vào Haegin, VNG không chỉ mở rộng phạm vi kinh doanh trên thị trường quốc tế mà còn hướng tới trở thành một nhà đầu tư toàn cầu.

Trong 3 năm trở lại đây, đầu tư công nghệ tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia thì thị trường Việt Nam vẫn còn non trẻ so với các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh việc startup cần liên tục cải tiến và hoàn thiện năng lực để tăng khả năng cạnh tranh thì hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam còn đang gặp hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn vốn trong nước. Số lượng quỹ đầu tư tại Việt Nam chưa nhiều so với số lượng ra đời của startup. Điều này dẫn đến một số khoảng trống về vốn chưa được khai thác hết. Bà Lê Hoàng Uyên Vy đã có những chia sẻ thực tế về những khoảng trống đầu tư này. 

Thứ nhất là khoảng trống về các vườn ươm (incubators và accelerators) khi các startup mới ra đời ở giai đoạn tiền hạt giống (pre-seed). Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số vườn ươm uy tín đang hoạt động như SHi - Songhan Incubator, tuy nhiên, số lượng còn rất ít so với số lượng startup đang ra đời mỗi ngày. Vì vậy, cần có nhiều hơn những đơn vị hỗ trợ startup trong giai đoạn sớm để họ có đủ năng lực bước vào giai đoạn gọi vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm.

Thứ hai, khoảng trống là ở vòng Series B khi giá trị gọi vốn của startup lên đến 15 - 20 triệu USD. Theo quan sát, số lượng quỹ nội địa có khả năng tham gia vào vòng này còn rất hạn chế, vì vậy các startup sẽ không thể gọi vốn ở thị trường Việt Nam mà phải tìm đến các quỹ nước ngoài. Khi cơ hội gọi vốn bị giới hạn, công ty cũng sẽ mất đi cơ hội tạo được những tăng trưởng đột phá.

Chính vì vậy, hệ sinh thái startup Việt Nam rất cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm mang lại nguồn vốn dồi dào cho sự phát triển của các công ty ở mọi giai đoạn./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
Đừng bỏ lỡ
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn có nhiều bước ngoặt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO